NIM = Thu lãi cho vay và đầu tư CK – Chi trả lãi tiền gửi và nợ khác (1.13) Tổng tài sản sinh lời bình quân
NNIM = Thu ngoài lãi – Chi trả ngoài lãiTổng tài sản sinh lời bình quân (1.14)
đo tính hiệu quả cũng như khả năng sinh lời. Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên NIM đo lường mức chênh lệch giữa thu từ lãi và chi phí trả lãi mà ngân hàng có thể đạt được thông qua hoạt động kiểm soát chặt chẽ tài sản sinh lời và theo đuổi các nguồn vốn có chi phí thấp nhất. Trái lại, tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên NNIM đo lường mức chênh lệch giữa nguồn thu ngoài lãi, chủ yếu là nguồn thu phí từ các dịch vụ với các chi phí ngoài lãi mà ngân hàng phải chịu (gồm tiền lương, chi phí sửa chữa, bảo hành thiết bị và chi phí tổn thất tín dụng).
Do đó, các chỉ số này càng tăng càng cho thấy việc cải thiện hiệu quả sinh lời của các dịch vụ tín dụng và phi tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
1.2.3. Nhóm chỉ tiêu nâng cao chất lượng tài sản Có
Trong thực tế, việc xem xét phân loại tài sản Có thường được các ngân hàng thương mại rất chú ý quan tâm. Tài sản Cócủa ngân hàng là kết quả của việc sử dụng vốn của ngân hàng đó, những tài sản Có đem lại thu nhập, tức là tài sản thu được lãi, giúp cho ngân hàng tạo lợi nhuận.Tài sản Có của NHTM bao gồm tất cả các khoản mục bên phải của bảng cân đối tài sản, đó là: Tài sản ngân quỹ, tài sản cho vay, tài sản đầu tư và tài sản cố định.
Chất lượng tài sản Có là chỉ tiêu tổng hợp nói lên khả năng bền vững về mặt tài chính, khả năng sinh lời, năng lực quản lý và phần rủi ro trong kinh doanh tiền tệ. Thông thường phân tích chất lượng tài sản Có trước hết phải xem tính hợp lý trong cơ cấu của tài sản Có nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu nâng cao mức doanh lợi, đồng thời đảm bảo khả năng thanh toán đối với khách hàng. Để đánh giá tính hợp lý trong cơ cấu tài sản Có của một NHTM có thể sử dụng 02 hệ số cơ cấu sau:
Hệ số cơ cấu tỷ lệ của 04 nhóm tài sản Có: Ngân quỹ, cho vay, đầu tư và tài sản cố định. Qua chỉ số này người ta có thể nhận định tính hợp lý của việc sử dụng vốn của Ngân hàng. Ngân hàng nào tỷ trọng tài sản cho vay và tài sản đầu tư càng lớn với điều kiện đảm bảo những tỷ lệ thích đáng cho tài sản ngân quỹ và tài sản cố định thì cơ cấu tài sản của Ngân hàng đó càng hợp lý.
Hệ số cơ cấu tỷ lệ của 02 nhóm tài sản Có sinh lời và tài sản Có không sinh lời: Hệ số này cho phép nhận định mức độ tận dụng các nguồn vốn của Ngân hàng
để tối đa hoá lợi nhuận. Tiền mặt tại quỹ, tiền gửi dự trữ bắt buộc tại NHTW, tài sản cố định của Ngân hàng là tài sản Có không sinh lời nhưng không thể thiếu được nhằm đảm bảo khả năng thanh toán, phòng tránh rủi ro cho NHTM.
Chất lượng tài sản Có được cải thiện khi tỷ trọng tài sản cho vay và đầu tư càng lớn và tỷ trọng tài sản Có không sinh lời thấp. Nâng cao chất lượng tài sản gắn liền với quá trình thay đổi, chuyển dịch cơ cấu trong đầu tư, trong khai thác và sử dụng vốn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
1.2.4. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh từng loại dịch vụ
1.2.4.1. Nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ tín dụng