Chỉ tiêu nâng cao hiệu quả kinh doanh từng dịchvụ

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ tại ngân hàng liên doanh việt - nga (Trang 59)

- Tiền gửi thanh toán

 Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên (NNIM)

2.2.4. Chỉ tiêu nâng cao hiệu quả kinh doanh từng dịchvụ

* Chỉ tiêu nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ tín dụng

Quy mô tín dụng còn tương đối lớn tuy nhiên cùng với đó nợ xấu và nợ quá hạn toàn hàng tăng nhanh cả số tuyệt đối và số tương đối.

 Nợ xấu: tốc độ tăng nợ xấu từ 2007-2010 là 675% lớn hơn nhiều lần so với tốc độ tăng tổng dư nợ là 118%, do đó tỷ lệ nợ xấu của toàn hàng tại thời điểm 31/12/2010 đạt 11,19% (vượt qua tỷ lệ cho phép 3%, và cao hơn mức kiểm soát 10% của ngân hàng nhà nước). Mặc dù Ban điều hành VRB đã kiên quyết đôn đốc xử lý các món nợ xấu, nợ quá hạn, tuy nhiên kết quả vẫn cho thấy xu hướng giảm sút về hiệu quả kinh doanh tín dụng.

 Nợ quá hạn : Nợ quá hạn của VRB tăng nhanh về số tuyệt đối từ 482 nghìn USD (31/12/2007) lên 29 triệu USD (tại 30/06/2009) và 46 triệu triệu USD(31/12/2010). Tuy nhiên cũng do tác động lấn át của tăng trưởng dư nợ tín dụng nên tỷ lệ nợ quá hạn của VRB bước đầu được khống chế ở mức 13,99% cuối năm 2010.

Biểu đồ 2.8: Tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn từ 2007-2010

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2007- 2010)

Về tỷ lệ lợi nhuận trên một đồng dư nợ: tương ứng đạt 28%, 15%, 12%, 11% từ năm 2007-2010, chỉ tiêu này phản ánh rõ ràng hiệu quả sinh lời của dịch vụ tín

dụng của VRB. Năm 2007 do mới mở rộng hệ thống nên tỷ lệ nợ xấu thấp, lãi phải thu từ hoạt động tín dụng cao so với tổng dư nợ. Các năm tiếp theo, chỉ số này giảm dần do lãi ngoại bảng của nợ quá hạn tăng nhanh, lãi phải thu trong hạn giảm dần. Trong bối cảnh tài sản Có sinh lời của VRB chủ yếu là cho vay khách hàng thì chỉ số lợi nhuận trên một đồng dư nợ suy giảm cho thấy hiệu quả kinh doanh của VRB chưa được cải thiện qua các năm.

Về Tỷ lệ dư nợ có tài sản đảm bảo/ Tổng dư nợ của VRB qua các năm là tương đối lớn: tương ứng là 203%, 147%, 135%, 112%. Tỷ lệ này giảm qua các năm do quy mô tăng trưởng dư nợ lớn. Có thể thấy tỉ lệ tài sản đảm bảo/dư nợ cho vay của VRB là tương đối lớn, tuy nhiên, chất lượng tài sản đảm bảo còn thấp, tỉ trọng tài sản hình thành từ vốn vay, hình thành trong tương lai lớn, nhiều tài sản chưa đầy đủ hồ sơ pháp lý, định giá chưa phù hợp, chưa hoàn thiện thủ tục thế chấp… dễ phát sinh rủi ro trong trường hợp phải xử lý tài sản để thu hồi nợ.

* Chỉ tiêu nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ huy động vốn

Quy mô tăng trưởng vốn huy động khá tốt nhưng để xem xét tính nâng cao hiệu quả kinh doanh ta tìm hiểu qua bảng sau:

Bảng 2.6 Một số chỉ tiêu đánh giá việc nâng cao hiệu quả huy động vốn

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Hệ số an toàn vốn tối thiểu 21% 19% 12% 11%

Cho vay/Huy động vốn 38% 128% 124% 130%

Vốn huy động/ Tổng nguồn vốn 32% 36% 46% 64%

Vốn huy động/ Vốn tự có 315% 395% 336% 410%

(Nguồn: Tài liệu tổng kết hoạt động kinh doanh VRB từ 2007-2010)

Đối với hệ số an toàn vốn tối thiểu CAR, có thể nhận thấy VRB có mức vốn khá tốt so với trung bình các NHTM. Hiện tại, nhiều NHTM tại Việt Nam có tỷ lệ an toàn vốn nói trên phổ biến từ 8% - 11%. Hệ số CAR giảm từ năm 2008 đến năm 2010 chủ yếu do tài sản Có rủi ro tăng, tỷ lệ nợ xấu cao.

