Quản trị rủi do trong nông nghiệp

Một phần của tài liệu fnLUiDCoMkKrMOu1Giao trinh lap ke hoach PT SX SP OCOP_Final (Trang 90 - 93)

VI. PHÂN TÍCH RỦI RO

6.2. Quản trị rủi do trong nông nghiệp

Quản trị rủi ro là áp dụng một cách hệ thống các chính sách, các phương pháp và các hành động nhằm xác định, phân tích, đánh giá, xử lý và theo dõi kiểm tra rủi ro. đối với bất kỳ một tổ chức nào, dù là một công ty lớn, một cơ quan nhà nước hay một nơng trại gia đình thì quản trị rủi ro là hoặc phải là một bộ phận khơng thể thiếu của quản trị giỏi, đó là một cách để một tổ chức tránh những thiệt hại và tối đa hố những cơ hội. Quản trị rủi ro khơng phải là một loạt những phương pháp “tiêm phòng” để chống lại rủi ro, điều đó là khơng thể trên thế giới này vì thế giới ln thay đổi, đặc tính và hậu quả của rủi ro cũng

ln thay đổi, mà đó là một q trình chấp nhận liên tục và cần thiết gắn liền với tất cả các khía cạnh quyết định của một tổ chức. Quản trị rủi ro có thể chia thành nhiều bước, thông thường được chia thành các bước sau:

a. Xác định bối cảnh và phạm vi quản trị rủi ro

Bước này liên quan đến việc đưa ra bối cảnh và xác định các tham số của rủi ro hoặc miền của rủi ro. Phạm vi quản trị rủi ro có thể là thuộc phạm vi quản trị chiến lược, phạm vi tổ chức hoặc khía cạnh khác.

Nói về phạm vi chiến lược là liên quan đến quan hệ giữa tổ chức và mơi trường của nó, xác định những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của tổ chức. Thông thường, vấn đề quan trọng là xác định các thành tố chiến lược quan trọng xác định vị thế của tổ chức trong mơi trường của nó, qua đó mà tăng cường khả năng thoả mãn nhu cầu của những người có liên quan trong tổ chức. Những người có liên quan có thể là người chủ, nhân viên, khách hàng, địa phương hoặc xã hội nói chung. Ví dụ, một nơng trại gia đình thì những người có liên quan trước tiên là gia đình sau đó là những người khác như người tiêu dùng sản phẩm của nơng trại mình, mà những người này họ cần được cung cấp sản phẩm an toàn với giá cả hợp lý. Trong các tổ chức trong nông nghiệp, những người có liên quan là người sản xuất, những người ln tìm kiếm các phương pháp canh tác tiến bộ; người tiêu dùng, những người có thể được hưởng lợi từ hiệu quả sản xuất mang lại; người đóng thuế, người có lợi tức nếu họ bù được mọi khoản chi phí của mình.

Ở phạm vi tổ chức thì quản trị rủi ro có liên quan đến q trình đưa ra và thảo luận các mục đích và mục tiêu, phân cơng trách nhiệm đối với từng loại quyết định cho từng người. Quản trị rủi ro trong phạm vi này có nghĩa là quản trị toàn diện một tổ chức, hiểu rõ cơ cấu quản trị và hoạt động của nó. Có thể nói rằng, rủi ro cần quản trị ở đây là rủi ro về phương pháp quản trị hiện tại không đáp ứng được mục tiêu của tổ chức.

Phạm vi quản trị rủi ro liên quan đến vấn đề xác định tầm mức của quá trình quản trị rủi ro (đã thể hiện ở sơ đồ 1.1). Tuy nhiên đề cập đến mọi rủi ro cùng một lúc là điều khơng thể làm được vì vậy nên tiến hành một cuộc điều tra phù hợp với thời gian và các nguồn lực sẵn có, ví dụ nên bắt đầu với những rủi ro mà con người có thể điều chỉnh được để phục vụ cho cơng tác quản trị có hiệu quả hơn.

b. Xác định rủi ro

Xác định rủi ro cần quản trị ở đây quan trọng là phải tiếp cận một cách hệ thống để bảo đảm khơng bỏ sót một loại rủi ro nào, vì vậy cần liệt kê các sự kiện có thể ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động của một tổ chức. Cụ thể là cần cân nhắc cái gì có thể xảy ra, tại sao và như thế nào và nó ảnh hưởng đến tổ chức như thế nào. Điều rất tự nhiên là rủi ro không phải lúc nào cũng dễ tưởng tượng ra nó sẽ xảy ra như thế nào. Có những rủi ro bất thường khơng thể tưởng tượng được, nhưng điều đó khơng có nghĩa là nó khơng xảy ra và khơng có hại gì nếu nó xảy ra. Bây giờ rõ ràng là khơng có khả năng quản lý những rủi ro không thể tưởng tượng được. Như vậy cái gì là quan trọng, điều chắc chắn là mọi rủi ro quan trọng có thể tưởng tượng được qua việc suy nghĩ cân nhắc kỹ lưỡng.

