4.2.2.1. Đánh giá của người sử dụng lao động
a. Về mặt kiến thức chuyên môn
Bảng 4.9. Đánh giá của các doanh nghiệp về kiến thức chuyên môn của học sinh hệ trung cấp chuyên nghiệp của Trường
MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ NGÀNH, NGHỀ Rất vững (%) Vững (%) Trung bình (%) Kém (%) Rất kém (%)
Kế toán doanh nghiệp 14,3 47,6 38,1 0,0 0,0
Điện tử công nghiệp 7,2 59,5 33,3 0,0 0,0
Điện CN và dân dụng 0,0 52,4 47,6 0,0 0,0
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra của tác giả (12/2016)
Theo kết quả thu thập được, các DN được điều tra đánh giá kiến thức chuyên môn của người lao động do trường đào tạo là đạt yêu cầu và tập trung chủ yếu ở mức vững (46,7% đối với ngành kế toán, 59,5% đối với ngành điện tử, 52,4% đối với ngành điện). Song, tỷ lệ DN đánh giá ở mức trung bình là khá cao.
b. Về mặt kỹ năng thực hành nghề nghiệp
Bảng 4.10 cho thấy đa số các DN đều đánh giá khả năng thực hành của HS tốt nghiệp từ trường là đạt yêu cầu (tỷ lệ các mức đánh giá Rất cao, Cao, Trung bình chiếm đa số). Tuy vậy, phần nhiều các kỹ năng được đa số các ý kiến đánh giá cho rằng mức độ thành thạo ở mức Trung bình. Nói cách khác, nếu xét về mặt Kỹ năng thực hành nghề nghiệp thì CLĐT bậc trung cấp của nhà trường ở
Bảng 4.10. Đánh giá của các doanh nghiệp về kỹ năng thực hành của học sinh (Đơn vị tính: %) Kỹ năng Đánh giá mức độ thành thạo Rất cao Cao Trung bình Thấp Rất thấp NGÀNH KẾ TOÁN DN
- Các thao tác với chứng từ kế toán 7,1 19,2 66,6 7,1 -
- Ghi sổ kế toán - 66,7 33,3 - -
- Lập các bảng biểu, báo cáo kế toán - 14,3 59,5 26,1 -
- Phân tích thông tin kế toán - 14,3 52,3 33,3 -
NGÀNH KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ
- Sử dụng dụng cụ, máy móc, trang thiết bị điện tử - 33,3 40,5 26,2 - - Tính toán, phân tích các tài liệu kỹ thuật, mạch
điện, sơ đồ khối liên quan đến các thiết bị điện tử thông dụng
- - 52,4 47,6 -
- Lắp ráp và sửa chữa các mạng điện dân dụng cơ bản, mạng điện công nghiệp cơ bản, quấn biến áp, quấn động cơ điện
- 21,4 52,4 26,2 -
- Phân tích và sửa chữa được các thiết bị điện tử
thông dụng - 14,3 59,5 26,2
- Vẽ và thiết kế một số mạch điện tử - - 47,6 52,4 -
NGÀNH ĐIỆN CN VÀ DÂN DỤNG - Sử dụng dụng cụ, máy móc và trang thiết bị
điện công nghiệp và dân dụng - 33,3 47,6 19,1 -
- Phân biệt các tính chất về điện của các loại vật
liệu điện - - 47,6 52,4 -
- Nhận biết, đo lường và kiểm tra CL linh kiện - - 40,5 59,5 - - Đọc và phân tích các bản vẽ kỹ thuật cơ bản - 7,1 59,5 33,3 - - Lắp ráp và sửa chữa các mạch điện cơ bản - 33,3 47,6 19,1 - Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra của tác giả (12/2016)
Mức độ thành thạo trong việc thực hiện từng kỹ năng thực hành nghề nghiệp cũng rất khác nhau. Các kỹ năng thực hành nghề nghiệp mà của người LĐ thực hiện kém nhất (theo cách đánh giá của các DN) gồm:
- Đối với ngành Kế toán DN: Lập các báo cáo, phân tích thông tin.
- Đối với ngành Điện tử: Vẽ và thiết kế một số mạch điện tử;
- Đối với ngành Điện công nghiệp và dân dụng: Phân biệt tính chất về điện của các loại vật liệu điện; Nhận biết, đo lường, kiểm tra CL các linh kiện điện tử.
c. Về mặt ý thức LĐ, thái độ làm việc
Hầu hết các DN được hỏi đều đánh giá cao ý thức, thái độ làm việc của các nhân viên kế toán trình độ trung cấp do nhà trường ĐT. Không có DN nào đánh giá ý thức, thái độ làm việc của HS nhà trường ở mức Kém (Kết quả đánh giá được tổng hợp ở Bảng 4.11). Đây là một điều đáng mừng đối với kết quả ĐT của nhà trường. Ý thức, thái độ làm việc tốt là cơ sở để xây dựng tác phong công nghiệp của người LĐ.