Tỷ lệ cho vay/huy động vốn khá cao, có thời điểm dư nợ cho vay lớn hơn cả vốn huy động. Nếu tỷ lệ này không được cải thiện thì VRB sẽ gặp khó khăn trong đầu tư nâng cấp nền tảng công nghệ, mở rộng mạng lưới trong tương lai khi mà nguồn vốn tự có phải dành để cho vay.

Qua đánh giá tỷ lệ vốn huy động/ tổng nguồn vốn và vốn huy động/vốn tự có cho thấy một tín hiệu tốt cho công tác huy động vốn, vốn tự có đã giảm dần trong quy mô vốn của ngân hàng.

Về chỉ tiêu chênh lệch lãi suất huy động và cho vay theo loại tiền. Tuy vốn huy động của VRB tăng trưởng tốt nhưng lại có sự bất hợp lý về cơ cấu huy động theo loại tiền. VRB có nhu cầu sử dụng chủ yếu VND cho vay nhưng nguồn vốn huy động VND luôn thiếu hụt so với nhu cầu cho vay bằng VND. VRB luôn phải cân đối VND trên thị trường liên ngân hàng hoặc với lãi suất cao hoặc thực hiện nghiệp vụ SWAP làm tăng chi phí, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh.

Bảng 2.7: Chênh lệch lãi suất huy động và cho vay theo loại tiền

Chỉ tiêu so sánh Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Lãi suất huy động bình quân VND 6,63% 8,8% 9,7% 12,55% Lãi suất cho vay bình quân VND 9,13% 10,1% 10,5% 13,25% Chênh lệch lãi suất bình quân VND 2,5% 1,3% 0,8% 0,7% Lãi suất huy động bình quân USD 1,05% 1,2% 2,3% 4,8% Lãi suất cho vay bình quân USD 3,05% 3,5% 4,7% 7,08% Chênh lệch lãi suất bình quân USD 2% 2,3% 2,4% 3%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2007- 2010)

Trong 4 năm gần đây, lãi suất huy động/cho vay bằng VND luôn chênh lệch cao gấp 2-3 lần so với lãi suất huy động/cho vay bằng USD. Như vậy VRB luôn chịu chi phí trả lãi do cân đối VND từ liên ngân hàng rất lớn gây ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh.

Bên cạnh đó, VRB thường xuyên phải huy động vốn với mức phí cao, chênh lệch lãi suất đầu vào và đầu ra với VND khoảng 1,3-2,5%. Năm 2007 VRB duy trì mức chênh lệch lãi suất ở mức khá cao, khoảng 2,5%. Năm 2008 mức chênh lệch giảm mạnh do chi phí vốn huy động VND tăng đột biến trong khi lãi suất cho vay chưa được điều chỉnh tăng nhiều. Đến năm 2009, NHNN đã giảm lãi suất cơ bản từ 12% xuống 7% theo đó mức trần lãi suất cho vay giảm tương ứng từ 18% xuống 10,5% trong khi đó lãi suất huy động vốn giảm chậm, chênh lệch lãi suất giảm khá nhiều so với năm 2008. Năm 2009 lãi suất tăng cao trong khi lãi suất cho vay bất biến 10,5% ảnh hưởng không nhỏ đến chênh lệch lãi suất. Năm 2010 chênh lệch lãi suất giảm do cuộc đua lãi suất của các NHTM làm gia tăng đáng kể chi phí vốn. Có thể thấy chênh lệch lãi suất đầu vào và đầu ra của VRB ngày càng thu hẹp, VRB cần tìm các hình thức đầu tư mới để tránh phụ thuộc vào tín dụng.

