Thực tế hiện nay các tổ chức đầu tư dưới hình thức quỹ chưa chính thức tại Việt Nam, chỉ có các quĩ nước ngồi đầu tư vào Việt Nam thiết lập các văn phòng đại diện để quản lý theo dõi các khoản đầu tư trực tiếp vào các công ty ở Việt Nam, cơng ty nước ngồi liên doanh với Việt Nam hay đầu tư vào cơng ty nước ngồi có hợp tác kinh doanh tại Việt Nam. Năm quỹ này áp dụng các chiến lược đầu tư khác nhau nhưng đều nhằm vào đạt được mục tiêu làm tăng trưởng khi đầu tư vào các cơng ty, xác lập tính thanh khoản và thu hồi vốn khi thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời. Trong cả năm quĩ chỉ có quĩ đầu tư vào doanh nghiệp Việt Nam có đội ngũ quản lý là người Việt Nam. Sau đây là tình hình hoạt động của các quĩ và những đánh giá về chúng.
2.2.1. Quĩ đầu tư vào các doanh nghiệp Việt Nam (VEI).
VEI là một quĩ hợp pháp ở đảo Cayman được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Dublin vào tháng 7 năm 1994. Quĩ này tìm kiếm sự tăng trưởng và thu nhập từ việc đầu tư vào Việt Nam. VEI tập trung cung cấp vốn cho các doanh nghiệp Việt Nam với tổng vốn là 16,2 triệu USD. Cho tới nay quĩ coi như đã đầu tư hết vốn. Quĩ đang huy động thêm vốn thông qua việc phát hành cổ phiếu loại C, chấm dứt đợt phát hành đầu tiên quĩ đã thu được 10 triệu USD.
2.2.1.1. Chính sách và chiến lược đầu tư của VEI
Quĩ tìm kiếm sự tăng trưởng vốn dài hạn và thu nhập hiện tại hố có tỉ suất cao từ danh mục đầu tư vốn gồm các công ty Việt Nam. Quỹ hoạt động nhằm cung cấp vốn cho các cơng ty được xem là có tiềm năng phát triển cao. Các nhà quản lý đều có nhận định rằng: Việc thiếu hụt nghiêm trọng vốn dài hạn làm cho các cơng ty Việt Nam trở nên qúa rẻ. Bên cạnh đó, các cơng ty này có hệ thống báo cáo tài chính lạc hậu nên đã làm tăng mức độ rủi ro khi đầu tư. Để hạn chế những rủi ro này quĩ đã khuyến khích các cơng ty thực hiện chế độ kiểm tốn theo cơng ty kiểm toán Big - Six
Luận văn tốt nghiệp Bùi Đức Minh Tài ChÝnh - 39B
Quan điểm của các nhà quản lý quĩ về việc bảo vệ lợi ích của quĩ là phát triển những mối quan hệ khơng chính thức với các cơng ty nhận đầu tư, qua đó cung cấp trợ giúp những kiến thức quản lý và kinh doanh khi cần thiết (việc trợ giúp này bao gồm cả việc tuyển dụng nhân viên)
VEI là nhà đầu tư cẩn trọng. VEI khơng đầu tư cho các dự án có Chính phủ tham gia vì phần góp của Chính phủ là quyền sử dụng đất thường khá cao và cơ cấu luật pháp liên doanh thường không rõ ràng.
VEI cũng rất hạn chế đầu tư vào các doanh nghiệp xây dựng mới (mức tối đa là 20% giá trị tài sản ) do rủi ro và thời gian xây dựng ảnh hưởng tới thời hạn thu hút vốn của VEI.
Khi ra quyết định đầu tư quĩ đặt mục tiêu là tỉ lệ hoàn vốn nội bộ từ 25% - 30%, một chiến lược phát triển trong 3 - 5 năm và một tỉ lệ chia cổ chức là 10% khi hoạt động kinh doanh được thiết lập vững chắc.VEI khơng có ý định nắm quyền kiểm sốt của cơng ty mà nó đầu tư.
Thời gian hoạt động của quĩ là không giới hạn. Tuy nhiên theo điều khoản tổ chức của quỹ thì tại cuộc họp tồn thể hàng năm, vào năm 2002 quỹ sẽ ra một quyết định chính thức về thời hạn hoạt động.
2.2.1.2. Những rủi ro của quỹ:
Rủi ro thứ nhất của quỹ xuất phát từ các khoản đầu tư tập trung. 37% giá trị tài sản của quỹ tập trung vào tài sản chính. Khu vực này tại Việt Nam vẫn phải chịu áp lực rất lớn của Chính phủ về quản lý tín dụng để ngăn ngừa lạm pháp.
Rủi ro thứ hai của quĩ thuộc về chiến lược chính sách cơ bản là định hướng các hoạt động đầu tư để đưa các công ty niêm yết tại Sở giao dịch chứng khốn Việt Nam. Vì sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam bị đĩnh hoãn nên chiến lược phát triển của quĩ bị hạn chế rất nhiều, thu hồi vốn chưa theo đúng dự kiến. Chiến lược kinh doanh chênh lệch giá giữa thị trường phổ thông và thị trường hạn chế cũng bị hỗn lại theo.