- Tiền gửi thanh toán
LIÊN DOANH VIỆT NGA ĐẾN NĂM
3.2.2.1 Dịchvụ huy động vốn
Công tác huy động vốn ảnh hưởng đáng kể tới sự phát triển và lợi nhuận của ngân hàng, với mức chênh lệch lãi suất đầu vào đầu ra ngày càng thu hẹp như hiện nay thì các ngân hàng khó có thể thu hút thêm khách hàng tiền gửi mới bằng việc đưa ra mức lãi suất huy động cao hơn. Để tránh tình trạng cạnh tranh về lãi suất huy động VRB cần tối ưu hoá lãi suất tiết kiệm và phát triển các dịch vụ thanh toán, các sản phẩm thanh toán nhằm giảm chi phí vốn đầu vào. Thực hiện giảm chi phí huy động, huy động nguồn vốn bằng nhiều hình thức như: phát triển các sản phẩm thanh toán và quản lý vốn, dịch vụ thẻ để thu hút khách hàng mở tài khoản tại NHTM và sử dụng số dư trên các tài khoản này nhằm giảm chi phí vốn, tăng độ ổn định của nguồn vốn do đây là những khoản vốn huy động với lãi suất khá thấp. Tuy nhiên, Ngân hàng cần thận trọng trong việc huy động nguồn này và phải có dự trữ những khoản tiền để thanh toán hoặc tài sản thanh khoản cao vì đây là những khoản tiền gửi không kỳ hạn nên khách hàng có thể rút vốn bất cứ khi nào.
Hoàn thiện và phát triển các sản phẩm huy động truyền thống như tiền gửi, tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, đồng thời đẩy mạnh triển khai các sản phẩm tiện ích như tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm rút dần, tiết kiệm linh hoạt, huy động
dự thưởng, v.v… Tập trung hơn nữa vào dịch vụ thanh toán thẻ với nhiều hình thức khuyến mại, kết hợp phát triển sản phẩm như áp dụng chương trình tặng dịch vụ bảo hiểm dành cho chủ thẻ VRB nhằm tăng trưởng lượng thẻ thanh toán của VRB trên thị trường đồng thời cũng tranh thủ được nguồn tiền gửi nhàn rỗi của khách hàng.
Tập trung đa dạng hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ huy động, kết hợp với phát triển những dịch vụ tín dụng đầu tư, thanh toán không dùng tiền mặt, dịch vụ tài khoản và quản lý tài sản trên nguyên tắc chia sẻ rủi ro và lợi nhuận giữa khách hàng và VRB, góp phần xây dựng hệ thống dịch vụ ngân hàng trọn gói, đa năng, đa tiện ích phục vụ khách hàng.
VRB cũng cần thường xuyên rà soát, đánh giá, so sánh sản phẩm tiền gửi của VRB so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Thu thập các ý kiến phản hồi của khách hàng về các sản phẩm huy động vốn đang áp dụng để đánh giá hiệu quả của các sản phầm. Đồng thời, khảo sát nhu cầu gửi tiền, sử dụng các tiện ích của ngân hàng đề nghiên cứu triển khai các sản phẩm phù hợp.
Đồng thời, cần xác định sản phẩm tiền gửi “ Hành trình đến với nước Nga” là sản phẩm đặc trưng của VRB, cần chú trọng phát triển sản phẩm này hơn nữa. Tăng cường hoạt động đầu tư tiền gửi ở các ngân hàng nước ngoài chủ yếu thông qua VRB Matxcova. Thiết lập quan hệ đại lý với các ngân hàng nước ngoài mở rộng tới các thị trường khác như Nhật bản, Ucraine, Singapore… đồng thời với tăng cường công tác phân tích dự báo thị trường, quản trị rủi ro an toàn hoạt động ngân hàng.
Xây dựng chính sách động lực khuyển khích nâng cao huy động vốn đến từng cán bộ, nhân viên làm việc tại VRB. Theo đó, cán bộ trong hệ thống vận động được người thân, bạn bè và tiếp thị thêm được khách hàng gửi tiền tại VRB tùy theo mức tiền gửi, thời gian gửi và hiệu quả mạng lại cho VRB sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi bằng vật chất, bằng hình thức khen thưởng, bằng các đãi ngộ khác như tăng lương trước thời hạn, cử đi đào tạo, tập huấn, du lịch v.v. Khuyến khích tiến tới thực hiện chế độ tiền lương cá nhân theo mức độ hoàn thành công việc. Trên cơ
sở thực hiện các chỉ tiêu chăm sóc và phát triển khách hàng, các đơn vị trong hệ thống hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu được giao sẽ được tính điểm bổ sung tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành kết quả kinh doanh.