- Tiền gửi thanh toán
LIÊN DOANH VIỆT NGA ĐẾN NĂM
3.3.3. Đối với Ngân hàng Nhà nước
NHNN với vai trò là cơ quan chủ quản trực tiếp cùng những thay đổi trong chính sách, cơ chế cũng sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của các NHTM nói chung và của VRB nói riêng.
Ngân hàng nhà nước nghiên cứu và ban hành bộ chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của một ngân hàng thương mại, trên cơ sở đó đề ra tiêu chuẩn xếp loại chi tiết các ngân hàng để làm tiền đề thanh lọc các ngân hàng yếu kém khỏi thị trường thông qua hoạt động sát nhập và giải thể.
Ngân hàng nhà nước chỉ đạo Nhóm công tác Việt Nam về thanh toán bằng VND và RUB sớm hoàn tất việc xây dựng cơ chế xác định tỷ giá trực tiếp giữa VND và RUB để làm căn cứ chính thức thanh toán cho các hoạt động trao đổi thương mại giữa hai nước. Trên cơ sở đó, đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan bộ ngành sử dụng đồng bản tệ hai nước trong việc thanh toán trao đổi hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước bao gồm cả thanh toán những khoản đầu tư công.
Cần sớm hoàn chỉnh, bổ sung và chỉnh sửa các cơ chế, chính sách và những văn bản phù hợp với tình hình thực tế và lộ trình thực hiện cam kết quốc tế
trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Đồng thời, ban hành những qui trình, qui chế hoạt động chung của ngân hàng cùng những hướng dẫn chi tiết mang tính khả thi, đồng thời không có sự chồng chéo, mâu thuẫn với nhau, gây khó khăn trong việc triển khai áp dụng của các NHTM.
Ban hành những qui định chung về chuẩn công nghệ ngân hàng nhằm định hướng cho các ngân hàng phát triển công nghiệp, tự đó tạo sự dễ dàng trong việc phối hợp, liên kết giữa các ngân hàng.
Cần xây dựng đề án cải cách bộ máy thanh tra, nâng cao tính hiệu quả và hiệu lực trong công tác kiểm tra, giám sát nhằm giúp hoạt động kinh doanh của các NHTM đi vào khuôn khổ chung, đồng thời góp phần nâng cao nhận thức của các NHTM trong việc đảm bảo an toàn hệ thống cũng như trong hoạt động song song với công tác phát triển.
Cần xây dựng hệ thống thông tin tài chính trực tuyến hiện đại với tính bảo mật cao, đảm bảo hệ thống ngân hàng luôn hoạt động an toàn và hiệu quả trong sự giám sát chặt chẽ.
Ngân hàng nhà nước cần tiếp tục định hướng cho các NHTM phát triển các hoạt động dịch vụ, đặc biệt là phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin nhằm đảm bảo cho các NHTM đầu tư đúng hướng và có hiệu quả trong kinh doanh .
KẾT LUẬN
Trước sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt trong xu thế hội nhập nền kinh tế quốc tế của Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, đòi hỏi tất cả các thành phần kinh tế của Việt Nam trong đó có các NHTM phải luôn nỗ lực đổi mới, phát triển về mọi mặt, hướng tới nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể tự thích nghi trước sự thay đổi này.
Cùng với các NHTM trong nước khác, trong suốt thời gian qua Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga cũng đã chủ động, sáng tạo trên cơ sở phân tích, dự báo tình hình thực tế, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, xác định những ưu điểm cũng như những hạn chế của ngân hàng để định hướng từng bước trở thành một trong những ngân hàng hiện đại - uy tín – chất lượng trong hệ thống, là cầu nối góp phần thúc đẩy thương mại, hợp tác, đầu tư giữa hai nước Việt Nam - Liên Bang Nga Để đạt được mục tiêu trên, một trong những vấn đế cấp thiết mà VRB phải tập trung giải quyết đó là kinh doanh hiệu quả và từng bước nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ đặc biệt là mảng dịch vụ hướng tới cộng đồng doanh nghiệp Nga tại Việt Nam và kiều bào, doanh nghiệp Việt Nam tại Liên bang Nga. Luận văn đã thực hiện được các nội dung sau:
Chương 1 nghiên cứu những lý luận chung về nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ của NHTM. Luận văn đi sâu nghiên cứu các hệ thống lý luận về nâng cao hiệu quả kinh doanh và chỉ tiêu đánh giá tình hình nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ của ngân hàng. Đánh giá tổng hợp nâng cao hiệu quả kinh doanh chính là phản ánh toàn bộ quá trình sử dụng nguồn lực kinh doanh để đạt các mục tiêu đề ra. Đối với NHTM, nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ của NHTM được đánh giá qua sự tăng trưởng về quy mô, cải thiện chất lượng tài sản Có, các chỉ tiêu sinh lời được cải thiện và phù hợp với quy mô phát triển. Bên cạnh đó cần phải đi sâu vào phân tích việc nâng cao hiệu quả của từng nhóm dịch vụ như dịch vụ tín dụng, dịch vụ huy đông vốn, dịch vụ thanh toán... để phân tích hiệu quả của từng bộ phận. Từ
đó biết được Ngân hàng có nâng cao hiệu quả kinh doanh hay không và trong các nhóm dịch vụ đó thì dịch vụ nào ảnh hưởng nhiều nhất đến nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ của Ngân hàng.
Chương hai phân tích các nhóm chỉ tiêu để đánh giá tốc độ tăng hiệu quả kinh doanh dịch vụ qua bốn năm của VRB. Qua đó có thể thấy ngân hàng chỉ tăng trưởng về mặt quy mô, các chỉ tiêu hiệu quả chưa được cải thiện vàcó xu hướng suy giảm. Dịch vụ tín dụng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cầu tài sản có nhưng mức sinh lời thấp; huy động vốn mất cần đối với nhu cầu sử dụng vốn và làm tăng đáng kể chi phí vốn, thu phí dịch vụ không nhiều đột phá thậm chí giảm dần. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới hiệu quả kinh doanh chưa cải thiện như trên nhưng chủ yếu là do Ngân hàng mới thành lập trong điều kiện thị trường tài chính phức tạp, cạnh tranh gay gắt, mạng lưới hoạt động quá mỏng, hệ thống kiểm soát rủi ro và quản trị điều hành chưa đảm bảo nên mục tiêu hiện thực hóa lợi nhuận và nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ trong các năm đầu còn nhiều bất cập.
Qua phân tích thực trạng nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ của VRB từ năm 2007 đến 2010, chương ba đề xuất hai nhóm giải pháp bao gồm: nhóm giải pháp tổng thể và nhóm giải pháp với từng dịch vụ. Các giải pháp đưa ra hướng tới mục tiêu chính khắc phục những điểm yếu nội tại trong bản thân ngân hàng để góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, khai thác tiềm năng thị trường mục tiêu: tăng tỷ trọng thu dịch vụ trong cơ cấu thu nhập của VRB, thực hiện đa dạng hóa đầu tư và nâng cao chất lượng tài sản có, tăng cường quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, đầu tư công nghệ thông tin, giảm chi phí hoạt động. Đồng thời luận văn cũng chú trọng đến các giải pháp cụ thể góp phần nâng cao hiệu quả của nhóm dịch vụ chính và chiến lược của ngân hàng. Từ đó luận văn đề xuất một số kiến nghị với hai Ngân hàng mẹ và Ngân hàng nhà nước để góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Ngân hàng Liên doanh Việt – Nga.