NGUYÊN NHÂN THẤT BẠI CỦA CÁC QŨY ĐẦU TƯ TẠ

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy sự hình thành và phát triển quỹ đầu tư chứng khoán tại việt nam (Trang 70 - 76)

2.2.2.2 .Những rủi ro của quỹ

2.4. NGUYÊN NHÂN THẤT BẠI CỦA CÁC QŨY ĐẦU TƯ TẠ

tư khoảng 20% vào 2 dự án tại Hà nội là khách sạn Metropole và khu căn hộ cho thuê cao cấp Mayfair. Khơng tìm thêm được cơ hội đầu tư, Templeton đã buộc phải cơ cấu lại vốn, phân nửa tài sản được trả lại cho các cổ đơng, phần cịn lại được tiếp tục đầu tư vào khu vực châu Á. Tất cả các quỹ đầu tư nêu trên đều là những quỹ đầu tư chuyên nghiệp, được điều hành bởi các quản trị viên xuất sắc, trong đó có cả các nhà đầu tư Việt Nam tên tuổi rất nổi tiếng trong giới đầu tư quốc tế . Song cuối cùng họ đã không đạt được thành công như mong muốn

2.4. NGUYÊN NHÂN THẤT BẠI CỦA CÁC QŨY ĐẦU TƯ TẠIVIỆT NAM VIỆT NAM

Thứ nhất, môi trường kinh tế không ổn định.Do tác động bất lợi của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực lên các mặt hoạt động then chốt của nền kinh tế và những bất hợp lý trong cơ cấu kinh tế, nhịp độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong thời gian gần đây có tốc độ chậm lại. Mức tăng trưởng kinh tế năm 1999 là thấp nhất kể từ năm 1990 đến nay. Nền kinh tế vẫn chưa thoát khỏi giai đoạn "nguội", cung vẫn đang vượt cầu; nhiều sản phẩm khó tiêu thụ, tồn kho tăng, sản xuất cầm chừng, khu vực dịch vụ tăng quá chậm. Đầu tư phát triển trong nền kinh tế, đặc biệt là đầu tư của các doanh nghiệp và của nhân dân vẫn trầm lắng, đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục giảm mạnh. Chỉ số giá tiêu dùng giảm, phản ánh sự giảm sút nhu cầu có khả năng thanh tốn của xã hội cả trong đầu tư phát triển sản xuất và trong tiêu dùng. Hoạt động thị trường nói chung đều kém sơi động. Cơ hội và môi trường đầu tư vẫn bấp bênh. Tiền gửi tiết kiệm và các nguồn vốn huy động qua ngân hàng tăng nhanh gấp đơi mức tăng trưởng tín dụng, dẫn tới ứ đọng vốn. Hiện tượng kinh tế nổi bật năm 1999 và kéo dài sang quý đầu năm 2000 là tình trạng giảm phát - một trở ngại lớn cho tăng trưởng kinh tế (tính cả năm 1999, chỉ số lạm phát là 0,1%, qúy

Luận văn tèt nghiÖp Bïi §øc Minh Tµi ChÝnh - 39B

I năm 2000 là 0,8%). Trong khi các ngân hàng ứ thừa vốn thì các doanh nghiệp cần vốn lại e ngại đầu tư. Hầu hết các doanh nghiệp đều trong tình trạng thu mình chờ qua cơn "bĩ cực". Trên thị trường diễn ra hiện tượng :hàng hoá dư thừa mà sức mua yếu.

Trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, hầu hết các cơng ty lâm vào tình trạng khó khăn ,tỷ lệ lãi ròng thấp, một số doanh nghiệp chỉ hoạt động cầm chừng nên các quỹ đầu tư rất khó khăn trong việc tìm kiếm cơ hội đầu tư.

Tình trạng trầm lắng của nền kinh tế đã gây tâm lý ngần ngại, e dè cho các tập đồn tài chính quốc tế trong việc quyết định thành lập quỹ đầu tư. Việc bỏ ra một lượng vốn khá lớn (ít nhất là 5 tỷ VNĐ) chưa kể đến khoản đầu tư cho trang thiết bị, đào tạo đội ngũ cán bộ... trong khi nền kinh tế đang trong giai đoạn suy thoái, và việc đầu tư chưa hứa hẹn mang lại nhiều lợi nhuận là một việc làm mạo hiểm.

