Sự cần thiết của việc hình thành các quĩ đầu tư chứng khoán tạ

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy sự hình thành và phát triển quỹ đầu tư chứng khoán tại việt nam (Trang 42 - 47)

2.1.VIỆC HÌNH THÀNH CÁC QUĨ ĐẦU TƯ CHỨNG KHỐN TẠI VIỆT NAM

2.1.1. Sự cần thiết của việc hình thành các quĩ đầu tư chứng khoántại Việt Nam tại Việt Nam

Trải qua hơn mười năm thực hiện công cuộc đổi mới chuyển đổi nền kinh tế từ hệ thống quản lý tập trung bao cấp và mệnh lệnh của Nhà nước sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các mặt đời sống xã hội, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế.Liên tục trong 7 năm ,1991 - 1997, mức tăng GDP đều đạt trên 8% đặc biệt năm 1998 và 1999 tuy cả nền kinh tế Châu Á chao đảo trong cơn bão khủng hoảng tài chính tiền tệ nhiều nước trong khu vực có mức tăng trưởng âm thì Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng GDP là 5,8% năm 1998 và 4,8% năm 1999. Việt nam được nhìn nhận như một nền kinh tế đang nổi lên trong khu vực.

Bước sang thiên niên kỷ mới làn sóng liên minh hợp tác hội nhập đã và đang bao trùm cả nền kinh tế thế giới. Việt Nam cũng khơng đứng ngồi xu hướng đó. Sự có mặt với tư cách là thành viên của Việt Nam trong đó có những tổ chức kinh tế quan trọng như ASEAN và APEC và tiến tới là tổ chức thương mại thế giới WTO đã chứng minh cho chính sách mở cửa và hội nhập đúng đắn của Việt Nam. Chỉ bằng cách đó Việt Nam mới có cơ hội phát triển, cải tổ đất nước .

Đại hội Đảng VIII - 1996 đã đưa ra một tuyên bố quan trọng : Việt Nam thực sự bước ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội kéo dài nhiều năm và bắt đầu chuyển sang một giai đoạn mới: giai đoạn thực hiện công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước với mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế giai đoạn 1996 - 2000 là 41 - 42 tỷ USD và sẽ gấp 2,5 lần trong giai đoạn 2001 - 2005 đòi hỏi phải được huy động một cách hiệu quả.

Luận văn tốt nghiệp Bùi Đức Minh Tài Chính - 39B

Trên con đường hội nhập và phát triển đất nước đứng trước đòi hỏi lớn về vốn đầu tư xã hội, Việt Nam đang gặp phải một cản trở lớn,đó là thị trường tài chính chưa hồn thiện thị trường vốn cịn sơ khai. Tâm lý người dân Việt Nam còn chưa quen với đầu tư ,thay vào đó họ thường chọn các phương pháp để dành phi kinh tế như giữ tiền mặt mua vàng, USD và bất động sản, nếu có đầu tư thì chủ yếu cho khu vực phí sản xuất (thương mại - dịch vụ). Do đó lượng vốn nhàn rỗi trong dân cư rất lớn, theo ước tính là vào khoảng 60 nghìn tỷ USD và chiếm đến 40 - 50% khối lượng tiền mặt trong lưu thông. Vậy mà chỉ 7% được gửi dưới hình thức tiết kiệm, 4% được dùng để mua vàng và ngoại tệ, 20% mua nhà đất, 10% là tiền mặt. Trong khi đó nền kinh tế Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp nói riêng đang đứng trước tình trạng thiếu vốn gay gắt. Các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu trông chờ nguồn vốn từ ngân sách và các khoản tín dụng ưu đãi từ ngân hàng.Khả năng huy động vốn của các daonh ngiệp hết sức nhỏ bé,phương thức huy động vốn nghèo nàn. Khu vực kinh tế ngồi quốc doanh kể từ sau đổi mới đã có mơi trường hoạt động thơng thống hơn nhưng mức độ phát triển cịn nhiều hạn chế, quy mơ cịn nhỏ, chủ yếu dựa vào nguồn vốn tự có, một phần vay qua hệ thống ngân hàng. Theo ước tính khoảng 80% nguồn vốn các doanh nghiệp trơng chờ vào tín dụng ngắn hạn, kênh dẫn vốn duy nhất của nền kinh tế cho đến nay. Tuy nhiên thực tế cho thấy tín dụng ngân hàng không thể thoả mãn được hết nhu cầu vay vốn của các chủ thể kinh tế đặc biệt là vốn trung - dài hạn.

