THẶNG DƯ CỦA NGƯỜI SẢN XUẤT

Một phần của tài liệu Tập bài giảng môn EC101 kinh tế học đại cương (Trang 73 - 77)

Chương V : HIỆU QUẢ THỊ TRƯỜNG

5.2 THẶNG DƯ CỦA NGƯỜI SẢN XUẤT

5.2.1 Chi phí và sự sẵn sàng bán

Bây giờ, chúng ta chuyển sang phía bên kia của thị trường và xem xét những lợi ích mà người bán nhận được khi tham gia vào một thị trường. Để bắt đầu phân tích về phúc lợi kinh tế của những người bán chúng ta có một ví dụ khác:

Hãy giả sử bạn có một căn hộ cần phải được sơn lại và có 4 người thợ sơn đến nhận thầu cơng trình của bạn. Tất nhiên, chúng ta giả định rằng bạn sẽ quyết định chọn thuê ai dựa vào giá cả mà họ đưa ra là hợp lý chứ không phải là do một sự ưu tiên nào khác của bạn dành cho người đó. Mỗi người thợ sơn đều sẵn sàng nhận việc làm nếu giá cả mà anh ta nhận được vượt quá chi phí để làm việc đó. Lưu ý: chi phí trong ví dụ này được hiểu là bao gồm cả các chi phí hiện và chi phí cơ hội (nó bao gồm các khoản chi phí bằng tiền như: mua sơn, chổi… cũng như giá trị mà người thợ sơn gán cho thời gian mất đi khi làm cơng việc đó). Những người sản xuất khác nhau có chi phí khác nhau do họ có năng lực, hiệu quả sản xuất là khác nhau và giá trị mà họ gán cho thời gian mất đi của họ để làm việc là khác nhau. Bảng 5.3 bên dưới ghi chi phí của 4 người thợ sơn khác nhau là Xuân; Hạ; Thu và Đơng cho việc sơn lại căn hộ. Bởi vì những mức chi phí ở đây tương ứng là những mức giá thấp nhất mà 4 người thợ sơn có thể chấp nhận được để làm việc, nên chi phí chính là chỉ tiêu phản ánh sự sẵn sàng bán hàng hóa (trong ví dụ này là dịch vụ sơn nhà). Mỗi người thợ sơn sẽ đồng ý bán dịch vụ của mình khi giá cao hơn chi phí, khơng bán dịch vụ của mình với giá nhỏ hơn chi phí và bàng quan với trường hợp giá

đúng bằng mức chi phí của mình.

Bảng 5.3: Chi phí của 4 người bán khác nhau

Người thợ sơn (người bán) Chi phí

Xuân $90

Hạ $80

Thu $60

65

Ngược lại với cuộc đấu giá về tập album của The Wall, giá của dịch vụ quét sơn ban đầu sẽ được chào ở mức rất cao nhưng sau đó sẽ nhanh chóng giảm xuống do sự cạnh tranh giữa những người thợ sơn. Khi mức giá giảm xuống là $60 hoặc thấp hơn một chút, chỉ có duy nhất Đơng là người sẵn sàng cung ứng dịch vụ. Đông sẽ vui vẻ cung cấp dịch vụ với mức giá này do chi phí của anh ta thấp hơn so với mức giá nhận được còn Xuân, Hạ và Thu sẽ không nhận công việc sơn nhà cho bạn do mức giá đó thấp hơn chi phí của họ. Cơng việc sẽ được giao cho Đông, vậy câu hỏi đặt ra là Đơng sẽ nhận được mối lợi gì khi làm việc đó? Vì Đơng sẵn sàng làm việc này với giá thấp nhất là $50 nên chúng ta thấy anh ta đã có lợi $10. Trong ví dụ này, $10 lợi ích đó được gọi là thặng dư sản xuất của Đông:

Thặng dư sản xuất là số tiền mà người bán nhận được trừ đi chi phí sản xuất. Thặng dư

sản xuất phản ánh mối lợi mà người bán nhận được từ việc tham gia vào thị trường.

