Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo của trường cao đẳng công nghiệp hưng yên (Trang 43)

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.1.1. Phương pháp thu thập đối với số liệu thứ cấp

Các dữ liệu thứ cấp sử dụng trong luận văn trước tiên được thu thập từ các sách, các bài viết được chọn lọc trên các tạp chí, các thông tin trên mạng internet. Những thông tin này phục vụ cho phần cơ sở lý luận và thực tiễn về CLĐT. Các

báo cáo tổng kết các năm học từ 2013 - 2016 của Trường Cao đẳng Công nghiệp Hưng Yên, các báo cáo tổng kết các năm học của các phòng chức năng, các khoa chuyên môn trong Trường.

3.2.1.2. Phương pháp thu thập đối với số liệu sơ cấp

Phương pháp điều tra - khảo sát bằng phiếu hỏi: Luận văn sử dụng công cụ quan trọng của phương pháp điều tra - khảo sát là phiếu điều tra (còn gọi là phiếu hỏi, phiếu xin ý kiến...) với một hệ thống các câu hỏi được đặt ra cho đối tượng điều tra (câu hỏi có nhiều phương án lựa chọn hoặc câu hỏi mở). Cụ thể:

- Điều tra 71/132 cán bộ quản lý, GV của nhà trường về các thông tin liên quan đến các điều kiện đảm bảo CL tại trường và chất lượng đào tạo do các đơn vị phụ trách bằng phương pháp gửi phiếu điều tra đến các đơn vị có liên quan rồi thu thập lại.

Bảng 3.1. Số lượng mẫu chọn điều tra đối với cán bộ quản lý và giáo viên

Đơn vị Số lượng cán bộ, GV

chọn để điều tra

Số phiếu thu về và hợp lệ

Ban Giám hiệu 4 4

Phòng Đào tạo 6 6 Phòng Tài chính – Kế toán 6 6 Phòng TS và GTVL 2 2 Phòng Tổ chức – Hành chính 4 4 Phòng Quản trị đời sống 3 3 Phòng Công tác HSSV 3 3 Phòng NCKH và HTQT 2 2

Khoa Tài chính – Kế toán 17 17

Khoa Điện 14 14

Khoa Công nghệ thông tin 2 2

Khoa Quản trị kinh doanh 2 2

Khoa Công nghệ may 2 2

Khoa Lý luận chính trị 2 2

Khoa Khoa học cơ bản 2 2

Tổng: 71 71

- Điều tra 42 nhà quản lý DN có sử dụng LĐ tốt nghiệp bậc trung cấp từ trường về yêu cầu của người sử dung LĐ đối với CL LĐ, sự thỏa mãn của người sử dụng LĐ trong việc sử dụng LĐ tốt nghiệp bậc trung cấp của trường. Các DN này chủ yếu nằm trên địa bàn các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Hải Dương, là những địa phương sử dụng nhiều lao động do Trường đào tạo. Đây cũng là các DN có quan hệ khá khăng khít với Trường trong việc sử dụng lao động, thực tập - thực tế của học sinh và liên kết đào tạo. Phương pháp thực hiện là gửi các phiếu điều tra đến các cá nhân này rồi thu thập lại.

- Điều tra 50 HS đã tốt nghiệp bậc trung cấp mỗi ngành tại trường để đánh giá sự hài lòng của người học trong quá trình học tập tại trường. Phương pháp thực hiện là gửi các phiếu điều tra đến các cá nhân này rồi thu thập lại.

- Điều tra 50 HS đang theo học bậc trung cấp mỗi ngành tại trường để đánh giá sự hài lòng của người học trong quá trình học tập tại trường. Đây là các HS năm thứ 2, đã hoàn thành toán bộ nội dung chương trình đào tạo. Phương pháp thực hiện là gửi các phiếu điều tra đến các cá nhân này rồi thu thập lại.

Bảng 3.2. Số lượng mẫu chọn điều tra đối với học sinh

Ngành đào tạo

HS đang theo học HS đã tốt nghiệp

Số phiếu phát ra Số phiếu thu về và hợp lệ Số phiếu phát ra Số phiếu thu về và hợp lệ

Kế toán doanh nghiệp 50 48 50 50

Kỹ thuật điện tử 50 48 50 49

Điện công nghiệp và dân dụng 50 48 50 48

Tổng: 150 144 150 147

Nguồn: Lựa chọn của tác giả

3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

- Đối với số liệu thứ cấp: Tổng hợp, chọn lọc thông tin có liên quan phục vụ cho đề tài nghiên cứu của luận văn.