Trên góc độ là một bộ phận của tổng cầu. Chính phủ cũng có nhu cầu vốn rất lớn để tài trợ thâm hụt ngân sách đầu tư cộng đồng, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng. Mặc dù số vốn huy động thị trường tài chính ngày một tăng nhưng tổng giá trị tất cả trái phiếu Chính phủ trong thời gian 1991 - 1997 chỉ đạt 2,5% GDP. Con số này quá nhỏ so với tiềm năng của nó (ở nhiều quốc gia phát triển, khoản vay trong nước chiếm hơn 50% GDP). Vốn tín dụng của Chính phủ chủ yếu dựa trên nguồn vốn ODA và huy động qua hệ thống ngân hàng thương mại, nguồn vốn huy động trực tiếp từ dân chúng chiếm tỷ lệ rất nhỏ bé trong khi vốn nhàn rỗi trong dân chúng lại rất ln.

Luận văn tốt nghiệp Bùi Đức Minh Tài Chính - 39B

Rõ ràng sự thiếu vắng của một thị trường vốn đang gây nhiều khó khăn trong việc huy động vốn cho nền kinh tế.

Trước đòi hỏi bức xúc từ nhu cầu vốn trung và dài hạn cho tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, khắc phục nguy cơ tụt hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới, Việt Nam cần phải có các chính sách huy động tối đa mọi nguồn lực tài chính trong nước, biến các nguồn vốn nhàn rỗi trong nước thành vốn đầu tư hoạt động sinh lời và thu hút được vốn nước ngồi bằng nhiều hình thức như phát hành trái phiếu, cổ phiếu mở rộng quĩ đầu tư ... tiến tới từng bước hình thành thị trường chứng khốn tại Việt Nam. Văn kiện đại hội lần thứ VIII của Đảng đã chỉ rõ: phát triển thị trường vốn thu hút nguồn vốn trung và dài hạn qua ngân hàng và các cơng ty tài chính để đáp ứng chính xác nhu cầu cho vay đầu tư phát triển, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để xây dựng thị trường chứng khoán phù hợp với điều kiện Việt Nam và định hướng phát triển kinh tế- xã hội của đất nước .

Trong quá trình xúc tiến cho ra đời thị trường chứng khoán ở Việt Nam, một trong những yếu tố manh tính chất quyết định thúc đẩy sự ra đời của thị trường chứng khốn đó là việc xây dựng một hệ thống các trung gian tài chính trên thị trường chứng khốn, trong đó có các quỹ đầu tư.

Quỹ đầu tư làm cầu nối giữa công chúng và các doanh nghiệp, giữa công chúng và các dự án lớn trong nền kinh tế quốc dân. Sự ra đời của các quỹ đầu tư là tiền đề mạnh mẽ thúc đẩy sự ra đời thị trường chứng khoán. Trong thập kỷ 80, thế giới đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của các thị trường mới nổi với một thị trường vốn phát triển nhờ sự ra đời và hoạt động của thị trường chứng khoán. Một trong những nhân tố góp phần tạo nên sự kỳ diệu đó là sự mở rộng về quy mô và số lượng các định chế tài chính trung gian phi ngân hàng trong đó có các quỹ đầu tư. Trong quá trình hoạt động, quỹ đầu tư sẽ vừa tạo ra các chứng khoán. vừa tạo ra nhu cầu giao dịch chứng khoán và hướng cho hoạt động chứng khoán diễn ra đều đặn.

