Trường trong thời gian tới
4.5.2.1. Giải pháp chung
a. Phát triển đội ngũ giáo viên kết hợp với đổi mới phương pháp giảng dạy
Các nội dung cần thực hiện của giải pháp này bao gồm:
Thứ nhất, tiếp tục động viên, khuyến khích GV đi học tập nâng cao trình độ.
- Tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa (cả về mặt vật chất lẫn tinh thần) để khuyến khích được nhiều GV đi học tập nâng cao trình độ chuyên môn theo đúng ngành học (các chương trình ĐT thạc sĩ, tiến sĩ). Cụ thể: hỗ trợ 100% học phí cho GV, miễn nhiệm vụ giảng dạy cho GV trong thời gian học tập, bố trí thời khoá biểu thuận lợi đối với các GV đăng ký đi ôn thi cao học, khen thưởng kịp thời cho các GV thi đỗ các chương trình học tập nâng cao trình độ, nâng lương trước hạn cho các GV đã hoàn thành các khoá học, ưu tiên phân công công việc giảng dạy cho các GV đã hoàn thành các khoá học... Đến năm 2020, nhà trường cần phấn đấu đạt được mục tiêu: 100% GV chuyên ngành của các khoa và 50% GV khác đạt trình độ thạc sĩ hoặc đang theo học các khoá ĐT thạc sĩ.
- Thường xuyên mở những lớp bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn theo chuyên đề cho GV. Các lớp học này sẽ giúp GV cập nhật được những kiến thức mới, phát triển sâu hơn kiến thức chuyên môn theo từng lĩnh vực, từng vấn đề. Ví dụ, với GV thuộc khối Kinh tế, nhà trường có thể mở các lớp bồi dưỡng kiến thức về nghiệp vụ thuế, nghiệp vụ bảo hiểm, nghiệp vụ ngân hàng thương mại... Ít nhất mỗi năm học, nhà trường phải mở được 1 lớp bồi dưỡng kiến thức cho GV theo từng khoa. Các khoa đề xuất với lãnh đạo nhà trường về nội dung học tập. Trên cơ sở đó, phòng ĐT xây dựng kế hoạch tổ chức các lớp học này cho phù hợp.
- Bên cạnh việc học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nhà trường nên liên kết với các trường đại học, cao đẳng sư phạm kỹ thuật - nghề để tổ chức các lớp bồi dưỡng thường niên nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ GV.
- Phòng ĐT kết hợp với khoa Công nghệ thông tin tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức tin học cho GV để tất cả các GV có thể sử dụng được máy vi tính phục vụ cho quá trình giảng dạy của họ. Trước mắt, trong năm học 2016 - 2017, cần phấn đấu 100% GV biết khai thác, sử dụng máy vi tính phục vụ cho quá trình giảng dạy; tối thiểu 30% số tiết giảng lý thuyết của GV chuyên ngành
có ứng dụng trang thiết bị hỗ trợ giảng dạy; 50% số giờ thực hành có ứng dụng trang thiết bị hỗ trợ giảng dạy.
Thứ hai, đổi mới phương pháp giảng dạy của GV. Cụ thể:
- Các khoa chủ trì việc nghiên cứu và áp dụng các phương pháp dạy học mới phù hợp với từng môn học, lấy HS làm trung tâm, khơi dậy tính chủ động, sáng tạo của HS, có kết hợp với các trang thiết bị dạy học hiện đại, đặt trọng tâm vào việc rèn luyện các kỹ năng thực hành nghề nghiệp cho HS. Các phương pháp giảng dạy cần phải thường xuyên đưa HS vào trạng thái có vấn đề, sau đó để tự HS tìm hiều phương án giải quyết, trình bày và thảo luận trước lớp trước lớp, sau đó GV đánh giá. Đây là một cách có hiệu quả trong việc khắc sâu kiến thức, rèn luyện kỹ năng thực hành cho HS.
Trong các giờ dạy lý thuyết lẫn thực hành, các GV cần nghiên cứu và áp dụng nhiều hơn nữa phương pháp dạy học theo nhóm vì: (1) phương pháp này phát huy tối đa tính chủ động, sáng tạo của HS trong quá trình học tập, tăng khả năng ghi nhớ kiến thức, khắc sâu các kỹ năng thực hành; (2) phương pháp này tăng thêm hứng thú cho HS trong quá trình học tập; (3) phương pháp này còn góp phần HS phát triển các kỹ năng giao tiếp.
- Khi đổi mới phương pháp dạy học, các khoa nên thường tổ chức những buổi giảng thử để rút kinh nghiệm, tạo điều kiện cho các GV có cơ hội học tập lẫn nhau.