- Đối với số liệu sơ cấp: Tổng hợp, phân loại và so sánh (đối với các dữ liệu định tính); xử lý bằng phương pháp phân tổ thống kê với sự hỗ trợ của phần mềm Excel.

3.2.3. Phương pháp phân tích

3.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để mô tả quá trình hình thành và phát triển, các đặc điểm cơ bản, các hoạt động và kết quả đào tạo của nhà trường. các số liệu sử dụng trong mô tả là các số tuyệt đối, số tương đối như: số học sinh tốt nghiệp, số giáo viên theo trình độ, số phòng học, trang thiết bị...

3.2.3.2. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp chủ yếu dùng trong phân tích hoạt động kinh tế. Khi sử dụng phương pháp này, tác giả đã đảm bảo các chỉ tiêu phải đồng nhất cả về thời gian và không gian. Các kỹ thuật so sánh được sử dụng trong luận văn gồm: so sánh số tuyệt đối và so sánh số lương đối. Cụ thể:

- Các chỉ tiêu phản ánh kết quả đào tạo: So sánh tình hình thực hiện giữa các năm trong khoảng thời gian phân tích (2012 – 2016).

- Các chỉ tiêu phản ánh các điều kiện đảm bảo chất lượng: So sánh tình hình thực hiện giữa các năm hoặc so sánh với tiêu chuẩn chung.

3.2.3.3. Phương pháp chuyên gia

Tác giả đã tổ chức lấy ý kiến (thông qua kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp) của các chuyên gia trong các lĩnh vực liên quan, bao gồm:

- Các chuyên gia là các nhà quản lý DN, các cán bộ kỹ thuật giỏi, công nhân lành nghề ở các DN có am hiểu sâu về nghề nghiệp, chuyên môn.

Nội dung lấy ý kiến tập trung vào việc làm rõ những yêu cầu của người sử dụng LĐ đối với người LĐ, trọng tâm là về kỹ năng thực hành tương ứng với các ngành ĐT bậc trung cấp của nhà trường. Kết quả được trình bày ở Phụ lục 3.

- Các nhà quản lý ĐT lâu năm có nhiều kinh nghiệm, các nhà khoa học sư phạm có trình độ chuyên môn cao, các GV giỏi có nhiều kinh nghiệm:

Nội dung lấy ý kiến tập trung vào chiến lược phát triển của Trường, các điều kiện đảm bảo chất lượng, các giải pháp nâng cao CLĐT.

3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.4.1. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả đào tạo - Số lượng HS của hệ qua các năm;

- Số HS tốt nghiệp các năm; - Số lượng HS tốt nghiệp các loại; - Số lượng HS tốt nghiệp có việc làm.

3.2.4.2. Các chỉ tiêu phản ánh các điều kiện đảm bảo chất lượng - Số lượng cán bộ giảng dạy theo trình độ;

- Số phòng học, trang thiết bị;

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP HƯNG YÊN CÔNG NGHIỆP HƯNG YÊN

4.1.1. Thực trạng các bậc đào tạo và quy mô đào tạo của Trường

Hiện nay, nhà trường có 7 ngành, nghề ĐT là: Kế toán, Tài chính – Ngân hàng, Quản trị kinh doanh, Công nghệ thông tin, Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử, Công nghệ may thời trang, Hệ thống thông tin quản lý, ứng với các cấp, bậc trình độ ĐT: Cao đẳng, cao đẳng nghề, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề. Với bậc trung cấp, hiện tại nhà trường có 3 ngành ĐT, đó là:

- Kế toán DN;

- Điện công nghiệp và dân dụng; - Điện tử công nghiệp.

Bảng 4.1. Quy mô đào tạo của nhà trường theo từng bậc đào tạo

Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014 2015 2016

1. Trung cấp

- Chỉ tiêu được giao Người 1.050 1.000 1.300 1.700 1.950

- Thực tuyển Người 1.345 1.277 1.636 1.776 1.895

- Thực tuyển/chỉ tiêu % 128,1 127,7 125,8 104,5 97,2

2. Cao đẳng

- Chỉ tiêu được giao Người 700 900 1.000 1.000 1.200

- Thực tuyển Người 711 916 1.010 934 1.050

- Thực tuyển/chỉ tiêu % 101,6 101,8 101 93,4 87,5

Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm học 2012 - 2016 của Trường

Mặc dù quy mô ĐT của nhà trường có xu hướng tăng trong thời gian vừa qua nhưng việc tuyển sinh của nhà trường đã bắt đầu gặp khó khăn: số HS đến dự tuyển có xu hướng giảm, trong địa phương có nhiều trường cùng ĐT ngành, nghề của trường...