Việc xây dựng và phát triển quỹ đầu tư ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay còn cần thiết bởi các lý do sau:

Luận văn tốt nghiệp Bùi Đức Minh Tài Chính - 39B

Đối với các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của Nhà nước

Các quỹ đầu tư sẽ góp phần giải quyết được bài tốn huy động vốn thôngqua việc thu hút những nguồn vốn nhỏ bé, lẻ tẻ thành những nguồn vốn lớn để có thể triển khai ngay các cơng trình hạ tầng có vốn đầu tư lớn và giảm áp lực về vốn cho Ngân sách Nhà nước. Thông qua hoạt động đầu tư, các quỹ đầu tư sẽ tạo tính thanh khoản cho các trái phiếu cơng trình và nhờ đó cơng chúng sẽ khơng phải bận tâm về thời hạn trái phiếu. Điều đó sẽ giúp Chính phủ, các địa phương phát hành trái phiếu với thời hạn dài hơn và thu hút được lượng vốn hơn (Hiện nay, trái phiếu Chính phủ có thời hạn dài nhất là 5 năm, chủ yếu là loại có thời hạn từ 1- 2 năm, là thời hạn ngắn so với thực tiễn thế giới).

Đối với khu vực các doanh nghiệp :

Sự cần thiết thành lập quỹ đầu tư chứng khoán thể hiện ở trong việc cổ phần hoá các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Thông qua các chức năng hoạt động của mình, quỹ đầu tư chứng khốn có thể trợ giúp cho các doanh nghiệp huy động các nguồn vốn trung và dài hạn, mở ra một kênh thu hút vốn mới cho thị trường vốn trong nướcta. Riêng khu vực doanh nghiệp nhà nước,tính đến 31/5/2000 đã có 430 trong số khoảng 5800 doanh nghiệp nhà nước chuyển sang hình thức cổ phần hố , con số này sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian tới. Bên cạnh đó trong số hàng ngàn các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần thuộc khu vực tư nhân, qua nhiều năm phát triển cũng đã hình thành một số lượng đáng kể các cơng ty có uy tín., hoạt động có hiệu qủa và có khả năng cổ phần hố thơng qua hình thức được niêm yết để thu hút vốn rộng rãi trong công chúng, đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển doanh nghiệp ở mức độ cao hơn. Nhu cầu đổi mới máy móc thiết bị cũng như đầu tư chiều sâu cho phát triển sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trong thời gian tới sẽ là rất lớn. Đi đơi với nó là một lượng vốn khơng nhỏ cung ứng cho việc đổi mới cơng nghệ . Trước tình hình đó sự ra đời của các quỹ đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp sẽ giúp các doanh nghiệp giải quyết vấn đề về huy động vốn.

Đối với các nhà đầu tư tiềm năng trong cụng chỳng

Luận văn tốt nghiệp Bùi Đức Minh Tài Chính - 39B

u t vo thị trường chứng khốn có cả các nhà đầu tư cá nhân và đầu tư có tổ chức, trong đó vai trị của các nhà đầu tư có tổ chức rất quan trọng.Thơng thường ,ban đầu các nhà đầu tư có xu hướng tự đầu tư nhưng khi thị trường chứng khốn phát triển ,hình thức đầu tư tập thể lại rất phổ biến ,sự có mặt với số lượng lớn của các nhà đầu tư có tổ chức chính là sự hứa hẹn đảm bảo cho một cơ chế định giá hữu hiệu cũng như đảm bảo tính thanh khoản cao của thị trường. Các quỹ đầu tư sẽ là đầu mối để giúp cho công chúng đưa vốn vào đầu tư cũng như thoát vốn khi cần thiết. Mặt khác đây cũng là nơi tư vấn cho họ nên đầu tư vào đâu, đầu tư như thế nào, đầu tư bao nhiêu thì vừa. Qua đó nâng cao hiệu quả khả năng sinh lợi và giảm đi rủi ro cho các nhà đầu tư, làm cho họ có thể an tâm hơn khi chấp nhận tham gia vào thị trường chứng khoán. Trong giai đoạn đầu hoạt động, khi khái niệm thị trường chứng khốn cịn khá mới mẻ với công chúng Việt Nam ,quỹ đầu tư chứng khốn sẽ đảm đương vai trị quan trọng là tạo tiền đề cho kinh doanh trao đổi mua bán chứng khoán trên thị trường, dần dần đưa hoạt động này vào khuôn khổ pháp lý qua sự hỗ trợ, giúp đỡ bảo vệ các nhà đầu tư nhỏ giúp họ làm quen với một kênh đầu tư mới, dần làm biến đổi thói quen dành dụm tích góp phi kinh tế của phần đông của dân chúng Việt Nam.