- Các khoa nên thường xuyên tổ chức dự giờ GV để tác động vào ý thức tự bồi dưỡng của GV và khơi dậy sự giúp đỡ lẫn nhau trong tập thể khoa. Đồng thời, các khoa nên khuyến khích GV đi thực tế để nâng cao trình độ và coi đây như một tiêu chuẩn đánh giá GV hàng năm.
- Nhà trường nên tạo điều kiện cho GV đi học tập phương pháp giảng dạy, cách thức quản lý chuyên môn của các trường trung cấp, cao đẳng có uy tín để có thể tự học hỏi, bồi dưỡng.
Thứ ba, đảm bảo đủ GV giảng dạy. Muốn vậy, cần phải xác định hợp lý nhu cầu GV cho từng năm học, trên sơ sở đó quyết định phương án đảm bảo đủ GV giảng dạy. Các bước công việc cụ thể như sau:
- Phòng ĐT xác định quy mô HS từng ngành, nghề, bậc ĐT. Từ đó, xác định số lớp HS của từng ngành, nghề ĐT theo từng bậc ĐT.
- Các khoa, tổ bộ môn trực thuộc trường xác định nhu cầu GV giảng dạy của khoa, tổ bộ môn mình, sau đó chuyển kết quả sang phòng Tổ chức - Hành chính.
Nhu cầu GV của một khoa theo từng môn học được xác định như sau: GVi = LKH x STi
GTCbq
Trong đó:
GVi: Số GV của môn học i (hoặc nhóm môn học i) cần thiết (hay nhu cầu GV môn học i hoặc nhóm môn học i)
LKH: Số lớp học theo kế hoạch
STi: Số tiết học của môn học i hoặc nhóm môn học i trong năm học
GTCbq: Số giờ tiêu chuẩn bình quân của 1 GV trong 1 năm học
Nhu cầu GV xác định theo công thức trên là nhu cầu GV tối đa trong một năm học. Sau khi xác định nhu cầu GV tối đa, cần phải so sánh với số GV hiện có, số GV sẽ nghỉ theo chế độ, đi học, chuyển công tác để xác định nhu cầu GV cần tuyển dụng hoặc hợp đồng thỉnh giảng (số GV còn thiếu) hoặc số GV thừa. Kết quả cuối cùng được trình bày ở bảng thống kê theo mẫu ở Phụ lục 5.
- Phòng Tổ chức - Hành chính kết hợp với phòng ĐT quyết định phương án tuyển dụng hoặc hợp đồng GV thỉnh giảng. Trong trường hợp thiếu GV tạm thời (do GV đi học, nghỉ thai sản ...), nhà trường nên thực hiện phương án hợp đồng GV thỉnh giảng. Trường hợp thiếu GV do quy mô ĐT gia tăng liên tục, nhà trường cần phải xây dựng kế hoạch tuyển dụng mới GV. Đối với các lớp ĐT tại các trung tâm cách xa trường, nhà trường nên cân nhắc khả phương án thuê các GV ngay tại địa phương giảng dạy 1 số môn học để giảm tải cho GV của trường. Việc xác định nhu cầu GV cho một năm học cần được thực hiện chậm nhất là vào giữa học kỳ 1 của năm học trước để nhà trường kịp thời có phương án đảm bảo đủ số lượng GV giảng dạy.
Nhà trường cần phấn đấu tiến sát tới tỷ lệ 25 HS/1 GV đối với khối ngành kinh tế, 20 HS/1 GV đối với khối ngành kỹ thuật.
Thứ tư, hoàn thiện công tác tuyển dụng GV và bồi dưỡng GV mới tuyển.
Công tác tuyển dụng GV và bồi dưỡng GV mới của nhà trường chưa được thực hiện bài bản, hiệu quả trong những năm vừa qua. Kết quả là nhiều trường
hợp chưa tuyển được GV theo đúng nhu cầu, các GV mới gặp nhiều vướng mắc trong quá trình giảng dạy.
Để đảm bảo đội ngũ GV bậc trung cấp của nhà trường trong những năm học tới đủ về số lượng, đạt yêu cầu về CL thì công tác tuyển dụng và bồi dưỡng GV mới cần thực hiện theo quy trình như sau:
- Bước 1: Xác định nhu cầu GV cần tuyển dụng (nội dung đã trình bày ở phần trên). Công việc này do các khoa, tổ bộ môn kết hợp với phòng Tổ chức - Hành chính của nhà trường thực hiện.
- Bước 2: Xây dựng tiêu chuẩn tuyển dụng.
