Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của Trường Cao đẳng
4.3.1. Đội ngũ giáo viên của nhà trường
Tính đến cuối năm học 2015 - 2016, tổng số GV trực tiếp giảng dạy thuộc danh sách nhà trường quản lý là 100/157, chiếm 63,7% tổng số cán bộ viên chức nhà trường (con số này khơng bao gồm những cán bộ các phịng chức năng có tham gia công tác giảng dạy là 12 người). Nhìn chung, đội ngũ GV của nhà trường đang được phát triển theo hướng tăng cả về mặt số lượng lẫn CL.
Bảng 4.15. Chất lượng giáo viên theo trình độ đến 2016
STT Trình độ Số lượng GV Chi tiết GV trong biên chế trực tiếp giảng dạy GV hợp đồng dài hạn trực tiếp giảng dạy
GV kiêm nhiệm là cán bộ quản lý 1 Tiến sỹ 2 0 1 1 2 Đang học NCS 10 4 1 5 3 Thạc sỹ 78 30 42 6 4 Đại học 22 13 9 0 Tổng số 112 47 53 12
Nguồn: Báo cáo Hội nghị cán bộ viên chức Trường (2016)
Tuy vậy, đội ngũ GV nhà trường vẫn còn nhiều điểm yếu, đồng thời việc tổ chức và quản lý GV chưa thực sự tốt. Cụ thể:
- Thứ nhất, số lượng GV vẫn còn thiếu đặc biệt là GV giảng dạy các môn
học chuyên ngành. Tính đến cuối năm học 2015 - 2016, số lượng GV chuyên môn của ngành Kế toán DN là 17; ngành Điện tử và Điện công nghiệp - dân dụng là 14. Do đó, việc sát sao, kèm cặp HS trong q trình dạy học gặp nhiều khó khăn. Chính vì thiếu GV nên khối lượng cơng việc giảng dạy mà các giáo GV chuyên môn phải đảm nhiệm là nhiều, với một số GV là quá tải. Có những GV phải đảm nhiệm khối lượng cơng việc gấp 2, thậm chí gấp 3 lần khối lượng tiêu chuẩn nên thời gian dành cho học tập nâng cao trình độ, nghiên cứu khoa học, đi thực tế rất hạn chế.
Bảng 4.16. Tỷ lệ học sinh/giáo viên các ngành năm học 2015 - 2016
Chỉ tiêu Đơn vị tính Kế tốn DN Điện - Điện tử
1. Số HS bình quân Người 1.429 747
2. Số GV chuyên ngành bình quân Người 17 14
3. Tỷ lệ HS/GV chuyên ngành Học sinh 84 54
Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tổng kết năm học 2015 – 2016 của trường
Tỷ lệ HS trên GV của nhà trường trong những năm vừa qua khoảng từ 31 - 36 HS/GV. Tỷ lệ HS trung cấp trên GV chuyên ngành trong năm học 2015 - 2016 được trình bày ở bảng 4.16.
Tỷ lệ trên là quá cao đối với các cơ sở dạy nghề, ảnh hưởng đến hiệu quả dạy và học, đặc biệt là việc việc rèn luyện các kỹ năng thực hành nghề cho HS.
- Thứ hai, khả năng sử dụng máy tính và các trang thiết bị dạy học không
đồng đều giữa các GV. Vẫn còn nhiều GV chưa sử dụng thành thạo máy tính cũng như các trang thiết bị dạy học khác, ngại học tập nâng cao kiến thức, ngại đổi mới. Từ đó, các hoạt động tác nghiệp hỗ trợ cho hoạt động dạy học bị hạn chế, phương pháp dạy học đơn điệu, số giờ giảng có sử dụng các trang thiết bị dạy học không cao. Theo thống kê từ các Phiếu xin ý kiến (dành cho GV), tính bình qn, tỷ lệ số giờ lý thuyết được GV ứng dụng trang thiết bị dạy học là khoảng 10%, đối với giờ thực hành tỷ lệ này là 25%. Vẫn còn một lượng GV (khoảng 20%) chưa ứng dụng những trang thiết bị dạy học vào trong quá trình giảng dạy.
- Thứ ba, việc phân công giờ giảng cho GV thường được thực hiện bình
nghiệm giảng dạy, có năng lực giảng dạy tốt thường chưa được phát huy hết khả năng. Trái lại, những GV khác lại thường rất vất vả để thực hiện hoàn thành khối lượng giảng dạy. Mặt khác, theo tài liệu từ các Phiếu xin ý kiến (dành cho GV), vẫn còn một số GV phải kiêm nhiệm giảng dạy những môn học gần với chuyên ngành mình được đạo tạo. Cụ thể:
+ GV chuyên ngành kế toán phải đảm nhiệm cả các mơn học về tài chính, ngân hàng.
+ GV chuyên ngành điện tử phải đảm nhiệm một số môn học của chuyên ngành điện công nghiệp và dân dụng.
Việc kiêm nhiệm này sẽ ảnh hưởng không tốt đến khả năng truyền đạt kiến thức, rèn luyện các kỹ năng cho HS.
- Thứ tư, số lượng GV đi học tập nâng cao trình độ ngày càng tăng, tuy vậy
họ vẫn phải đảm nhiệm công việc giảng dạy ở trường. Chính điều này làm giảm sự tập trung của GV trong quá trình học tập cũng như ảnh hưởng đến q trình lên lớp của GV. Do đó, hiệu quả học và dạy đều bị ảnh hưởng.
- Thứ năm, công tác rèn luyện, bồi dưỡng GV mới chưa được thực hiện tốt
và đồng đều ở các ngành, khoa. Việc đánh giá GV mới tuyển để giao nhiệm vụ giảng dạy thường chỉ căn cứ vào một vài giờ giảng của GV, ít quan tâm đến q trình rèn luyện của GV đó sau này. Việc rèn luyện GV mới thường chỉ dừng lại ở việc tổ chức đi dự giờ. Nhiều khoa giao tồn bộ cơng việc rèn luyện này cho GV tự thực hiện.