Tương tự như ví dụ về thặng dư tiêu dùng, giờ đây chúng ta cũng giả định rằng bạn có đến 2 căn hộ và nhân tiện tổ chức buổi đấu giá bạn cũng muốn sơn lại ln cho căn hộ cịn lại. Để đơn giản chúng ta giả định rằng khơng có người thợ sơn nào có thể sơn cùng lúc cho 2 căn hộ và bạn chỉ trả một mức giá như nhau cho việc quét sơn 2 căn hộ. Giá cả sẽ giảm cho tới khi chỉ cịn 2 người ở lại với bạn. Nhìn vào Bảng 5.3 ta thấy 2 người thợ sơn sẽ có việc làm là Đơng và Thu với mức giá cho việc quét sơn một căn hộ là $80 hoặc thấp hơn một chút. Tại mức giá này, Xuân và Hạ sẽ khơng nhận việc vì giá đó là thấp hơn chi phí của họ cịn Đơng và Thu sẽ vui vẻ nhận lời. Thặng dư sản xuất mà Đông nhận được sẽ là $30 và của Thu là $20. Tổng thặng dư sản xuất của thị trường sẽ là $50.

5.2.2 Tính thặng dư của người sản xuất thông qua đường cung

Giống như thặng dư tiêu dùng, thặng dư sản xuất cũng có quan hệ mật thiết với đường cung. Để hiểu được việc này, chúng ta tiếp tục sử dụng ví dụ về việc sơn lại nhà. Từ bảng chi phí của 4 người thợ sơn bên trên chúng ta xác lập được biểu cung về thị trường dịch vụ sơn nhà như sau:

Bảng 5.4: Biểu cung của thị trường

Giá (P) Lượng cung (Q) Người bán

Trên $90 4 Xuân, Hạ, Thu, Đông

Từ $80 đến dưới $90 3 Hạ, Thu, Đông

Từ $60 đến dưới $80 2 Thu, Đông

Từ $50 đến dưới $60 1 Đông

Dưới $50 0 Khơng có ai

Nếu giá ở mức dưới $50, khơng có ai trong số 4 người thợ sơn Xuân, Hạ, Thu và Đơng sẵn sàng làm việc, ta có lượng cung bằng 0. Nếu mức giá nằm trong khoảng từ $50 tới $60, có Đơng là người duy nhất sẵn sàng nhận việc, lượng cung thị trường bằng 1. Nếu giá nằm trong khoảng từ $60 đến $80, ngồi Đơng sẽ có thêm Thu sẵn lịng làm việc và lượng cung thị trường

66

bằng 2. Tương tự chúng ta có các trường hợp khác trong Bảng 5.4. Tiếp đó, Hình 5.4 bên dưới vẽ đường cung tương ứng với biểu cung này:

Hình 5.4: Đường cung

Hãy chú ý rằng, độ cao của đường cung có liên quan đến chi phí của người bán, tại bất kỳ mức lượng cung nào, giá được xác định bởi đường cung chỉ ra chi phí của người bán cận

biên (người bán sẽ rời bỏ thị trường khi giá thấp hơn). Ví dụ tại mức lượng cung là 4, đường

cung có độ cao là $90, tương ứng với mức chi phí của Xuân (người bán cận biên) phải bỏ ra để cung cấp dịch vụ sơn lại nhà. Khi lượng cung là 3, độ cao của đường cung là $80 tương ứng với chi phí của Hạ (lúc này đã trở thành người bán cận biên). Vì đường cung phản ánh chi phí của người bán, nên chúng ta có thể sử dụng nó để tính thặng dư sản xuất như ở Hình 5.5 bên dưới:

