Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM)

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ tại ngân hàng liên doanh việt - nga (Trang 57)

- Tiền gửi thanh toán

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM)

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên NIM đo lường mức chênh lệch giữa thu từ lãi và chi phí trả lãi mà ngân hàng có thể đạt được thông qua hoạt động kiểm soát chặt chẽ tài sản sinh lời và theo đuổi các nguồn vốn có chi phí thấp nhất. NIM ảnh hưởng chủ yếu từ tỷ trọng tài sản có sinh lời trên tổng tài sản, chất lượng tài sản có sinh lời và khả năng quản trị chi phí tài sản nợ phải trả. Bảng thống kê cơ cấu tài sản các ngân hàng xem dưới đây:

Bảng 2.5 Bảng tương quan tài sản có sinh lời và NIM so với các NHTMCP khác Chỉ số cơ cấu (%) VRB* ACB** Sacombank** Techcombank**

Cho vay tín dụng 56 37 55 52 Đầu tư CK, TP 1 11 21 17 Cho vay LNH 31 34 7 24 Tài sản khác 12 18 17 7 Tổng 100% 100% 100% 100% NIM 1,22% 1,73% 2,14% 3,92%

Ghi chú: (*) tính theo 2010, (**) tính theo 2009

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu các Ngân hàng)

Thông thường, các ngân hàng có cơ cấu tín dụng lớn trên 50% (như Sacombank, Techcombank) thường có NIM đạt cao hơn trung bình (2%-3%) so với ACB có tỷ trọng tín dụng/tổng tài sản thấp (37%) thì NIM chỉ đạt 1.73%. Theo thống kê cho thấy NIM các ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam dao động từ mức 1.7%-3%.

So với các ngân hàng khác trong ngành VRB có tỷ trọng tín dụng/ tổng tài sản khá cao (56%) tuy nhiên NIM chỉ đạt lần lượt là 0,9% năm 2007; 1,7% năm 2008, 1,55% năm 2009; 1,3% năm 2010. Nguyên nhân chủ yếu là chất lượng tín dụng thấp, tỷ lệ cho vay/huy động VNĐ của VRB thường xuyên trên 100% đã buộc VRB phải tài trợ nguồn vốn VNĐ từ liên ngân hàng và các nguồn khác. Mặt khác trong cơ cấu nguồn vốn/ sử dụng vốn có sự lệch pha theo nguyên tệ, theo đó nguồn VNĐ chỉ chiếm 30% tổng nguồn vốn nhưng dư nợ VNĐ lại chiếm 70% - 80% tổng dư nợ dẫn đến giảm hiệu quả NIM.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ tại ngân hàng liên doanh việt - nga (Trang 57)