Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo của trường cao đẳng công nghiệp hưng yên (Trang 34)

Phần 1 Mở đầu

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.1. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đào tạo của một số cơ sở đào tạo tại Việt Nam Việt Nam

2.2.1.1. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đào tạo tại Trường Cao đẳng Công nghệ Vietronics

Trong những năm qua, giáo dục Việt Nam đã có nhiều thành tích nhưng cũng bộc lộ những hạn chế và bất cập, tình trạng thừa thầy, thiếu thợ khá phổ biến làm cho cơ cấu bị mất cân đối; chất lượng lao động qua đào tạo không đáp ứng được nhu cầu. Hơn nữa trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam chịu sự cạnh tranh khốc liệt của cơ chế thị trường trong và ngoài nước về lĩnh vực đào tạo. Để giành thắng lợi trong cạnh tranh, chất lượng đào tạo là yếu tố quan trọng, quyết

định sự thành công hay thất bại của các trường đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề. Trước thực trạng trên nhiệm vụ đặt ra cho Trường Cao đẳng Công nghệ Viettronics là phải nâng cao chất lượng đào tạo. Đây cũng chính là yếu tố then chốt giúp cho Nhà trường tồn tại và phát triển bền vững trong giai đoạn hiện hay. Các kinh nghiệm trong việc nâng cao chất lượng đào tạo tại Trường Cao đẳng Cơng nghệ Viettronics bao gồm:

- Thực hiện mơ hình đào tạo mang tính đột phá “2 + 1”. Theo mơ hình này, sinh viên sẽ được gửi đến các doanh nghiệp để được thực tập thực tế. Qua đó, sinh viên tự tích luỹ kiến thức và kinh nghiệm thực tế để phục vụ công việc. Đây là mơ hình đào tạo theo định hướng thực hành và nghiên cứu ứng dụng và là kết quả của định hướng "đào tạo theo nhu cầu thị trường". Chính vì thế sinh viên của trường luôn nhận được sự đánh giá cao của các doanh nghiệp, nhiều sinh viên được các doanh nghiệp cam kết tuyển dụng ngay sau khi ra trường.

- Tổ chức thi, kiểm tra, đánh giá cho sinh viên một cách nghiêm túc, công bằng và khách quan. Nhà trường coi trọng việc “học thật- thi thật và làm thật”, coi đó là tơn chỉ cho mục đích đào tạo của Nhà trường.

- Nhà trường chú trọng vào đào tạo 4 kỹ năng chuyên sâu cho sinh viên bao gồm: kỹ năng chuyên môn nghề nghiệp, kỹ năng tin học, kỹ năng ngoại ngữ và kỹ năng mềm để rèn luyện cho sinh viên có được các kỹ năng áp dụng vào thực tế công việc.

- Nhà trường thường xuyên khuyến khích các cán bộ giảng viên học tập nâng cao trình độ và bồi dưỡng kiến thức thực tế.

- Nghiên cứu khoa học của nhà trường được xem đây là nhiệm vụ quan trọng và được xây dựng, thực hiện đúng quy trình về nghiên cứu khoa học.

- Chuẩn hố giáo trình giảng dạy sử dụng thống nhất trong Nhà trường. Trường đã đầu tư thêm số lượng đầu sách, tài liệu giảng dạy chuyên ngành và nối mạng Internet tạo điều kiện công tác nghiên cứu, dạy và học của giảng viên và sinh viên.

- Phòng học và các trang thiết bị giảng dạy được đầu tư nâng cấp hơn đáp ứng nhu cầu của người học.

- Mở rộng liên kết với các trường đại học, tạo đầu vào cho sinh viên có nhu cầu học tiếp.

2.2.1.2. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đào tạo tại Trường Cao đẳng Bến Tre

Chiến lược phát triển Trường Cao đẳng Bến Tre giai đoạn 2011- 2020 xác định một trong những mục tiêu cần đạt là “Nâng cao CL và phát triển quy mô ĐT - bồi dưỡng, mở các mã ngành mới, liên kết ĐT trình độ đại học bằng nhiều hình thức đa dạng phù hợp, đáp ứng nhu cầu sử dụng nhân lực của địa phương trong thời kỳ CNH - HĐH và hội nhập quốc tế”. Trường đã áp dụng một số giải pháp: Nâng cao CL đội ngũ cán bộ quản lý; Nâng cao CL đội ngũ giảng viên; Đề cao thực tiễn trong hoạt động giảng dạy; Hiện đại hóa trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập.