Với từng vị trí cần tuyển, phòng Tổ chức - Hành chính kết hợp với các khoa, tổ bộ môn xây dựng tiêu chuẩn tuyển dụng để đảm bảo tuyển được người đúng theo nhu cầu. Các tiêu chuẩn đưa ra phải toàn diện về các mặt: trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, trình độ vi tính, trình độ ngoại ngữ, đạo đức, sức khoẻ, độ tuổi, giới tính, ngoại hình. Nhà trường nên ưu tiên tuyển chọn những người đã có kinh nghiệm giảng dạy, đã hoàn thành các chương trình ĐT sau đại học để giảm thiểu thời gian ĐT - huấn luyện sau này, tiết kiệm kinh phí ĐT.
Để đảm bảo CL của đội ngũ GV, đặc biệt là các GV chuyên ngành, nhà trường cần tuyển dụng các GV được ĐT theo đúng chuyên ngành hệ chính quy - tập trung ở các trường đại học có uy tín.
- Bước 3: Công khai thông báo và thực hiện sơ tuyển.
Thông báo tuyển dụng GV của nhà trường phải được công khai trong phạm vi toàn trường. Ngoài việc đăng thông báo tuyển dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng phù hợp, nhà trường nên gửi thông báo tuyển dụng đến các trường đại học, cao đẳng để dễ dàng truyền tải thông tin tuyển dụng và có nhiều cơ hội lựa chọn được người phù hợp với vị trí.
Ngay khi tiếp nhận hồ sơ của các ứng viên, phòng Tổ chức - Hành chính nên thực hiện sơ tuyển để loại ngay những hồ sơ không đảm bảo tiêu chuẩn.
- Bước 4: Phỏng vấn và tiếp nhận GV tập việc.
Để thực hiện phỏng vấn các ứng viên, nhà trường nên thành lập các tiểu ban tuyển dụng GV trực thuộc Hội đồng tuyển dụng của nhà trường, thành phần gồm: đại diện của phòng Tổ chức - Hành chính, phòng ĐT, khoa hoặc tổ bộ môn có nhu cầu tuyển GV.
Nội dung của buổi phỏng vấn các ứng viên gồm 2 phần: phần kiến thức chung (gồm các nội dung: hiểu biết về nghề dạy học nói chung và dạy học trong các trường trung cấp nói riêng, lý do xin việc, hiểu biết về xã hội, khả năng giao tiếp) và phần hiểu biết về kiến thức chuyên ngành liên quan đến môn học mà ứng viên xin tuyển.
Nhà trường sẽ ra quyết định tiếp nhận và cho tập việc tại khoa hoặc tổ bộ môn đối với những ứng viên đạt yêu cầu ở vòng phỏng vấn.
- Bước 5: Cho ứng viên tập việc.
Quá trình tập việc của ứng viên do khoa hoặc tổ bộ môn liên quan tổ chức thực hiện. Thời gian tập việc khoảng từ 06 tuần đến 08 tuần). Các nội dung mà ứng viên phải hoàn thành trong thời gian tập việc gồm:
+ Tìm hiểu chung về nhà trường; các văn bản có liên quan đến ĐT bậc trung cấp; mục tiêu, chương trình ĐT của ngành, nghề mà ứng viên sẽ trở thành GV giảng dạy (nội dung này được thực hiện trong khoảng 01 tuần).
+ Mục tiêu, khái quát nội dung chương trình môn học mà ứng viên dự kiến sẽ giảng dạy (nội dung này thực hiện trong khoảng 01 tuần).
+ Lựa chọn 1 phần nội dung bất kỳ trong môn học để nghiên cứu kỹ, xây dựng bài giảng và giảng thử với lớp giả định (nội dung này thực hiện trong khoảng từ 4 - 6 tuần).
Khoa cần phân công 1 GV của khoa làm nhiệm vụ GV hướng dẫn cho từng ứng viên trong quá trình tập việc. Kết quả tập việc được đánh giá qua buổi giảng thử của ứng viên kết hợp với đánh giá quá trình tập việc của GV hướng dẫn. Kết quả tập việc là đạt yêu cầu nếu ứng viên có kiến thức chuyên môn tương đối vững, sử dụng được các trang thiết bị dạy học cơ bản, có phong cách sư phạm và có khả năng giảng dạy. Với những ứng viên đạt yêu cầu, nhà trường sẽ ra quyết định tuyển dụng hoặc ký hợp đồng làm việc.
- Bước 6: Phân công công việc và bồi dưỡng GV mới tuyển.