Bảng 4.11. Kết quả đánh giá của các doanh nghiệp về ý thức, thái độ làm việc của học sinh bậc trung cấp của Nhà trường
(Đơn vị tính: %)
MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ
HỌC SINH Tốt Bình thường Kém
Ngành Kế toán doanh nghiệp 93,3 6,7 -
Ngành Điện tử công nghiệp 66,7 33,3 -
Ngành Điện CN và dân dụng 73,3 26,7 -
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra của tác giả (12/2016)
Ngoài kiến thức, kỹ năng, thái độ, người sử dụng LĐ thường quan tâm đến những mặt khác khi đánh giá CL của nguồn nhân lực. Chẳng hạn, họ thường đánh giá sự nhanh nhạy của người LĐ khi giải quyết các vấn đề, khả năng xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình làm việc, khả năng giao tiếp với khách hàng hoặc đối tác, khả năng làm việc tập thể, khả năng phát triển... Đối với LĐ trình độ trung cấp do nhà trường ĐT, đa số các DN đều đánh giá các mặt trên ở mức Tốt hoặc Trung bình (kết quả đánh giá được tổng
nhất định về CL của nhân viên kế toán nói riêng, LĐ trình độ trung cấp nói chung do nhà trường ĐT. Điều này cũng tạo tâm lý thoải mái, yên tâm làm việc cho HS của nhà trường, giúp họ xoá bỏ những mặc cảm về trình độ hoặc công việc của mình.
Bảng 4.12. Tổng hợp kết quả các đánh giá khác của các doanh nghiệp đối với học sinh bậc trung cấp Nhà trường
(Đơn vị tính: %) TIÊU CHÍ Tỷ lệ chọn mức độ đánh giá Rất tốt Tốt Trung bình Kém Rất kém
Khả năng xử lý các tình huống phát sinh
trong quá trình làm việc - 40 46,7 13,3 -
Khả năng giao tiếp với khách hàng, đối tác - 26,7 60 13,3 -
Khả năng làm việc theo nhóm - 40 26,7 33,3 -
Khả năng làm việc độc lập - 60 33,3 6,7 -
Quan hệ với đồng nghiệp 13,3 73,4 13,3 - -
Khả năng thích nghi với môi trường làm
việc hoặc công việc được giao 6,7 40 46,6 6,7 -
Cơ hội và khả năng phát triển của học sinh
trung cấp của Nhà trường trong tương lai 20 53,3 26,7 - - Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra của tác giả (12/2016)
4.2.2.2. Đánh giá của học sinh đã tốt nghiệp
Các HS đã tốt nghiệp đều nhận thấy rằng, mức độ thành thạo từng kỹ thực hành nghề nghiệp của họ trong quá trình làm việc là không như nhau. Các kỹ năng mà HS đã tốt nghiệp đánh giá là yếu nhất đó là: lập các bảng biểu kế toán, báo cáo kế toán; thao tác với chứng từ kế toán (đối với HS tốt nghiệp ngành kế toán DN); tính toán và phân tích các tài liệu kỹ thuật (đối với HS ngành Điện tử); thao tác với các linh kiện điện tử, đọc và phân tích bản vẽ sơ đồ mạch (đối với HS ngành Điện công nghiệp và dân dụng). Đây cũng là một nguồn dữ liệu quan trọng giúp nhà trường rà soát lại nội dung chương trình ĐT của ngành.
Cũng theo sự đánh giá của HS đã tốt nghiệp thông qua các Phiếu xin ý kiến, họ chưa thực sự hài lòng về quá trình rèn luyện các kỹ năng thực hành nghề
nghiệp trong thời gian học tập tại trường. Đa số đều đánh giá rằng mức độ được rèn luyện các kỹ năng làm việc, tay nghề thực hành là vừa phải.
Các nội dung đánh giá của HS đã tốt nghiệp về chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy, cơ sở vật chất... được phân tích ở mục 4.3.
