Chỉ tiêu 01 Giảm tỷ lệ nợ quá hạn/nợ xấu qua các năm
1.2.4.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn
Chỉ tiêu 01: Giảm lãi suất huy động vốn bình quân
Để đánh giá chi phí trả lãi cho nguồn vốn huy động ta có thể tính toán chỉ tiêu lãi suất huy động vốn đầu vào bình quân như sau:
Lãi suất huy động vốn bình quân = ∑( Tỷ trọng vốn i* Lãi suất huy động vốn i) (1.19) Trong đó tỷ trọng vốn i là tỷ trọng vốn theo các kỳ hạn khác nhau: 1 tuần, một tháng, ba tháng... và lãi suất huy động vốn i là lãi suất huy động tương ứng cho từng kỳ hạn.
Các Ngân hàng Việt Nam đều trong tình trạng thiếu vốn trung và dài hạn cho nhu cầu đầu tư nên dịch vụ huy động vốn đóng vai trò rất quan trọng. Việc tăng
trưởng vốn huy động với việc thu hút nguồn vốn với chi phí thấp, sự ổn định cao và phù hợp với sử dụng vốn về qui mô, kết cấu sẽ làm tăng khả năng sinh lời đồng thời giúp Ngân hàng hạn chế nguy cơ rủi ro lãi suất và rủi ro thanh toán.
Chỉ số 02: Duy trì hợp lý hệ số Cho vay/ Huy động vốn
Hệ số này xác định tình hình nâng cao hiệu quả của một đồng vốn huy động, đồng thời giúp so sánh tính cải thiện khả năng cho vay của Ngân hàng với khả năng huy động vốn. Hệ số này không được duy trì vượt 100% do NHTM cho vay vượt quá quy mô huy động vốn trong thời gian dài sẽ tăng trưởng không bền vững, đồng thời gây ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh do phải cân đối nguồn vốn khác để cho vay, các nguồn vốn này thường có chi phí cao. Hệ số này quá thấp cho thấy hiệu quả của đồng vốn huy động không cao. Theo thông tư 19/TT- NHNN của Ngân hàng nhà nước, việc cấp tín dụng từ nguốn vốn huy động không được vượt quá tỷ lệ quy định là 80%.
Chỉ số 03: Duy trì hợp lý tỷ lệ Vốn huy động/Tổng nguồn vốn, Vốn huy động/Vốn tự có
Chỉ tiêu trên đánh giá cơ cấu vốn huy động, phản ánh quy mô hoạt động huy động vốn so với nguồn lực của ngân hàng qua từng thời kỳ. Về nguyên tắc, tỷ lệ này càng cao qua các năm thì càng cho thấy nỗ lực mở rộng quy mô vốn huy động. Tuy nhiên, tỷ lệ này quá cao sẽ là tín hiệu đáng báo động cho an toàn vốn.