3.1 .Xây dựng hình ảnh sản phẩm và nhận diện thương hiệu
3.2 Xây dựng kế hoạch quảng bá sản phẩm (marketing)
3.2.1 Các bước xây dựng kế hoạch quảng bá sản phẩm nói chung
Bước 1: Nắm vững thơng tin về cơng việc kinh doanh hiện tại và sản phẩm của công ty
Sử dụng mơ hình phân tích SWOT để liệt kê ưu, nhược điểm cũng như cơ hội và thách thức trong quá trình phát triển.
Bước 2: Lựa chọn thị trường mục tiêu
Thị trường mục tiêu là nguyên tố quyết định cho mọi chiến lược marketing thành công. Cần liệt kê “tất tần tật” mọi thứ về khách hàng tiềm năng, bao gồm thông tin nhân khẩu học, tuổi tác, giới tính, và sau hơn là hành vi, thói quen mua hàng. Tại sao họ lại mua hàng của bán này? Sản phẩm đó giúp giải quyết vấn đề gì của họ? Họ sử dụng thời gian rảnh rỗi như thế nào? Thơng tin họ muốn tìm kiếm thường ở đâu? Việc tổng hợp lại tồn bộ dữ liệu đó sẽ giúp
doanh nghiệp hoặc người sản xuất/bán hàng nhận diện chính xác các phương thức và chiến lược marketing cần sử dụng. Hiểu rõ khách hàng mục tiêu “từ trong ra ngoài” sẽ rất hữu ích để xây dựng chiến lược marketing hiệu quả nhất.
Bước 3: Phân tích đối thủ cạnh tranh
Sẽ chẳng bao giờ có chuyện doanh nghiệp hoặc nhà sản xuất khơng cần phải lo lắng về đối thủ cạnh tranh với sản phẩm/ dịch vụ của mình cả. Cách xử lý chính là sử dụng tất cả hiểu biết của chính doanh nghiệp hoặc người bán hàng về đối thủ để tìm ra hướng đi mới mẻ, khẳng định sự khác biệt của mình giữa đám đông. Điểm nổi trội hơn so với đối thủ là gì? Điểm mạnh và điểm yếu của họ so với sản phẩm của bạn? Bằng việc thu thập thông tin chi tiết cả về khách hàng của đối thủ cũng giúp doanh nghiệp hoặc người bán hàng nâng tầm sự khác biệt của mình để chiếm lĩnh thị trường. Hơn nữa, cần nhận biết và làm rõ mọi nhà đầu tư có khả năng trở thành đối thủ tiềm năng trong tương lai và chuẩn bị sẵn sàng nếu cuộc đối đầu diễn ra.
Bước 4: Đặt ra các mục tiêu
Doanh nghiệp cần chiếm được thêm bao nhiêu phần trăm thị phần trong năm tới? Có nội dung xác định nào cần phải đạt được hay không? Dựa vào tình hình thực tế và tham vọng mà doanh nghiệp hoặc nhà sản xuất có thể đặt ra các mục tiêu từ tài chính cho tới mở rộng thị trường, từ lợi nhuận thu về cho tới số lượng người biết tới thương hiệu,… Phần quan trọng nhất là khoanh vùng một số đích đến mà doanh nghiệp hoặc nhà sản xuất cần đạt tới trong năm, dù nó có vẻ khả thi hay không. Cố gắng không đưa các vấn đề như logistic hay quản trị vào bước này để tránh bị phân tâm. Nhiệm vụ chính của bước này là cụ thể hố các mong muốn, mục đích của doanh nghiệp hoặc nhà sản xuất về sản phẩm trong giai đoạn sắp tới.
Bước 5: Phác hoạ kế hoạch marketing
Trước khi lập nên hệ thống hoàn chỉnh, doanh nghiệp hoặc nhà sản xuất hoặc người làm marketing nên giải quyết từng mục tiêu bằng cách đưa ra các phương án thực hiện. Điều này cho phép doanh nghiệp hoặc nhà sản xuất nhìn thấy cụ thể các công việc cần thiết đẩy mạnh triển khai. Bước này cũng là cơ hội để người làm marketing xem xét và cân nhắc các mục tiêu đặt ra có khả thi hay khơng.
Cần có bảng kê khai chi tiêu dự kiến đầy đủ và rõ ràng để phân bổ ngân sách hợp lý và tránh phát sinh chi phí ngồi ý muốn. Doanh nghiệp cần xác định rõ từng khoản chi để đảm bảo ngân sách nằm trong khả năng thực hiện vào thời điểm hiện tại chứ không phải phụ thuộc vào tương lai. Kế hoạch marketing phải đề cập cụ thể các loại tài liệu tiếp thị cần phải có (danh thiếp, giấy tiêu đề cơng ty, tập sách giới thiệu công ty, trang web công ty, vv.). Hiện nay, truyền thông xã hội trở thành một công cụ để thực hiện hoạt động marketing, quảng bá vô cùng quan trọng và mang lại hiệu quả cao.
3.2.2 Quảng bá, tiếp thị sản phẩm thông qua internet
Theo số liệu từ tháng 1/2017 của trang web We are Social và Hootsuite (công ty chuyên thực hiện các thống kê và đánh giá về thông tin kỹ thuật số, di động và các lĩnh vực liên quan), Việt Nam với dân số đạt khoảng 93,6 triệu người, số người sử dụng internet là 50.05 triệu người, chiếm 53% dân số. Có khoảng 46 triệu người dùng truyền thông xã hội, chiếm 48% dân số. Trung bình 1 ngày, người Việt Nam bỏ ra 6 giờ 30 phút trên internet nếu dùng PC và Tablet, 2 giờ 33 phút nếu dùng điện thoại di động và 2 giờ 39 phút cho truyền thông xã hội. Điều này cho thấy truyền thông xã hội là “mảnh đất màu mỡ” để marketing sản phẩm và dịch vụ qua quảng cáo, mua bán trực tuyến, chia sẻ thông tin.
Marketing truyền thơng xã hội là hình thức tiếp thị dựa trên các phương tiện truyền thơng xã hội, mục đích là tạo ra các nội dung mà người dùng có thể chia sẻ qua các phương tiện truyền thông xã hội nhằm giúp tổ chức, cá nhân quảng bá sản phẩm và mở rộng khả năng tiếp cận khách hàng. Marketing truyền thông xã hội đem lại cho người bán hàng những lợi ích như sau:
o Tạo kênh quảng cáo hiệu quả cho sản phẩm của tổ chức, cá nhân. o Gia tăng số lượng truy cập thông tin.
o Nắm bắt được những phản hồi của khách hàng về sản phẩm.
o Xây dựng các mối quan hệ mới trong kinh doanh, xác định được nhóm những khách hàng có ảnh hưởng, khách hàng tiềm năng.
o Mở rộng thị trường, tăng lượng sản phẩm, dịch vụ được tiêu thụ. o Giảm chi phí marketing.
Hiện nay có rất nhiều phương tiện truyền thông xã hội để thực hiện hoạt động marketing phổ biến như Facebook, You Tube, Zalo…