c. Phân tích rủi ro

Trong quản trị rủi ro hiện nay, người ta chia q trình phân tích rủi ro thành 2 bước: Cân nhắc khả năng xảy ra và đánh giá hậu quả của nó. Bước thứ nhất gọi là phân tích khơng chính thức, ở bước này sẽ trình bày một cách chung chung/tổng quát với những khái niệm như “rất khơng có khả năng xảy ra - very unlikely” hoặc “hồn tồn có khả năng xảy ra - quite likely” để mô tả các khả năng xảy ra, hoặc các khái niệm “nguy hiểm” hoặc “thảm hoạ” để mơ tả hậu quả. Mục đích của phân tích khơng chính thức là để phân chia các sự kiện ra thành loại có xác xuất xảy ra nhỏ hoặc tác động của nó khơng lớn, đối với loại rủi ro này cần phải phân tích hết sức cẩn thận và hệ thống. Bước thứ hai gọi là phân tích chính thức. Khi nào cần phân tích chính thức, sẽ đề cập ở phần sau.

d. Đánh giá rủi ro

đánh giá rủi ro là bước tiếp theo và có liên quan chặt chẽ với các bước phân tích rủi ro trên đây, nó liên quan tới vấn đề xác định các rủi ro hoạt động quản trị rủi ro hiện tại khơng cịn phù hợp và cần phải điều chỉnh trong tương lai.

điều chỉnh sự chấp nhận rủi ro cần phải cân nhắc đến thái độ đối với rủi ro bên trong và bên ngoài tổ chức. Vấn đề mấu chốt liên quan đến điều chỉnh thái độ chấp nhận rủi ro bên trong tổ chức đó là mức độ né tránh rủi ro của người ra quyết định. Chúng ta có thể thấy các cơng ty lớn hoặc tổ chức lớn như tổ chức của nhà nước thì thái độ đối với rủi ro là trung tính, trừ những rủi ro có tính chất sống cịn, nhưng đối với nông dân nghèo ở các nước đang phát triển thì họ lại có thái độ rất né tránh hoặc khơng chấp nhận rủi ro.

Trong cân nhắc phản ứng bên ngồi tổ chức đối với rủi ro khơng chỉ đơn giản là nó nguy hiểm thế nào khi rủi ro xảy ra mà còn phải cân nhắc cả đến vấn đề hậu quả của nó thế nào. Ví dụ về vấn đề an tồn thực phẩm hay vấn đề hút thuốc cũng có những thái độ khác nhau trong xã hội. Người quản lý rủi ro trong nơng nghiệp cần biết những nhận thức có vẻ như bất hợp lý trong xã hội về những rủi ro bắt nguồn từ ngành nông nghiệp.

e. Quản trị rủi ro

Quản lý rủi ro nghĩa là xác định miền lựa chọn để xử lý các rủi ro thơng thường, sau đó đánh gía các lựa chọn đó, chọn lựa chọn phù hợp nhất và thực hiện nó.

Nhìn chung một số rủi ro có thể tránh được. Ví dụ các rủi ro đầu tư có thể tránh được bằng cách khơng đầu tư, và như vậy sẽ để mất cơ hội kiếm lời qua đầu tư; hoặc thường thường rủi ro được bảo đảm thông qua phần đền bù lớn hơn phần mất. Có những rủi ro có thể quản lý được bằng cách hạn chế khả năng xảy ra, hoặc giới hạn tối đa hậu quả xấu.

f. Theo dõi, giám sát

Mặc dù kế hoạch quản trị rủi ro đã được xây dựng, duy trì và thực hiện nhưng những phương án lựa chọn đều được dựa trên những thơng tin khơng hồn hảo, vì vậy có những phương án có thể tỏ ra khơng thoả mãn, vì vậy việc theo dõi, giám sát là cần thiết để bảo đảm cho kế hoạch chắc chắn đang được thực hiện và nhằm phát hiện ra những vấn đề cần phải giải quyết và điều chỉnh trong tương lai. Nếu có điều chỉnh ở một hoặc nhiều bước thì cần phải làm lại các bước khác cho phù hợp.

Một phần của tài liệu fnLUiDCoMkKrMOu1Giao trinh lap ke hoach PT SX SP OCOP_Final (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w