Ngoài việc ĐT tại trường, trong những năm qua, nhà trường đã tích cực liên kết với các Trung tâm GD thường xuyên,Trung tâm dạy nghề trên địa bàn các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên để mở những lớp ĐT, một mặt tăng nguồn thu cho nhà trường, mặt khác tìm kiếm và mở rộng thị trường ĐT của nhà trường. Đồng thời, nhà trường đã thực hiện liên kết ĐT với các trường cao đẳng,

đại học (Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Thái Nguyên, Đại học Công nghệ Đông Á...) để thực hiện ĐT liên thông. Hoạt động này ngoài việc giúp tăng nguồn thu cho nhà trường còn có ý nghĩa quan trọng, đó là giúp GV của trường dần tiếp cận với chương trình ĐT hệ cao đẳng, hoàn thiện thêm các chương trình ĐT của trường.

Trong những năm học gần đây, nhà trường đã thực hiện nhiều biện pháp nâng cao CLĐT. Nhà trường đã tích cực cử GV đi tập huấn, học tập để cập nhật kiến thức và nâng cao trình độ; tạo điều kiện về mặt thời gian và tài chính để GV yên tâm học tập. Hệ thống giáo trình, bài giảng, bài tập thực hành đã được đầu tư biên soạn, chỉnh lý kịp thời, nhà trường đang từng bước áp dụng phương pháp dạy học mới, trong đó có tăng cường thiết bị dạy học và phát huy tính chủ động của HS trong học tập.

Các phong trào thi đua trong giảng dạy và học tập luôn diễn ra sôi nổi trong nhà trường. Hội giảng cấp trường được tổ chức hàng năm, với sự tham gia của phần lớn GV trường. Nhà trường thường xuyên cử các GV tham gia Hội giảng cấp tỉnh do Sở GD và ĐT, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hai tỉnh: Hưng Yên và Bắc Ninh tổ chức. Nhà trường cũng được các Sở của 2 tỉnh tín nhiệm và cử GV tham dự Hội thi GV giỏi trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề toàn quốc. Đã có 18 GV đạt giải trong các Hội thi này.

4.1.2. Kết quả đào tạo học sinh

Nhìn chung, theo đánh giá của trường, kết quả học tập và rèn luyện của HS là khá cao. HS sau khi tốt nghiệp đã tìm được việc làm xong vẫn còn nhiều HS chưa tìm được việc làm ngay sau khi tốt nghiệp; không tìm được việc làm đúng ngành/nghề đã đào tạo hoặc phải trải qua đào tạo lại để đáp ứng yêu cầu công việc (mục 4.2.1).

Bảng 4.2. Khái quát kết quả đào tạo của Trường

Năm học Bậc trung cấp Bậc cao đẳng Tổng số HS tốt nghiệp (HS) Tỷ lệ (%) Tổng số HS tốt nghiệp (HS) Tỷ lệ (%) 2013 – 2014 1.256 98,32 691 97,19 2014 – 2015 1.606 98,18 901 98,36 2015 - 2016 1741 98,01 962 95,25

4.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO BẬC TRUNG CẤP CỦA TRƯỜNG TRƯỜNG

4.2.1. Thực trạng chất lượng đào tạo theo đánh giá trong

4.2.1.1. Công tác xác định mục tiêu đào tạo, xây dựng chương trình đào tạo Hội đồng Khoa học và Đào tạo của Trường chịu trách nhiệm nghiên cứu và xác định mục tiêu ĐT của từng ngành/nghề. Việc xây dựng chương trình ĐT của Nhà trường do Phòng Đào tạo chủ trì, kết hợp với các khoa chuyên môn, có sự tham gia góp ý kiến của các doanh nghiệp. Định kỳ hàng năm, trên cơ sở việc lấy ý kiến của người học và khảo sát nhu cầu thị trường, Nhà trường đều tổ chức thực hiện rà soát lại mục tiêu chương trình ĐT và điều chỉnh, bổ sung nội dung chương trình ĐT cho phù hợp.

Xuất phát từ đặc thù của đào tạo bậc trung cấp đó là chú trọng đến tay nghề của người lao động nên trong mục tiêu ĐT của mỗi ngành/nghề tại Trường, mục tiêu về mặt kỹ năng rất được chú trọng.

Nếu đối chiếu với Phụ lục 3 thì có thể thấy rằng mục tiêu ĐT của các ngành này đã đáp ứng được yêu cầu của các DN đối với kỹ năng nghề nghiệp của một kế toán viên, công nhân hoặc nhân viên kỹ thuật điện tử / điện công nghiệp và dân dụng ở trình độ trung cấp.

