Xu hướng phát triển dịchvụ ngân hàng tại Việt Nam đến năm

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ tại ngân hàng liên doanh việt - nga (Trang 71)

- Tiền gửi thanh toán

LIÊN DOANH VIỆT NGA ĐẾN NĂM

3.1.1. Xu hướng phát triển dịchvụ ngân hàng tại Việt Nam đến năm

Theo đánh giá của nhiều tổ chức uy tín, phát triển dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam có tiềm năng tăng trưởng rất lớn. Với mức tăng trưởng GDP của Việt Nam được dự báo là khoảng 6 - 8% trong những năm tới, dịch vụ ngân hàng được kỳ vọng tăng trưởng 20-25% trong vòng 5 năm tới.

Trong thời gian tới, các NHTM sẽ tăng cường đa dạng hoá sản phẩm và dịch vụ, phát triển sản phẩm mới dựa trên cơ sở công nghệ tiên tiến về nghiệp vụ bán lẻ, thanh toán và giao dịch. Hoạt động ngân hàng bán lẻ với đặc thù an toàn, hiệu quả và tiềm năng lớn đang được nhiều ngân hàng quan tâm triển khai. Dưới áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt về khả năng cung cấp các dịch vụ tiện ích ngân hàng và sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, các NHTM đều định hướng phát triển các dịch vụ ngân hàng đặc biệt là các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Hiện nay, quy mô của thị trường dịch vụ ngân hàng ở Việt Nam còn nhỏ bé, theo báo cáo của một số tổ chức nghiên cứu, đến nay mới chỉ có 17% dân số Việt Nam có tài khoản tại ngân hàng. Nhưng với tình hình chính trị xã hội ổn định, kinh tế tăng trưởng, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, dân số đông (theo kết quả thống kê 01/4/2009 là 85,8 triệu người với 2/3 số dân trong độ tuổi lao động), thu nhập của người dân ngày càng tăng (GDP bình quân đầu người năm 2008 đạt 1.024 USD, tăng gấp 3 lần trong vòng 10 năm) và mức độ thâm nhập của các dịch vụ tài chính ngân hàng còn thấp, Việt Nam được đánh giá là thị trường đầy tiềm năng về phát triển dịch vụ. Theo dự đoán, doanh thu từ dịch vụ ngân hàng sẽ tăng khoảng 25%-30% mỗi năm trong vòng 5-10 năm tới.

Mặt khác cam kết của Chính phủ đối với việc phát triển hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt cũng mang lại số lượng lớn tài khoản ngân hàng được mở và cải thiện tính phổ biến của các dịch vụ ngân hàng. Thanh toán bằng tiền mặt giảm dần hàng năm: 1997: 32,2%; 2001: 23,7%; 2004: 20.3%; 2005: 19%; và 2006: 18%; 2007: 16,36% và 2008: 14,6% và tiếp tục có xu hướng giảm trong thời gian tiếp theo. Đây sẽ là cơ hội để các Ngân hàng đẩy mạnh hoạt động của mình theo hướng cung cấp các dịch vụ tiện ích cao.

Việc phát triển các dịch vụ ngân hàng quốc tế như: hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai, hợp đồng hoán đổi lãi suất,… là những lĩnh vực cũng còn mới mẻ và có tiềm năng phát triển rất lớn tại Việt Nam. Ngoài ra, lĩnh vực bảo hiểm tại Việt Nam được đánh giá là một lĩnh vực còn rất nhiều tiềm năng. Tốc độ tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ ước tính tăng trưởng khoảng bình quân giai đoạn 2010-2015 khoảng 20%. Đây là cơ hội cho các ngân hàng, công ty bảo hiểm liên kết để khai thác, phát triển các sản phẩm liên kết Bảo hiểm - Ngân hàng bằng việc kết nối, bán các sản phẩm Bảo hiểm thông qua Ngân hàng.

Hơn nữa, sau khi Việt Nam chính thức là thành viên của WTO thì việc mở cửa trong lĩnh vực ngân hàng đã sâu rộng hơn nhiều so với trước đây do Việt Nam phải thực hiện các cam kết trong quá trình hội nhập. Về tổng thể, các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam trong lĩnh vực ngân hàng đã cho phép các tổ chức tín dụng nước ngoài được hiện diện ở Việt Nam dưới nhiều hình thức khác nhau, mở rộng phạm vi và loại hình cung cấp các dịch vụ ngân hàng. Các cam kết mở cửa thị trường ngân hàng sẽ góp phần tăng cường tính cạnh tranh trong thị trường tài chính ngân hàng của Việt Nam. Sức ép cạnh tranh sẽ buộc các ngân hàng trong nước phải chủ động điều chỉnh mô hình và chính sách quản lý, nâng cao hiệu quả kinh doanh, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tạo được lợi thế với các ngân hàng nước ngoài.

Tóm lại, tiềm năng phát triển dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam còn rất lớn trong các năm sắp tới, tuy nhiên sức ép cạnh tranh cũng trở thành thách thức không nhỏ cho các NHTM tại Việt Nam nói chung và Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga nói riêng.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ tại ngân hàng liên doanh việt - nga (Trang 71)