Tỷ trọng dư nợ nhóm 21% 0% 12% 12%

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ tại ngân hàng liên doanh việt - nga (Trang 43)

(Nguồn: Tài liệu tổng kết hoạt động kinh doanh VRB từ 2007-2010)

- Do đặc thù của những năm đầu hoạt động, quy mô tín dụng còn tương đối nhỏ nên tốc độ tăng trưởng tín dụng của VRB khá cao, chỉ trong vòng 4 năm, dư nợ tín dụng của VRB đã tăng hơn 9 lần

- Về cơ cấu tín dụng, VRB duy trì cơ cấu tín dụng chưa thực sự hợp lý:

chiếm 41.48% tổng dư nợ, và tỷ trọng này có xu hướng tăng vào năm 2009 và đã được điều chỉnh giảm trong năm 2010, tuy nhiên vẫn chiếm tới 41.48% tổng dư nợ. Trong khi đó, định hướng hiện nay của các NHTM là giảm dần dư nợ trung dài hạn để kiểm soát rủi ro tín dụng và tuân thủ Quy định của NHNN tại thông tư 15 về nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn.

+ Cơ cấu tín dụng theo ngành nghề: Dư nợ tín dụng vẫn chủ yếu tập trung ở các ngành Xây dựng, Công nghiệp năng lượng, Sản xuất Công nghiệp, Vật liệu xây dựng và thương mại du lịch. Đến năm 2010, Dư nợ tín dụng trong ngành du lịch, thương mại tăng mạnh chiếm 27% dư nợ. Tuy nhiên, dư nợ cho vay lĩnh vực BĐS, xây lắp lại có chiều hướng gia tăng.

+ Cơ cấu dư nợ theo đối tượng khách hàng cho thấy VRB vẫn đang tập trung phục vụ đối tượng khách hàng là các TCKT, dư nợ của nhóm khách hàng tư nhân, cá thể chỉ chiếm tỷ trọng ở mức khiêm tốn dưới 20% (năm 2010) và có xu hướng giảm đi qua các năm.

- Chất lượng tín dụng của VRB qua 4 năm từ 2007-2010 có chiều hướng giảm. Tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu qua các năm đều tăng. Tỷ lệ Nợ nhóm 2 tăng đáng lo ngại từ mức 0,37% năm 2008 lên 11,99% năm 2010. Kết quả này cho thấy, VRB đang gặp trở ngại trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng khi theo đuổi tốc độ tăng trưởng quá cao, và cũng đặt ra thách thức cho VRB trong giai đoạn phát triển mới.

* Dịch vụ huy động vốn

Huy động vốn từ khách hàng của VRB liên tục được mở rộng, đến 31/12/2010 đạt hơn 255 triệu USD, tương đương 5100 tỷ đồng chiếm 43% tổng tài sản trên bảng cân đối. Quy mô huy động cho thấy cố gắng của ngân hàng trong việc thu hút vốn từ dân cư và các TCKT để mở rộng nền tảng vốn.

Tỷ trọng huy động vốn dân cư/ tổng nguồn vốn được cải thiện liên tục theo hướng hợp lý. Năm 2007 vốn dân cư chỉ đạt 7,85%/ tổng nguồn vốn thì đến 2010 tỷ trọng đã nâng lên 41,45%.

trong huy động VNĐ năm 2010. Giai đoạn 2007-2009 tỷ trọng VNĐ/ tổng nguồn vốn thường dao động ở mức 65% - 80% thì đến 2010, tỷ lệ VNĐ/ tổng nguồn vốn chỉ đạt 48,93%.

Có sự bất hợp lý về kỳ hạn. Theo đó nguồn vốn huy động trung dài hạn liên tục sụt giảm cả về qui mô và tỷ trọng. Đến 31/12/2010 tỷ trọng vốn trung dài hạn/ tổng nguồn vốn chỉ đạt 1,65%.

Bảng 2.2 Kết quả huy động vốn giai đoạn 2007-2010

Đơn vị: Ngàn USD, %

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 Tỷ trọng

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ tại ngân hàng liên doanh việt - nga (Trang 43)