2.2.1.3. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đào tạo tại Trường Đại học Lạc Hồng Xuất phát từ nhu cầu cung ứng nguồn nhân lực cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa của Đồng Nai nói riêng và khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung; Trường Đại học Lạc Hồng ra đời nhằm đáp ứng cho nhu cầu đó. Trường đã có một số giải pháp để nâng cao CLĐT của trường như sau:

a. Đổi mới chương trình đào tạo

Trường Đại học Lạc Hồng là trường ĐT nhân lực cung cấp trực tiếp cho các Khu Công nghiệp, Khu chế xuất của tỉnh Đồng Nai và các khu vực lân cận. Chính vì thế Nhà trường chú trọng vườn ươm nhân tài. Những sinh viên có học lực từ khá trở lên phải tự chịu trách nhiệm với điểm số của mình và phải tham gia nghiên cứu khoa học.

Trường đã triển khai và thực hiện chủ trương đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá. Trường Đại học Lạc Hồng quán triệt Chỉ thị số 53 tập trung đổi mới phương pháp giảng dạy “xem người học là đồng nghiệp”, khơng đọc - chép hay nhìn - chép trên giảng đường đại học. 100% GV thực hiện chuyển quá trình tự học của sinh viên sang q trình tự học có sự hướng dẫn của GV. Trong lộ trình giảng dạy, ở mỗi buổi giảng, giảng viên đặt câu hỏi để sinh viên thảo luận hiểu bài, cuối một hoặc hai chương giảng viên nêu câu hỏi hoặc bài tập lớn để cho sinh viên làm việc theo nhóm và thảo lụân.

Nhà trường có xu hướng đưa trường học gần với các khu chế xuất, khu công nghiệp, tạo điều kiện cho các cán bộ nhân viên học thêm chuyên môn nghiệp vụ và phục vụ cho nhu cầu học tập suốt đời của các giảng viên, cán bộ công nhân viên, sinh viên trong nhà trường.

b. Liên kết với các doanh nghiệp

Trường Đại học Lạc Hồng đã ký kết với các cơng ty, xí nghiệp, xác định nhu cầu nhân lực trong 5 năm, 10 năm… để có hướng ĐT nhân lực cho sát với nhu cầu thực tế. Thời gian qua trường đã ký kết với hơn 500 cơng ty, xí nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh…để tiếp nhận sinh viên đi LĐ thực tế cuối khóa. Với hoạt động này, Trường đã biến cơng ty, xí nghiệp thành nơi thực hành, thực tập cho sinh viên, giúp sinh viên trực tiếp tiếp xúc với các công nghệ tiên tiến của nước ngoài, làm quen với những quy định làm việc của công ty.

c. Chuẩn đầu ra cho sinh viên

Đối với sinh viên hệ cao đẳng, đại học chính quy khơng thuộc ngành ngơn ngữ về yêu cầu ngoại ngữ phải có các bảng điểm hoặc chứng chỉ sau:

- Bảng điểm TOEIC đạt từ 400 điểm trở lên (do ETS cấp)

- Bảng điểm TOEFL ITP thi trên giấy đạt từ 400 điểm trở lên (do ETS cấp) - Bảng điểm TOEFL IBT đạt từ 32 điểm trở lên (do ETS cấp)

- Bảng điểm IELTS đạt từ 4.5 điểm trở lên, trong đó khơng có điểm thành phần nào dưới 4.0 ( do Bristish Council cấp)…

- Giấy chứng nhận kết quả thi tiếng Anh tương đương 400 điểm TOEIC trở lên do Trường Đại học Lạc Hồng cấp vào năm 2011.

- Chứng chỉ B tiếng Anh do Trường Đại học Lạc Hồng cấp.

- Bằng tốt nghiệp cao đẳng hoặc đại học ngành Ngữ văn Anh hệ chính qui, tại chức, văn bằng 2, liên thơng, hồn chỉnh có phơi bằng của Bộ GD và ĐT.

Với quy định chuẩn đầu ra như thế, sinh viên có đủ khả năng làm việc trong các cơng ty, xí nghiệp ở trong và ngồi nước, thỏa mãn được yêu cầu của thực tế.

