Phương án khắc phục rủi ro về giá

Một phần của tài liệu fnLUiDCoMkKrMOu1Giao trinh lap ke hoach PT SX SP OCOP_Final (Trang 93 - 95)

VI. PHÂN TÍCH RỦI RO

6.3. Phương án khắc phục rủi ro

6.3.1. Phương án khắc phục rủi ro về giá

a. Các loại biến động giá

Trong việc đưa ra quyết định quản lý trang trại người nông dân phải được biết năm loại biến

động giá gây nên rủi ro kinh doanh trong nơng nghiệp đó là:

(1). Biến động ngẫu nhiêu

Hình thức biến động giá này là do nguyên nhân không dự báo trước được, chẳng hạn như khủng hoảng dầu thế giới hoặc đột ngột biến động trong bn bán lúa mì ở Nga, trong xuất khẩu cá Basa sang Mỹ trong thời gian qua, hoặc

đột ngột xảy ra lũ lụt ở miền Trung nước Mỹ, hoặc nhiều nơi trên đất nước ta v.v... Sự biến động giá một cách ngẫu nhiên như vậy đã làm tăng khả năng khơng chắc chắn về thu nhập, đã góp phần vào việc khơng ổn định về thu nhập của người nơng dân. Khơng có một hành động cụ thể nào có thể chống lại được sự biến động giá ngẫu nhiên này.

(2). Biến động giá theo chu kỳ kinh doanh

Ta đã biết rằng ngành nông nghiệp cũng giống như các ngành kinh tế khác, nó cũng chịu ảnh hưởng bởi sự biến động của nền kinh tế. Chẳng hạn như ở Mỹ khủng hoảng kinh tế theo chu kỳ kinh doanh xẩy ra vào năm 1929 và cuối năm 1979. Sự khủng hoảng kinh tế này đã ảnh hưởng đến giá cả của các hàng hoá. Trong thời gian lạm phát, giá thịt và lương thực tăng lên. Nhưng thời kỳ nền kinh tế thiểu phát giá nơng sản khơng tăng mà có thể giảm (do cấu trúc thị trường nơng sản mà giá cả nơng sản vẫn có xu hướng giảm dần).

Khi giá tăng, người tiêu dùng có xu hướng thay thế những sản phẩm đắt đỏ mà họ ưu thích bằng những nơng sản rẻ hơn. Ví dụ họ có xu hướng mua thịt lợn và thịt gà thay thế thịt bò trong thời kỳ suy giảm. Do sự dịch chuyển cầu này mà đã ảnh hưởng đến quyết định hoặc là giảm bớt việc ni bị thịt hoặc tập trung vào chăn nuôi lợn thịt.

(3). Biến động giá theo xu hướng

Hình thức biến động này đề cấp tới biến động giá của một loại hàng hoá nào đấy theo chiều nhất định- tăng hoặc giảm theo thời gian. Nguyên nhân của nó là sự tăng hoặc giảm cầu người tiêu dùng (hoặc nằm trong giai đoạn có sự tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất). Ví dụ ở Mỹ vào những năm 60 người tiêu dùng lo ngại về bệnh xơ cứng động mạnh nên đã giảm lượng tiêu dùng trứng trên đầu người. Hoặc hiện nay người ta lo ngại về dư lượng hố chất trong thịt lợn, thịt gà ni bằng thức ăn công nghiệp, hoặc xu hướng tiêu dùng rượu vang tăng lên ở Trung Quốc dẫn đến ngành sản xuất nho cũng phát triển. Với sự thay đổi sở thích của người tiêu dùng như vậy sẽ kéo theo sự biến động giá có tính chất xu hướng đối với các sản phẩm này.

(4). Biến động giá theo chu kỳ sản phẩm

đặc biệt đối với ngành chăn ni, có sự chậm trễ trong nhận thức của người nông dân về sự tăng hoặc giảm giá và những phương pháp để lợi dụng sự biến động này. Cũng xảy ra sự chậm trễ tương tự như vậy đối với người tiêu dùng khi

giá tăng hay giảm hay khi thay đổi sở thích tiêu dùng. Do vậy, chu kỳ sản phẩm làm tăng hoặc giảm giá có liên quan chặt chẽ với đặc điểm sinh học của sản xuất nông nghiệp và tâm lý người tiêu dùng. Ví dụ chu kỳ của thịt bị thường kéo dài trong vòng từ 9- 12 năm và của thịt lợn khoảng 4 năm. Chúng ta sẽ đề cập tới vấn đề này cụ thể hơn ở phần 3 của chương này.

(5). Sự biến động giá theo mùa vụ

Khái niệm biến động giá theo mùa vụ là dạng biến động giá của một hàng hố theo tháng trong một năm. Hình thức biến động giá theo mùa vụ liên quan tới mùa vụ thu hoạch và bảo quản sản phẩm ngành trồng trọt và thời kỳ sinh sản và xuất chuồng của gia súc. Tất nhiên hiện nay chăn ni theo hướng cơng nghiệp thì tính mùa vụ của giá thịt hoặc sữa cũng giảm đi, đặc biệt là ở các nước đã phát triển.

b. Biện pháp giảm rủi do về giá

Tìm cách ổn định giá là biện pháp nhằm giảm rủi ro về giá. Những biến động về giá vật tư và nơng sản có thể lấy mất đi lợi nhuận biên của người sản xuất. Do đó người sản xuất có thể thương lượng với người chế biến, người phân phối và người cung ứng đầu vào để có các biện pháp ổn định giá nhằm chống lại những thay đổi bất lợi về giá. Người sản xuất có thể sử dụng các biện pháp sau nhằm ổn định giá:

- Tìm cách cố định giá trong các hợp đồng cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm

- Hợp đồng trước về giá giao dịch trong tương lai: Các biện pháp trên nhằm cố định mức giá thoả thuận giữa các bên để tránh những biến động về giá trong quan hệ giữa nông dân với người cung cấp đầu vào hay người tiêu thụ sản phẩm

- Dự trữ và bán dần sẽ hạn chế khả năng nhận được giá bất lợi và hy vọng sẽ có được mức bình qn về giá trong năm.

Sử dụng đúng các biện pháp ổn định giá có tác dụng giải quyết rủi ro về giá, nhưng xử lý khơng đúng có thể làm tăng rủi ro, do đó tìm hiểu kỹ các thơng tin về thị trường là rất quan trọng

Một phần của tài liệu fnLUiDCoMkKrMOu1Giao trinh lap ke hoach PT SX SP OCOP_Final (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w