Đối với q trình cổ phần hố:

Khu vực quốc doanh hiện có khoảng 5800 doanh nghiệp nhà nước nhưng phần lớn hoạt động khơng hiệu quả. Theo đó kết quả của một cuộc điều tra sơ bộ đánh giá: 40% doanh nghiệp đang thua lỗ, 30% cần phải giải thể, phá sản. Nhà nước đã có chủ trương cổ phần hố các doanh nghiệp nhà nước thể hiện qua văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII:” Triển khai tích cực và vững chắc việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước để làm cho tài sản nhà nước ngày càng tăng lên chứ không phải là tư nhân hoá” và được triển khai cụ thể theo nghị định 44/1998/NĐ - CP ngày 26/6/1998 của Chính phủ về việc chuyển các doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần. Theo chỉ thị số 20/1998/CT - TTg quy định đến hết năm 2000 sẽ chuyển sang khoảng 1200 đơn vị thành công ty cổ phần và dự kiến trong năm 1999 sẽ cổ phần hoá được 400 doanh nghiệp nhà nước. Tuy

Luận văn tốt nghiệp Bùi Đức Minh Tài ChÝnh - 39B

nhiên trong năm 1999 mới chỉ cổ phần hố được 250 đơn vị và tính đến 31/5/1999 có 430 doanh nghiệp chuyển sang hình thức cơng ty cổ phần.

Một trong những mục tiêu cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là thu hút vốn ngoài xã hội để cơ cấu lại doanh nghiệp. Tuy nhiên tỷ lệ vốn huy động ngoài xã hội khá thấp (20 - 30%) số các doanh nghiệp cổ phần hố đều là các doanh nghiệp có quy mơ nhỏ, lợi nhuận cao. Cổ phần hố bị ách tắc và chững lại ở doanh nghiệp có quy mơ lớn hơn và kinh doanh đang bị thua lỗ. Số này khơng phải là ít vì cơng chúng khơng muốn mua lại cổ phiếu này (kể cả nội bộ). Một trong những nguyên nhân quan trọng của tình trạng này là sự thiếu hụt những định chế tài chính mạnh đứng ra hỗ trợ, cung cấp các dịch vụ tư vấn tài chính, cung cấp vốn và tham gia quản trị doanh nghiệp đồng thời tạo tính thanh khoản cho các loại chứng khốn. Đó chính là các quỹ đầu tư chứng khoán.Việc thành lập và đưa vào hoạt động các quỹ đầu tư chứng khoán trong thời điểm này là một trong những biện pháp đòi hỏi phải được tiến hành đồng bộ song song nhằm đẩy mạnh tốc độ cổ phần hoá và tăng thu hút nguồn vốn ngồi xã hội.

Tóm lại,trong điều kiện hiện nay sự ra đời và hoạt động của các quỹ đầu ta chứng khoán là một tất yếu khách quan quyết định đến sự ra đời và vận hành của thị trường chứng khốn, góp phần tạo lập thị trường vốn, mở ra một kênh huy động vốn trung - dài hạn phục vụ cho u cầu cơng nghiệp hố, hiện đại hoá và phát triển đất nước.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy sự hình thành và phát triển quỹ đầu tư chứng khoán tại việt nam (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)