Chính sách kinh doanh dịchvụ

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ tại ngân hàng liên doanh việt - nga (Trang 74)

- Tiền gửi thanh toán

LIÊN DOANH VIỆT NGA ĐẾN NĂM

3.1.2.2. Chính sách kinh doanh dịchvụ

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng hậu WTO của Việt Nam, trên cơ sở đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh đạt được trong thời gian qua, VRB đã xây dựng thành công chiến lược kinh doanh giai đoạn năm 2011-2015 dưới sự trợ giúp và tư vấn của các ngân hàng mẹ. Kế hoạch chiến lược này đã được VRB xây dựng một cách công phu, bài bản và khoa học dựa trên những phân tích đầy đủ về môi trường kinh tế - chính trị - xã hội, nắm bắt cơ hội thị trường, cơ hội hợp tác kinh doanh, nhận diện sâu sắc đối thủ cạnh tranh, xác định và tập trung phát triển những lĩnh vực có tiềm năng,… Một số chính sách điển hình có thể kể đến gồm:

* Về thị trường mục tiêu: Xác định rõ chiến lược khách hàng và thị trường, phát triển và đa dạng hóa sản phẩm - dịch vụ ngân hàng hiện đại với mạng lưới phân phối rộng khắp nhằm đáp ứng đầu đủ nhu cầu của khách hàng. Cụ thể chiến lược khách hàng của VRB như sau:

+ Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp liên doanh.

+ Các doanh nghiệp đã và sẽ có quan hệ trao đổi kinh tế thương mại giưũa Việt nam – Liên bang Nga và ngược lại.

+ Cộng đồng người Việt đang làm ăn, sinh sống tại liên bang Nga và cộng đồng người nga đang làm việc và sinh sống tại Việt Nam.

+ Nhóm khách hàng cá nhân có nhu cầu tiếp cận các dịch vụ Ngân hàng để phục vụ mục đích tiêu dùng tại hai nền kinh tế Nga - Việt.

*Về sản phẩm và dịch vụ: VRB cần tập trung phát triển tất cả các sản phẩm dịch vụ của một Ngân hàng hiện đại như thanh toán qua mạng, các dịch vụ Ngân hàng tự động, dịch vụ Ngân hàng tại nhà, cung cấp tín dụng và huy động vốn tự động, dịch vụ quản lý vốn và tư vấn kế hoạch tài chính cho khách hàng là cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các sản phẩm tín dụng tiêu dùng dành cho đối tượng có thu nhập cao, các dịch vụ về quản lý rủi ro cho khách hàng….

* Về ngành hàng: cần tập trung vào các nghành hành như năng lượng, thuỷ điện, công nghiệp có chất lượng cao và nhóm các mặt hàng tiêu dùng, hàng xuất, nhập khẩu mà thị trường Nga và Việt Nam đang cần.

*Về đối thủ cạnh tranh: VRB cần xác định đối thủ cạnh tranh chính của VRB là các Ngân hàng thương mại cổ phần, Ngân hàng liên doanh và Ngân hàng 100% vốn nước ngoài do nhóm khách hàng mục tiêu và phân khúc thị trường là tương đối giống nhau.

Tính đến nay, VRB đã đi được một chặng đường nhỏ của chiến lược này với những thành quả đạt được đáng khích lệ, tuy nhiên đây lại là một chặng đường rất quan trọng, khởi đầu cho sự nghiệp xây dựng VRB một Ngân hàng bán lẻ hiện đại -

hoạt động theo thông lệ quốc tế, dựa trên nền tảng công nghệ Ngân hàng tiên tiến.

3.2. Giải pháp tiếp tục nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ tại Ngânhàng liên doanh Việt - Nga

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ tại ngân hàng liên doanh việt - nga (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w