Khoa, tổ bộ môn liên quan sau khi tiếp nhận GV mới tuyển sẽ thực hiện phân công môn học đảm nhiệm và thực hiện bồi dưỡng GV mới tuyển trước khi chính thức giảng dạy. Thời gian bồi dưỡng GV mới tuyển là khoảng 05 tháng. Trong khoảng thời gian này, GV mới tuyển phải thực hiện các công việc chủ yếu như sau: nghiên cứu kỹ nội dung chương trình môn học được phân công, soạn
bài giảng để sử dụng, tập soạn giáo án lên lớp, dự giờ các GV trong khoa để tích luỹ kinh nghiệm giảng dạy, nghiên cứu nghiệp vụ sư phạm. Cuối khoảng thời gian này, khoa hoặc tổ bộ môn tổ chức cho GV mới giảng 1 đến 2 tiết trước lớp HS thực và thực hiện đánh giá như đối với GV thông thường. Nếu đạt yêu cầu trong buổi giảng thử, GV mới sẽ chính thức được phân lớp giảng dạy. Nếu không đạt yêu cầu, GV mới sẽ có thêm thời gian để tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện.
Trong những học kỳ đầu, khoa hoặc tổ bộ môn cần tiếp tục thực hiện bồi dưỡng, ĐT GV mới tuyển theo các hình thức như: thường xuyên tổ chức dự giờ giảng để đóng góp, xây dựng cho GV mới; tăng cường cho GV mới hướng dẫn thực hành cho HS để hoàn thiện thêm kiến thức và kỹ năng thực hành; khuyến khích GV mới đi thực tế để tích lũy thêm kiến thức.
Thứ năm, sắp xếp, phân công công việc theo đúng năng lực và trình độ của GV
Muốn thực hiện được biện pháp này, nhà trường cần phải thực hiện đánh giá chính xác năng lực và trình độ thực tế của từng GV. Để đánh giá chính xác năng lực giảng dạy và trình độ thực tế của GV, cần phải:
- Khoa, tổ bộ môn thường xuyên tổ chức dự giờ giảng của GV. Qua hoạt động này, một mặt các GV được đóng góp ý kiến để hoàn thiện phương pháp giảng dạy, mặt khác lãnh đạo khoa sẽ đánh giá được thực chất năng lực giảng dạy của từng GV;
- Thực hiện lấy ý kiến đánh giá của HS về GV theo các nội dung: phương pháp giảng dạy, cách thức tổ chức giờ giảng, sự tận tình của GV. Khi lấy ý kiến đánh giá của HS, cần đảm bảo những nguyên tắc: toàn diện, bảo mật, khách quan;
- Lắng nghe ý kiến của các đồng nghiệp đánh giá về GV.
Việc sắp xếp và phân công công việc với từng GV theo năng lực và trình độ của họ tạo ra động lực phấn đấu cho mỗi GV, đồng thời phát huy hiệu quả nhất vai trò của các GV có năng lực.
Thực hiện giải pháp này sẽ mang lại những hiệu quả:
- Khắc phục được tình trạng thiếu GV bậc trung cấp của nhà trường trong những năm học vừa qua.
b. Thường xuyên rà soát lại mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình đào tạo kết hợp với việc nâng cao chất lượng hệ thống tài liệu dạy học
Các nội dung cần thực hiện của giải pháp này bao gồm:
Thứ nhất, tổ chức đánh giá lại và điều chỉnh mục tiêu ĐT của từng ngành, nghề bậc trung cấp của nhà trường.
Định kỳ khoảng 2 - 3 năm, nhà trường cần phải thực hiện đánh giá lại mục tiêu ĐT của từng ngành, nghề bậc trung cấp bởi lẽ: (1) Mục tiêu ĐT ít nhiều mang tính chất lỗi thời; (2) Nhu cầu nhân lực của xã hội là thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế. Phòng ĐT kết hợp với các khoa, tổ bộ môn tổ chức thực hiện đánh giá lại mục tiêu ĐT của từng ngành, nghề. Các công việc cụ thể cần thực hiện bao gồm:
- Điều tra lại yêu cầu của xã hội đối với từng ngành, nghề ĐT theo cả 3 nội dung: kiến thức, kỹ năng, thái độ làm việc;
- Đối chiếu mục tiêu ĐT của từng ngành, nghề đối với kết quả điều tra;
- Điều chỉnh lại mục tiêu ĐT của từng ngành, nghề cho phù hợp với yêu cầu của xã hội.
Thứ hai, điều chỉnh chương trình ĐT để phù hợp với mục tiêu ĐT từng giai đoạn.
Sau khi rà soát và điều chỉnh lại mục tiêu ĐT, phòng ĐT kết hợp với các khoa, tổ môn môn thực hiện điều chỉnh lại nội dung chương trình ĐT để phù