2.2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Trường Cao đẳng Công nghiệp Hưng Yên Thứ nhất, muốn nâng cao CLĐT của Trường CĐ Công nghiệp Hưng n, phải có cái nhìn khách quan, tồn diện về thực trạng CLĐT bậc trung cấp của Trường trong thời gian vừa qua cũng như các nhân tố ảnh hưởng.

Thứ hai, thường xuyên rà soát mục tiêu đào tạo, đổi mới nội dung chương trình đào tạo của các ngành, nghề đào tạo bậc trung cấp sao cho phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động.

Thứ ba, coi trọng phát triển đội ngũ giáo viên trong Nhà trường và đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ đào tạo.

Thứ tư, liên kết với các doanh nghiệp trong việc đào tạo để đảm bảo đào tạo gắn với thị trường, gắn với nhu cầu sử dụng lao động.

2.3. CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRƯỚC CĨ LIÊN QUAN

Liên quan đến CLĐT bậc trung cấp trong hệ thống GD quốc dân tại Việt Nam, đã có nhiều cơng trinh nghiên cứu như:

- Trần Khánh Đức (1998) đã nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu sự đáp ứng của GD đại học và chuyên nghiệp đối với thị trường lao động". Nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp nâng cao mức độ đáp ứng của GD đại học và chuyên nghiệp với thị trường lao động.

- Nguyễn Đức Trí (2005) với đề tài “Đánh giá chất lượng GD chuyên nghiệp: cơ sở lý luận và thực tiễn”; (2008) với đề tài “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng GD chuyên nghiệp và cao đẳng ở Việt Nam”. Các nghiên cứu trên đã hệ thống hoá một cách khái quát chất lượng GD đồng thời đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng GD chuyên nghiệp và cao đẳng ở nước ta.

- Phan Thị Hồng Vinh và Ngô Thị San (2008) đã nghiên cứu đề tài “Đánh giá CLĐT trong các trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học” nhằm đánh giá thực trạng tổng quan về chất lượng đào tạo trong các trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học.

Ngồi các nghiên cứu nói trên, đứng trước u cầu về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngày càng trở nên bức thiết, các trường phải nâng cao CLĐT, một số tác giả đã đi vào nghiên cứu thực trạng CLĐT ở các trường cao đẳng, trung cấp và đề xuất những biện pháp, giải pháp nhằm nâng cao CLĐT, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của địa phương như: Tác giả Nguyễn Thị Hiếu với đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại Trường Cao đẳng nghề Bách khoa Hà Nội”; Tác giả Đặng Huy Phương với đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng nghề Tỉnh Đồng Tháp”. Các đề tài này đã phản ánh được thực trạng đào tạo của trường và đưa ra những đề xuất, giải pháp nâng cao CLĐT ở các trường nói trên, góp phần vào sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng của địa phương.

PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 3.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 3.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Trường Cao đẳng Cơng nghiệp Hưng Yên là một trường cao đẳng kinh tế - kỹ thuật công lập, trực thuộc Bộ Công Thương. Trường được thành lập theo Quyết định số 215/QĐ-BGD&ĐT ngày 14 tháng 01 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ GD và ĐT trên cơ sở trường Quản lý kinh tế Công nghiệp.

Tiền thân của trường Cao đẳng Công nghiệp Hưng Yên là trường Quản lý kinh tế Công nghiệp, được thành lập trên cở sở hợp nhất 3 trường trung cấp kinh tế trực thuộc Bộ Công nghiệp nặng trước kia theo Quyết định số 849/QĐ- TCCBĐT ngày 12/11/1994 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng. Ba trường là:

- Trường Trung học Nghiệp vụ tại chức - quận Cầu Giấy, Hà Nội - là cơ sở chính của trường Quản lý kinh tế Cơng nghiệp, được thành lập từ năm 1967;

- Trường Quản lý kinh tế Hoá chất - huyện Từ Sơn, Bắc Ninh - là Phân hiệu I của trường Quản lý kinh tế Công nghiệp, được thành lập từ năm 1970;

- Trường Cán bộ quản lý và Nghiệp vụ kinh tế địa chất - huyện Yên Mỹ, Hưng Yên - là Phân hiệu II của trường Quản lý kinh tế Công nghiệp, được thành lập từ năm 1965.