Bảng 4.3. Đánh giá mục tiêu, chương trình đào tạo bậc trung cấp của Trường theo quan điểm của cán bộ quản lý và giáo viên

NGÀNH

CHỈ TIÊU Kế toán DN Kỹ thuật điện tử Điện CN và dân dụng 1. Mức độ rõ ràng, đúng đắn của mục tiêu đào tạo

Mức đánh giá (%) Rất cao 30,8 45,6 20,5 Cao 61,5 54,4 79,5 Trung bình 7,7 0,0 0,0 Thấp 0,0 0,0 0,0

2. Sự phù hợp của CTĐT với mục tiêu đào tạo

Mức đánh giá (%) Rất phù hợp 33,3 25,7 30,3 Phù hợp 50,0 74,3 69,7 Trung bình 16,7 0,0 0,0

Toàn bộ các GV được hỏi đều đánh giá cao mục tiêu ĐT và nội dung chương trình ĐT của ngành Kế toán, Điện tử, Điện công nghiệp và dân dụng bậc trung cấp của nhà trường (Bảng 4.3).

4.2.1.2. Công tác thực hiện quá trình đào tạo

Trong năm học, sau khi nhận được kế hoạch năm học, các khoa sẽ triển khai thực hiện giảng dạy theo kế hoạch và thời khóa biểu của nhà trường. GV lên lớp yêu cầu phải thực hiện theo đúng quy định (chuẩn bị giáo án, bài giảng) đúng tiến độ và thời khóa biểu của nhà trường, đồng thời phải thực hiện cập nhật sổ sách theo quy định (sổ lên lớp, sổ ghi đầu bài, sổ tay giáo viên) để kịp thời phản ảnh kết quả học tập rèn luyện của học sinh theo từng tuần, từng tháng và cả năm học.

Phòng Đào tạo, phòng Công tác HSSV thực hiện công tác thanh kiểm tra tình hình thực hiện quy chế của GV và HSSV. Công tác thanh tra kiểm tra được thực hiện thường xuyên và phản ánh hiệu quả rõ ràng. Điều này có vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên góp phần thực hiện chiến lược nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

Với sự nỗ lực cố gắng của toàn trường trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, đảm bảo thực hiện chương trình đào tạo có chất lượng và hiệu quả. Kết quả học tập và rèn luyện của học sinh trong toàn trường đã đạt được những kết quả nhất định. Cụ thể:

a.Kết quả học tập của học sinh

Việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên được tiến hành dựa trên ba tiêu chí: Điểm kiểm tra thường xuyên trong quá trình học tập (20%), điểm đánh giá nhận thức và thái độ học tập của sinh viên (Điểm chuyên cần: 20%) và điểm thi kết thúc học phần (60%).

Bảng 4.4. Kết quả học tập của học sinh

Năm học Số HS (HS) Giỏi Khá Trung bình Số lượng (HS) Cơ cấu (%) Số lượng (HS) Cơ cấu (%) Số lượng (HS) Cơ cấu (%) 2013 – 2014 1.277 25 2,00 409 32,00 843 66,00 2014 – 2015 1.636 30 1,80 521 31,86 1.085 66,34 2015 – 2016 1.776 32 1,78 534 30,08 1.210 68,14

Bảng 4.4 cho thấy: Số lượng HS đạt kết quả học tập khá và giỏi qua các năm tăng lên nhưng tỷ lệ % HS đạt loại khá và giỏi trên tổng số HS toàn trường hàng năm lại có xu hướng giảm, tỷ lệ HS đạt kết quả học tập trung bình của từng năm khá cao (hơn 60%) và tăng dần qua các năm, không có HS đạt học lực yếu kém. Các số liệu trên cho thấy một thực tại là CL học tập của HS ở mức trung bình khá, việc nâng cao hiệu quả ĐT trong bối cảnh mở rộng quy mô ĐT là một vấn đề khó, nhà trường cần phải có các biện pháp tích cực hơn nữa để nâng cao CL học tập của HS.

b.Kết quả rèn luyện của học sinh

Đánh giá kết quả rèn luyện của HS là việc làm thường xuyên của nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân của học sinh. Việc đánh giá kết quả rèn luyện của HS được tiến hành trên các mặt: Ý thức học tập; ý thức chấp hành nội quy, quy chế, ý thức tham gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo của trường cao đẳng công nghiệp hưng yên (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)