Hoạt động của quỹ đầu tư chứng khốn có hiệu quả, có mang lại lợi nhuận hay không phụ thuộc vào sự sơi động của thị trường chứng khốn, mà nhịp độ hoạt động trên thị trường chứng khoán lại là hệ quả của sự tham gia của các doanh nghiệp và sự quan tâm của công chúng đầu tư vào thị trường chứng khoán. Theo ý kiến của nhiều doanh nghiệp, họ vẫn chưa thực sự có nhu cầu huy động vốn dài hạn thơng qua thị trường chứng khoán, một số doanh nghiệp chỉ cần nguồn vốn ngắn hạn để trang trải các chi phí sản xuất mà ngân hàng cũng có thể đáp ứng được nhu cầu này, hơn nữa lãi suất ngân hàng hiện nay tương đối thấp. Như vậy, trong thời gian đầu, sự tham gia của các doanh nghiệp vào thị trường chứng khóan là khá hạn chế. Về phía cơng chúng đầu tư,theo kết quả của cuộc điều tra khảo sát tại thành phố Hồ Chí Minh do Uỷ ban Chứng khốn Nhà nước thực hiện nhằm mục đích đánh giá khả năng công chúng tham gia đầu tư khi thị trường chứng khoán đi vào hoạt động, 15% số ý kiến cho rằng đầu tư vào chứng khốn là khơng hấp dẫn vì cho rằng mơi trường kinh tế hiện nay là không ổn định (14%). Kết quả điều tra cũng cho thấy có tời 83,6% số người được hỏi lo ngại sự phát sinh rủi ro khi đầu tư vào chứng khoán và

Luận văn tốt nghiệp Bùi Đức Minh Tài Chính - 39B

chủ yếu họ lo ngại các công ty làm ăn không hiệu quả dẫn đến phá sản (12,8%), do rủi ro về kinh tế chính trị (10%).

Rõ ràng mơi trường kinh tế vĩ mô hiện nay đang gây cho công chúng đầu tư cũng như các doanh nghiệp tâm lý e ngại khi tham gia vào thị trường chứng khoán. Mà thiếu các nhà đầu tư thì quỹ đầu tư khơng thể nào hoạt động được.

Thứ hai, hành lang pháp luật của Việt Nam đang được cải tổ nhưng thực tế nhiều năm qua cho thấy, nó ln khơng theo kịp diễn biến của thị trường. Điều đó càng rõ nét đối với một thị trường có tính chất hồn tồn mới mẻ như thị trường chứng khoán .Cách đây 6 năm đại bộ phận người dân Việt Nam còn chưa biết đến hai từ "chứng khốn". Thuần t đầu tư tài chính, các quỹ đầu tư nêu trên phải làm một cơng việc đầy khó khăn: "Cung tạo Cầu". Đó thực sự là một sự chấp nhận thử thách và tham vọng đón trước thời cơ. Họ có tầm nhìn xa nhưng lại khơng nhận được sự hậu thuẫn đầy đủ từ phía Nhà nước. Thiếu điều kiện thiết yếu đó cộng thêm với một quan điểm dè chừng khi họ ở vị thế của những đối tác nước ngoài đã khiến các quỹ đầu tư này không thể tiếp cận đến những cơ hội đầu tư thuận lợi. Giới hạn của luật đầu tư nước ngoài và gần đây nhất là luật Doanh nghiệp chỉ cho phép các đối tác nước ngoài được nắm giữ tối đa 30% cổ phiếu của một công ty. Khi vào Việt Nam, mục tiêu của các quỹ là kinh doanh chênh lệch gía. Điều đó khơng thể thực hiện được khi tính lỏng của các tài sản tài chính tại Việt Nam vào những năm 1994, 1995, 1996 là bằng không. Họ cũng nhận thức rõ được thực tế và chủ trương nắm giữ cổ phiếu của các công ty triển vọng, tham gia quản lý các công ty này nhằm làm cổ phiếu của chúng ngày càng có giá trị cao hơn. Tuy nhiên,bị giới hạn ở mức tối đa 30% cổ phần, tác động của họ với đối tác đầu tư hồn tồn khơng đủ mạnh. Hơn nữa, cũng vào thời điểm đó, hầu hết các điều luật về chứng khốn, tài chính, ngân hàng - có liên quan cũng đều khơng đồng bộ. Tất cả những cái đó khiến cả 5 quỹ đầu tư đều phải hoạt động trong một hành lang pháp lý hẹp.