Theo Quyết định số 1299/QĐ-TCCB ngày 28/5/2004 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về việc chuyển cơ sở Hà Nội của trường về Trường Trung học Kinh tế, từ ngày 28/5/2004 đến trước khi nâng cấp lên trường cao đẳng, Trường Quản lý kinh tế Cơng nghiệp chỉ cịn 2 cơ sở: cơ sở chính tại xã Giai Phạm, Yên Mỹ, Hưng Yên và cơ sở II tại xã Đồng Quang, Từ Sơn, Bắc Ninh.

Hiện tại, Trường Cao đẳng công nghiệp Hưng n có 2 cơ sở: - Cơ sở chính, tại xã Giai Phạm, Yên Mỹ, Hưng Yên;

- Cơ sở 2, tại phường Đồng Kỵ, thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh.

Với hơn 50 năm thành lập và phát triển, Nhà trường đã ĐT trên 40.000 cán bộ trung cấp, công nhân kỹ thuật, cán bộ quản lý, đáp ứng nhu cầu nhân lực của Bộ Công nghiệp (trước kia), hai tỉnh; Bắc Ninh, Hưng Yên và các

tỉnh, thành lân cận. Nhà trường đã được Bộ GD và ĐT xếp hạng trường loại 1. Nhà trường đã vinh dự đón nhận Huân trương LĐ hạng nhì của Chủ tịch nước vào tháng 02/ 2008...

3.1.1.2. Sứ mạng và mục tiêu phát triển của Trường

Trường Cao đẳng Công nghiệp Hưng Yên là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có chất lượng cao thuộc các lĩnh vực kinh tế - kỹ thuật, như: Kế tốn, kiểm tốn, tài chính - ngân hàng, quản trị kinh doanh, tin học quản lý, công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật điện - điện tử, cơng nghệ may, cơ khí và các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật; là cơ sở nghiên cứu, triển khai khoa học - công nghệ phục vụ quản lý, sản xuất - kinh doanh của ngành Công thương và sự phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu.

Xây dựng Trường Cao đẳng Công nghiệp Hưng Yên thành một trường trọng điểm đào tạo đa ngành, đa cấp; một cơ sở đào tạo chất lượng cao có uy tín, có thương hiệu trong ngành và xã hội. Không ngừng mở rộng quan hệ hợp tác liên kết đào tạo, nghiên cứu khoa học - công nghệ với các trường đại học, học viện và các cơ sở nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước. Xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên, viên chức đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đạt các tiêu chuẩn về trình độ, năng lực và phẩm chất. Tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ quá trình đào tạo. Phấn đấu nâng cấp Trường trở thành trường đại học trong những năm 2020 - 2025.

3.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý

Theo Quyết định số 10130/QĐ-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trường Cao đẳng Công nghiệp Hưng Yên, cơ cấu tổ chức của Nhà trường bao gồm: Ban Giám hiệu, các phòng chức năng, các khoa chuyên môn, các tổ bộ môn chuyên môn, các hội đồng trường. Cơ cấu này được minh chứng qua sơ đồ hình 3.1.

Hình 3.1. Cơ cấu tổ chức của trường Cao đẳng Công nghiệp Hưng n HIỆU TRƯỞNG PHĨ HIỆU TRƯỞNG PHỤ TRÁCH CHUN MƠN PHÓ HIỆU TRƯỞNG PHỤ TRÁCH CƠ SỞ VẬT CHẤT PHÓ HIỆU TRƯỞNG PHỤ TRÁCH CƠ SỞ 2 CÁC HỘI ĐỒNG TRƯỜNG Phịng ĐT Phịng Tài chính - Kế tốn Phịng Cơng tác HS - SV Phịng Tổ chức - Hành chính Phịng Quản trị - Đời sống Khoa Tài chính – Kế tốn Khoa Cơng nghệ thơng tin Khoa Công nghệ may - Thời trang Khoa Điện Khoa Khoa học cơ bản Phòng NCKH &HTQT Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học Khoa Quản trị kinh doanh Khoa Lý luận chính trị Phịng Tuyển sinh

và Giới thiệu việc làm

3.1.2.1. Ban Giám hiệu

Ban Giám hiệu bao gồm: Hiệu trưởng và 03 Phó Hiệu trưởng.

Hiệu trưởng trường do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm với nhiệm kỳ 05 năm. Hiệu trưởng chỉ đạo toàn bộ hoạt động của Nhà trường, chịu trách nhiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo của trường cao đẳng công nghiệp hưng yên (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)