Như vậy do ảnh hưởng của lạm phát các năm trước và mục tiêu thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng nhà nước làm các NHTM đặc biệt là các Ngân hàng nhỏ gặp khó khăn về thanh khoản, dẫn tới cuộc đua tranh ngầm của các ngân hàng trong công tác huy động, đẩy lãi suất huy động vượt trần khá cao. VRB cũng không nằm ngoài vòng quay đó nên chi phí huy động bị đẩy lên cao trong khi lãi suất cho vay phải duy trì mức cạnh trạnh để tồn tại trên thị trường.

Như vậy, mất cân đối vốn huy động cùng với những khó khăn khách quan dẫn tới chi phí vốn tăng cao, góp phần suy giảm hiệu quả sinh lời của VRB trong các năm qua.

* Chỉ tiêu nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ thanh toán

Biểu đồ 2.9: Tốc độ tăng trưởng thu phí dịch vụ 2007-2010

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2007- 2010)

Nhìn biểu đồ có thể thấy, thu phí dịch vụ tăng khá tốt, từ năm 2007-2010 thu dịch vụ tăng gấp hơn năm lần. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng lại giảm dần: năm 2008 tăng 175% so với năm 2007, năm 2009 tăng 62% so với 2008, năm 2010 tăng 19% so với năm 2009.

Nguyên nhân giảm sút về tốc độ trong tăng trưởng thu phí dịch vụ là:

• Dịch vụ của VRB chưa có sự khởi sắc đặc biệt sau khi nâng cấp hệ thống công nghệ, chưa tạo ra được các sản phẩm có tính cạnh tranh.

• Khách hàng chủ yếu xuất phát từ hoạt động tín dụng: khi hoạt động tín dụng sụt giảm, các hoạt động dịch vụ cũng giảm theo.

• Tăng trưởng mạng lưới âm so với các năm trước đây.

• Kênh ngân hàng điện tử chưa có : chỉ là dạng truy vấn

 Về tỷ trọng thu phí dịch vụ trong tổng thu nhập: tỷ lệ này khá thấp, trung bình đạt 0,93% và lại có xu hướng giảm, cho thấy dịch vụ thanh toán chưa đóng góp nhiều vào hiệu quả sinh lời của ngân hàng và hiệu quả chưa được cải thiện.

 Tốc độ tăng trưởng mạng lưới/khách hàng:

Trong xu thế chung của các ngân hàng trong nước và phù hợp với tình hình thực tế của VRB là một ngân hàng mới thành lập, VRB thực hiện xây dựng và mở rộng mạng lưới hoạt động của mình từ việc thành lập các chi nhánh mới trên cơ sở đó thành lập các phòng giao dịch mới theo từng chi nhánh trên từng địa bàn. Năm 2007 với Hội sở chính tại Hà Nội và Chi nhánh Vũng Tàu, cho đến nay trên toàn hệ thống đã có 1 Sở giao dịch và 5 chi nhánh trên các tỉnh thành phố lớn trong cả nước và văn phòng đại diện, Ngân hàng con tại Nga, từng bước mở rộng mạng lưới và xây dựng nền khách hàng truyền thống của VRB.

Căn cứ vào tình hình phát triển khách hàng và mạng lưới của VRB trong giai đoạn 2008-2010 nhận thấy tình hình phát triển khách hàng và mạng lưới của VRB phát triển tương đối nhanh về số lượng song lại tập trung vào phát triển khách hàng cá nhân – là đối tượng khách hàng chưa sử dụng nhiều dịch vụ của ngân hàng mà chủ yếu là sử dụng sản phẩm tiền gửi. Đó là nền khách hàng đảm bảo nguồn tiền gửi bền vững song thu nhập từ hoạt động dịch vụ của VRB không có khả năng tăng trưởng đột biến.

Bảng 2.8 Tăng trưởng nền khách hàng từ 2009-2010

Đơn vị: số tài khoản, %

Số lượng khách hàng cá nhân mở tài khoản khá nhiều, tuy nhiên số tài khoản vẫn hoạt động bình thường chỉ chiếm khoảng 44.85% trên tổng số tài khoản được mở, trong khi đó số tài khoản ít hoạt động chiếm 54.35% và số tài khoản đóng chiếm 0.80%. Điều này cho thấy sản phẩm và dịch vụ của VRB chưa thật sự lôi cuốn khách hàng.

2.3. Đánh giá thực trạng nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ tại Ngânhàng liên doanh Việt - Nga.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ tại ngân hàng liên doanh việt - nga (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w