Luận văn tốt nghiệp Bïi §øc Minh Tµi ChÝnh - 39B

Thứ ba, mơi trường và nền văn hoá của giới kinh doanh trong nước cũng là một nguyên nhân dẫn đến sự không thành công của các quỹ đầu tư ở Việt Nam trong thời gian qua. Nguyên tắc của đầu tư tài chính là đầu tư gián tiếp thơng qua nắm giữ cổ phiếu. Nó chỉ thực sự an tồn khi đầu tư vào những công ty đã qua thử thách. Nhưng khi vào Việt Nam, các quỹ này tìm được rất ít cơ hội góp một số vốn có ý nghĩa vào các cơng ty có sẵn (các doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa). Lý do đơn giản là họ luôn bị coi là những người lạ và bị các quản trị viên các công ty trong nước e dè khả năng bị đối tác nước ngồi thơn tính (mặc dù thực tế điều này không thể xảy ra nếu xét trên giới hạn cổ phiếu nắm giữ theo luật). Thay vì tỷ lệ đầu tư thơng lệ 18% vốn vào các dự án mới như nguyên tắc đầu tư quốc tế, thì 5 quỹ đầu tư tại Việt Nam phải dốc tới 70% vốn vào các dự án mới với nhiều rủi ro

Thứ tư, lỗi cũng không hồn tồn từ phía bên ngồi, chiến lược hoạt động thời gian đầu của các quỹ đầu tư cũng có nhiều điểm khơng tương thích với mơi trường kinh tế Việt Nam. Hầu hết các quỹ đều chỉ tập trung tìm kiếm các dự án có quy mơ lớn, trong khi thực tế vốn trung bình của một dự án tại Việt Nam chỉ vào khoảng 10 triệu USD. Hơn thế, ngoài yêu cầu về quy mơ, các quỹ cịn có địi hỏi khá khắt khe về tỷ suất lợi nhuận các dự án. Với chiến lược này, thời gian đầu các quỹ đã tự trói buộc thị trường đầu tư của chính mình

Thứ năm, thị trường hàng hố các loại chứng khốn chưa hồn thiện. Sự hạn chế về số lượng và chất lượng hàng hoá của thị trường chứng khoán trong giai đoạn đầu vận hành đang là một trở lực không nhỏ đối với sự ra đời và hoạt động.

* Về số lượng hàng hoá

Cho đến nay, cả nước đã có trên 800 cơng ty cổ phần trong đó hơn 400 cơng ty xuất phát từ các doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hố và trên 400 cơng ty cổ phần thành lập theo luật công ty. Tổng số vốn cổ phần trên 4000 tỷ VNĐ. Lượng trái phiếu Chính phủ cũng tương đối dồi dào với

Luận văn tốt nghiệp Bùi Đức Minh Tài Chính - 39B

khong trờn 13.000 tỷ VNĐ đang lưu thông trên thị trường. Nhưng theo các chuyên gia tài chính, phần lớn cổ phiếu của các cơng ty cổ phần và trái phiếu Chính phủ nói trên khơng đủ điều kiện niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khốn.

+ Trái phiếu Chính phủ phần lớn có kỳ hạn ngắn (1 - 3 năm, dài nhất là 5 năm), thời gian phát hành không thống nhất. Điều này sẽ hạn chế khối lượng giao dịch của các qũy đầu tư chứng khốn vì với thời hạn ngắn như vậy, nhà đầu tư nói chung muốn giữ trái phiếu cho đến hết thời hạn hơn là đem đi giao dịch.

