3.1 .Xây dựng hình ảnh sản phẩm và nhận diện thương hiệu
3.4 Chính sách phân phối sản phẩm
3.4.6 Những chiến lược phát triển kênh phân phối:
Hệ thống phân phối là một nguồn lực quan trọng ở bên ngồi của cơng ty. Một cơng ty có thể mất nhiều năm để xây dựng được kênh phân phối để giúp sản phẩm lưu thông một cách tốt nhất đến tay người tiêu dùng. Sau đó, căn cứ vào điều kiện hiện tại cũng như khả năng phát triển trong tương lai mà các doanh nghiệp hoặc nhà sản xuất tự đưa ra sự phân phối phù hợp cho mình. Các doanh nghiệp hoặc nhà sản xuất có thể định hướng phát triển kênh phân phối theo các hướng sau:
o Xác định đúng kênh phân phối:
Cần xác định kênh nào hoạt động tốt nhất cho sản phẩm của mình.
Xác định kênh phân phối phù hợp với nhu cầu: bán sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng hay bán qua các nhà bán bn và bán lẻ
Trong các trường hợp, thì việc nhà sản xuất bán trực tiếp sản phẩm đến khách hàng vẫn mang lại nhiều lợi nhuận nhất. Vì kênh phân phối càng dài thì lợi nhuận cũng giảm dần.
o Phân tích đối tượng khách hàng cần nhắm đến:
Các doanh nghiệp hoặc nhà sản xuất phải theo sát thị trường để kịp thời nắm bắt nhu cầu của khách hàng. Nắm bắt rõ nhu cầu khách hàng là gì? Họ thường truy cập vào sản phẩm như thế nào?
Mỗi kênh phân phối đều có những ưu nhược điểm khác nhau. Ví dụ phân phối trực tiếp thì làm nhanh, dễ làm nhất nhưng phân phối gián tiếp lại có số lượng khách hàng tiếp cận lớn hơn. Vì vậy cần so sánh ưu nhược điểm để đưa ra lựa chọn phù hợp.
Vì phương thức hoạt động khác nhau nên hiệu quả của mỗi kênh phân phối cũng mang lại hiệu suất khác nhau, nên việc so sánh và đánh giá là hết sức cần thiết.Tiến hành nhiều cuộc khảo sát định kỳ để thấy mức độ hài lịng của khách hàng cũng như của đối tác. Từ đó sẽ giúp doanh nghiệp hoặc nhà sản xuất dần cải thiện chiến lược của mình.