Đánh giá chất lượng đào tạo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo của trường cao đẳng công nghiệp hưng yên (Trang 27 - 29)

Phần 1 Mở đầu

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.3. Đánh giá chất lượng đào tạo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp

2.1.3.1. Các quan điểm đánh giá chất lượng đào tạo

- Quan điểm đánh giá CLĐT bằng "Đầu vào" cho rằng, CLĐT của một cơ sở GD phụ thuộc và số lượng, CL đầu vào của cơ sở đó (Trần Khánh Đức, 2004). Một cơ sở GD nghề nghiệp tuyển được HS giỏi, đội ngũ cán bộ giảng dạy uy tín, nguồn tài chính cần thiết để trang bị các phịng thí nghiệm, giảng đường, các phịng thí nghiệm tốt nhất được xem là cơ sở GD có CL cao. Trước kia, quan điểm này thường hay được sử dụng để đánh giá CLĐT. Quan điểm này lại rất phù hợp với quan điểm chọn trường theo học của người học. Tuy vậy, quan điểm này đã bỏ qua sự tác động của quá trình ĐT diễn ra rất đa dạng và liên tục trong một thời gian dài trong các cơ sở GD nghề nghiệp (thường từ 2 - 3 năm).

- Quan điểm đánh giá CLĐT bằng "Đầu ra" cho rằng, CLĐT được đo

lường, đánh giá thông qua năng lực của HS, sinh viên tốt nghiệp. Quan điểm này cũng chưa tồn diện vì nó bỏ qua sự tác động của các yếu tố đảm bảo CLĐT đến CLĐT (Trần Khánh Đức, 2004) [8, tr.16].

- Quan điểm đánh giá CLĐT bằng "Giá trị gia tăng" cho rằng một cơ sở GD có CL khi nó tạo ra được nhiều sự khác biệt trong sự phát triển về trí tuệ và nhân cách của người học (tức là phần giá trị gia tăng của quá trình ĐT) (Trần Khánh Đức, 2004) [8, tr.16]. Một vấn đề nan giải đặt ra khi áp dụng quan điểm này trong đánh giá CLĐT đó là phải xây dựng một thước đo thống nhất để đánh giá CL đầu vào, CL đầu ra để có thể xác định được phần giá trị gia tăng.

- Quan điểm đánh giá CLĐT bằng "Giá trị học thuật" chủ yếu dựa vào sự đánh giá của các chuyên gia về năng lực học thuật của đội ngũ cán bộ giảng dạy trong từng cơ sở GD (Trần Khánh Đức, 2004) [8, tr.16]. Điều này có nghĩa là một cơ sở GD có đội ngũ giáo sư, tiến sĩ đơng, có uy tín khoa học cao thì được xem là cơ sở GD có CL cao.

2.1.3.2. Phương pháp đánh giá CLĐT

CLĐT có thể được đánh giá ở những góc độ khác nhau tương ứng với mục đích của chủ thể đánh giá. Xuất phát từ quan niệm CLĐT là mức độ đáp ứng mục tiêu ĐT và yêu cầu xã hội của kết quả ĐT. Việc đánh giá CLĐT bao gồm: Đánh giá trong (đánh giá của cơ sở ĐT nhằm đánh giá chất lượng đào tạo có đạt được mục tiêu đào tạo của cơ sở hay khơng) và đánh giá ngồi (đánh giá từ nhà tuyển dụng, đánh giá của HS đã tốt nghiệp và đánh giá của HS đang theo học nhằm đánh giá chất lượng đào tạo có đáp ứng được yêu cầu của xã hội hay không).

a. Đánh giá trong

Theo Nguyễn Đức Chính và cs. (2002), đánh giá trong là cách thức đánh giá CLĐT do chính các cơ sở đào tạo thực hiện đánh giá, bao gồm đánh giá của nhà trường và đánh giá của giáo viên [3, tr.36].

Đánh giá của nhà trường thường tập trung các các nội dung như: Kết quả tuyển sinh, kết quả học tập và tốt nghiệp, tình hình tìm việc làm của HS sau khi tốt nghiệp... Việc đánh giá trong thường được thực hiện định kỳ theo năm học. Mục đích của việc đánh giá này là tìm hiểu thực trạng CLĐT theo từng ngành, từng khóa; từ đó đưa ra các giải pháp cải tiến CLĐT cho phù hợp.

Đánh giá của giáo viên thường được thực hiện trong và sau quá trình giảng dạy mỗi học phần. Việc đánh giá này thường tập trung vào việc đánh giá khả năng tiếp thu kiến thức, rèn luyện các kỹ năng, tu dưỡng ý thức nghề nghiệp của HS. Qua việc đánh giá, mỗi giáo viên có thể điều chỉnh phương pháp giảng dạy, đề xuất các biện pháp để nâng cao chất lượng giảng dạy của mơn học mà mình phục trách.

b. Đánh giá ngoài

Đây là cách thức đánh giá CLĐT được thực hiện bởi các chủ thể ngoài cơ sở đào tạo, chủ yếu là: Các DN (người sử dụng lao động), HS đã tốt nghiệp và HS đang theo học (Nguyễn Đức Chính và cs., 2002) [3, tr.38]. Thơng qua việc đánh giá ngồi, các cơ sở đào tạo sẽ có cái nhìn khách quan, tồn diện hơn về thực trạng CLĐT của cơ sở mình. Theo cách tiếp cận thị trường, đánh giá ngồi là cần thiết và khơng thể thiếu đối với các cơ sở giáo dục. Bởi lẽ, các DN, học sinh chính là khách hàng của các cơ sở đào tạo. Do vậy, nghiên cứu về đánh giá ngồi chính là việc tìm hiểu nhu cầu của khách hàng. Trên cơ sở đó, các cơ sở đào tạo có thể điều chỉnh hoạt động của mình theo hướng gắn đào tạo với thị trường lao động.

Do CLĐT được định nghĩa là mức độ đáp ứng mục tiêu ĐT và yêu cầu xã

hội của kết quả ĐT nên khi phân tích, đánh giá CLĐT của một sơ sở GD nghề

nghiệp, theo quan điểm của học viên, cần phải làm rõ các nội dung sau:

 Sự phù hợp của kết quả ĐT với mục tiêu ĐT đã xây dựng. Muốn vậy, phải làm rõ tính đúng đắn, rõ ràng của mục tiêu ĐT; sự phù hợp của nội dung chương trình ĐT với mục tiêu ĐT và phân tích kết quả ĐT ở nhiều góc độ.

 Phân tích đánh giá của người sử dụng LĐ về kết quả ĐT, đặc biệt là về

năng lực thực thành.

 Phân tích các điều kiện đảm bảo CLĐT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo của trường cao đẳng công nghiệp hưng yên (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)