Bảng 4.13. Đánh giá của học sinh đã tốt nghiệp về mức độ rèn luyện các kỹ năng nghề nghiệp tại trường
(Đơn vị tính: %)
Học sinh Tỷ lệ đánh giá
Thường xuyên Vừa phải Trung bình
Ngành Kế toán DN 16,3 59,9 23,8
Ngành Kỹ thuật điện tử 17,7 51,7 30,6
Ngành Điện công nghiệp và dân dụng 23,8 58,5 17,7
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra của tác giả (12/2016)
4.2.2.3. Đánh giá của học sinh đang theo học
Từ bảng tổng hợp về việc tự đánh giá của HS đang theo học về mức độ thành thạo của các kỹ năng thực hành nghề nghiệp, có thể rút ra những nhận xét như sau:
Bảng 4.14. Tự đánh giá của học sinh đang theo học về mức độ thành thạo của các kỹ năng thực hành nghề nghiệp
(Đơn vị tính: %) Kỹ năng Đánh giá mức độ thành thạo Rất cao Cao Trung bình Thấp Rất thấp 1. NGÀNH KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
- Các thao tác với chứng từ kế toán - 6,3 50,0 43,7 -
- Ghi sổ kế toán - 31,3 66,7 2,0 -
- Lập các bảng biểu, báo cáo kế toán - - 68,8 20,8 10,4
- Phân tích thông tin kế toán - 18,9 56,3 24,8 -
2. NGÀNH ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP
- Sử dụng các dụng cụ, máy móc và trang thiết bị điện tử - 66,7 27,1 - 6,3 - Tính toán, phân tích các tài liệu kỹ thuật, mạch điện,
sơ đồ khối liên quan đến các thiết bị điện tử thông dụng
- Lắp ráp và sửa chữa mạng điện dân dụng cơ bản,
mạng điện công nghiệp cơ bản, quấn biến áp - 12,5 60,4 27,1 - - Phân tích và sửa chữa được các thiết bị điện tử thông
dụng - 27,1 60,4 12,5 -
- Vẽ và thiết kế một số mạch điện tử - 12,5 50,0 37,5 -
- Lập trình với PLC S7 – 200 - 33,3 54,2 12,5 -
3. NGÀNH ĐIỆN CÔNG NGHIỆP VÀ DÂN DỤNG
- Sử dụng các dụng cụ, máy móc và trang thiết bị điện
công nghiệp và dân dụng - 54,2 39,5 6,3 -
- Phân biệt các tính chất về điện của các loại vật liệu
điện. - 6,2 50,0 43,8 -
- Nhận biết, đo lường, kiểm tra chất lượng các linh kiện
điện - 16,7 50,0 33,3 -
- Đọc, phân tích bản vẽ kỹ thuật cơ bản của ngành điện dân dụng và công nghiệp, sơ đồ mạch điện, mạch điện tử cơ bản
- 43,8 50,0 6,2 -
- Kỹ năng thao tác với mạch điện chiếu sáng, máy điện - 66,7 27,1 6,2 - Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra của tác giả (12/2016)
- Đa số các HS đều thực hiện được các kỹ năng thực hành nghề nghiệp cần thiết của của một nhân viên kế toán, công nhân điện – điện tử nhưng ở mức độ thành thạo không cao. Không có HS nào được hỏi tự đánh giá mình có thể thực hiện được một hoặc một số kỹ năng thực hành nghề nghiệp ở mức độ hoàn toàn thành thạo (mức độ rất cao - trở thành kỹ xảo nghề nghiệp).
- Với một số kỹ năng, tỷ lệ HS thực hiện chưa đạt yêu cầu là tương đối cao. Đó thường là các kỹ năng mà đòi hỏi HS phải thâm nhập nhiều vào thực tế tại các DN mới thể thực hiện được tốt hoặc là các kỹ năng mà thường không thể rèn luyện kỹ trong quá trình ĐT tại trường hoặc là các kỹ năng mà trong quá trình ĐT tại trường không có đủ điều kiện để có thể rèn luyện kỹ. Ví dụ, để có thể thao tác thành thạo trên các chứng từ kế toán, cần phải tìm hiểu rõ về đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.
Cũng theo các Phiếu xin ý kiến dành đối tượng HS này, khi được hỏi về
tập, chỉ có 23,7 % HS lựa chọn phương án Thường xuyên, còn lại là ở mức độ “Vừa phải” hoặc “Trung bình”. Như vậy, đa số HS mong muốn được rèn luyện nhiều hơn nữa các kỹ năng thực hành nghề nghiệp trong quá trình học tập tại trường. Nói cách khác, họ chưa thực sự hài lòng về mức độ được rèn luyện các kỹ năng thực hành trong quá trình học tập.
- Đối với tất cả các kỹ năng, còn một lượng HS nhất định thực hiện chưa đạt yêu cầu.
Các nội dung đánh giá của HS đang theo học về chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy, cơ sở vật chất... được phân tích ở mục 4.3.