Phần 1 Mở đầu
2.3. Các công trình nghiên cứu trước có liên quan
Liên quan đến CLĐT bậc trung cấp trong hệ thống GD quốc dân tại Việt Nam, đã có nhiều công trinh nghiên cứu như:
- Trần Khánh Đức (1998) đã nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu sự đáp ứng của GD đại học và chuyên nghiệp đối với thị trường lao động". Nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp nâng cao mức độ đáp ứng của GD đại học và chuyên nghiệp với thị trường lao động.
- Nguyễn Đức Trí (2005) với đề tài “Đánh giá chất lượng GD chuyên nghiệp: cơ sở lý luận và thực tiễn”; (2008) với đề tài “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng GD chuyên nghiệp và cao đẳng ở Việt Nam”. Các nghiên cứu trên đã hệ thống hoá một cách khái quát chất lượng GD đồng thời đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng GD chuyên nghiệp và cao đẳng ở nước ta.
- Phan Thị Hồng Vinh và Ngô Thị San (2008) đã nghiên cứu đề tài “Đánh giá CLĐT trong các trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học” nhằm đánh giá thực trạng tổng quan về chất lượng đào tạo trong các trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học.
Ngoài các nghiên cứu nói trên, đứng trước yêu cầu về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngày càng trở nên bức thiết, các trường phải nâng cao CLĐT, một số tác giả đã đi vào nghiên cứu thực trạng CLĐT ở các trường cao đẳng, trung cấp và đề xuất những biện pháp, giải pháp nhằm nâng cao CLĐT, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của địa phương như: Tác giả Nguyễn Thị Hiếu với đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại Trường Cao đẳng nghề Bách khoa Hà Nội”; Tác giả Đặng Huy Phương với đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng nghề Tỉnh Đồng Tháp”. Các đề tài này đã phản ánh được thực trạng đào tạo của trường và đưa ra những đề xuất, giải pháp nâng cao CLĐT ở các trường nói trên, góp phần vào sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng của địa phương.