+ Trái phiếu doanh nghiệp : ở Việt Nam, trái phiếu doanh nghiệp bao gồm trái phiếu của các Doanh nghiệp Nhà nước, công ty cổ phần và trái phiếu của các ngân hàng phát hành. Đặc trưng của trái phiếu doanh nghiệp là : kỳ hạn ngắn (trái phiếu doanh nghiệp dài nhất hiện nay mới chỉ là 5 năm như trái phiếu của nhà máy xi măng Anh Sơn, trái phiếu chuyển đổi của Công ty cơ điện lạnh TP.HCM, trái phiếu Ngân hàng Đầu tư và Phát triển); tỷ trọng trái phiếu doanh nghiệp của các công ty kinh doanh rất nhỏ (khoảng 9%) so với các trái phiếu do ngân hàng phát hành. Hiện tại, một số tổng cơng ty Nhà nước có doanh lợi và một số công ty cổ phần làm ăn hiệu quả chưa muốn phát hành trái phiếu công ty bởi họ sợ phải công khai tài chính.

Một mặt hàng chủ chốt nữa của thị trường chứng khốn là cổ phiếu của các cơng ty cổ phần và việc cổ phần hoá cũng gặp nhiều trắc trở. Trong số hơn 400 công ty cổ phần thành lập theo luật cơng ty, ngồi một số ngân hàng thương mại cổ phần lớn, số ngân hàng thương mại cổ phần và các cơng ty cổ phần cịn lại đều có vốn điều lệ thấp (dưới 10 tỷ VNĐ), do vậy số lượng công ty đủ điều kiện niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán là rất nhỏ, hơn nữa bản thân các ngân hàng thương mại cũng gặp nhiều cản trở để có thể niêm yết do vấp phải những quy định chặt chẽ của Ngân hàng Nhà nước về vấn đề chuyển nhượng cổ phần cũng như tăng

Luận văn tốt nghiệp Bïi §øc Minh Tµi ChÝnh - 39B

vốn. Về phía các doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hố, chỉ có 43 doanh nghiệp có vốn điều lệ trên 10 tỷ VNĐ. Phần lớn các doanh nghiệp Nhà nước thuộc diện cổ phần hố đều có quy mơ nhỏ, hoạt động kém hiệu quả. Do vậy, cổ phiếu các doanh nghiệp này sẽ không hấp dẫn các nhà đầu tư. Trong số các doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hố có vốn điều lệ trên 10 tỷ VNĐ, số doanh nghiệp đáp ứng đủ các điều kiện niêm yết ở các mục 2, 3, 4, 5, 6 Điều 6 Nghị định 48/CP cịn thấp hơn nữa. Thêm vào đó, trong số những doanh nghiệp đủ điều kiện tối thiểu để niêm yết, không phải ai cũng sắn sàng vào cuộc. Dường như các doanh nghiệp vẫn chưa tin tưởng lắm đến các lợi ích mà thị trường chứng khốn có thể đem lại cho họ. Tâm lý chung của nhiều công ty cổ phần là tạm đứng ngồi cuộc để nghe ngóng, đợi chờ xem thị trường chứng khoán đã hoạt động ra sao rồi mới tham gia vào. Lý do chính khiến nhiều doanh nghiệp không muốn đưa cổ phiếu ra niêm yết trên thị trường chứng khốn là vì sợ phải cơng khai hố thơng tin và sợ bị thơn tính. Trong một mơi trường cạnh tranh, việc phải công khai các thông tin nội bộ sẽ làm cho các công ty cổ phần niêm yết lâm vào thế bất lợi trước các đối thủ cạnh tranh.

Trong số các doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá, tỷ lệ cổ phần thuộc sở hữu Nhà nước chiếm đến 30% dẫn đến giá trị thực tế của cổ phiếu có thể được giao dịch trên thị trường chứng khốn là nhỏ và trên Sở giao dịch cịn nhỏ hơn nữa

* Về chất lượng hàng hố

Tính chuyển nhượng cuả các cổ phiếu và trái phiếu là rất thấp vì phần lớn trong số đó là chứng khốn ghi danh. Chủ yếu các cổ phiếu là của các cán bộ công nhân viên được mua ưu đãi hay trả chậm, loại này chỉ được mua bán sau khi đã trả đủ số tiền vay. Do vậy, số lượng chứng khốn có thể đưa ra giao dịch trong thời gian tới là không nhiều.

LuËn văn tốt nghiệp Bùi Đức Minh Tài Chính - 39B

CHƯƠNG3

GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy sự hình thành và phát triển quỹ đầu tư chứng khoán tại việt nam (Trang 70 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)