Ở đồ thị bên trên của Hình 5.5 chúng ta giả định rằng giá thị trường là 60 đơla. Trong tình huống này, lượng cung là 1 và thặng dư sản xuất của thị trường là phần diện tích nằm phía trên đường cung và phía dưới giá cả (bằng $10). Số tiền này đúng bằng thặng dư sản xuất mà chúng ta đã tính cho Đơng ở phần trước bằng cơng thức: thặng dư sản xuất bằng số tiền người bán

nhận được khi bán hàng hóa trừ đi chi phí của họ khi sản xuất hàng hóa đó. Đồ thị bên dưới

chỉ ra thặng dư sản xuất trong trường hợp giá thị trường cao hơn là $80. Thặng dư sản xuất vẫn là phần diện tích nằm đươi giá và trên đường cung và là tổng diện tích của 2 hình chữ nhật. Tổng thặng dư sản xuất bằng $50 đúng bằng thặng dư sản xuất mà chúng ta đã tính cho Đơng và Thu trong trường hợp giá thị trường bằng $80 bằng cách áp dụng công thức thặng dư sản xuất bằng số tiền người bán nhận được trừ đi chi phí mà họ phải chịu khi sản xuất.

Cung

90 80

60

50 Chi phí của Đơng

Chi phí của Thu

Chi phí của Hạ

Chi phí của Xn

1 2 3 4

P

67

Hình 5.5: Tính thặng dư sản xuất dựa vào đường cung

Bài học rút ra từ ví dụ trên có thể áp dụng cho tất cả các đường cung: phần diện tích nằm

dưới giá cả và trên đường cung phản ánh thặng dư sản xuất của một thị trường.

Logic ở đây rất rõ ràng, độ cao của đường cung phản ánh chi phí của người bán, cịn mức chênh lệch giữa giá bán trên thị trường và chi phí sản xuất là thặng dư sản xuất mà mỗi người bán nhận được. Bởi vậy, Phần diện tích nằm dưới giá và trên đường cung là tổng thặng dư sản xuất mà tất cả người bán nhận được.

5.2.3 Ảnh hưởng của sự thay đổi giá cả tới thặng dư của người sản xuất

Một người bán thông thường sẽ luôn luôn muốn nhận được giá cao hơn cho sản phẩm của mình. Nhưng phúc lợi của người bán sẽ tăng lên như thế nào khi giá tăng cao hơn? chúng ta sẽ trả lời câu hỏi này dựa trên sự vận dụng khái niệm thặng dư sản xuất:

Cung

90 80

P = 60

50 Chi phí của Đơng

1 2 3 4 P Q Thặng dư sản xuất của Đơng = 10 Tổng thặng dư sx của thị trường = 10 Cung 90 P = 80 60

50 Chi phí của Đơng

Chi phí của Thu

1 2 3 4 P Q Thặng dư sản xuất của Thu= 20 Thặng dư sản xuất của Đông = 30 Tổng thặng dư sx của thị trường = 50

68

Hình 5.6: Giá cả ảnh hưởng tới thặng dư sản xuất

Chúng ta quay lại với đường cung dốc lên điển hình. Mặc dù đường cung này khác với đường cung dạng bậc thang mà chúng ta đã nghiên cứu phần trước nhưng về cơ bản những ý tưởng mà chúng ta đã xem xét vẫn áp dụng bình thường: thặng dư sản xuất là phần diện tích

nằm dưới giá và trên đường cung.

Trong phần (a) của Hình 5.6 thặng dư sản xuất là phần diện tích của tam giác ABC. Phần (b) minh họa cho trường hợp giá bán tăng lên từ P1 đến P2. Thặng dư sản xuất trên thị trường bây giờ là phần diện tích của tam giác ADF. Mức tăng thặng dư sản xuất tăng thêm bao gồm 2 phần: thứ nhất là phần diện tích BCED, đây là phần thặng dư sản xuất tăng thêm của những người bán cũ trên thị trường bởi giờ đây họ bán được lượng sản phẩm Q1 với giá cả cao hơn.

Thứ hai là phần diện tích ECF, đây là thặng dư sản xuất của những người bán mới gia nhập thị

trường bởi giờ đây họ sẵn sàng cung cấp sản phẩm khi mức giá cao hơn làm lượng cung tăng từ Q1 đến Q2.

Tương tự như thặng dư tiêu dùng, thặng dư sản xuất cũng phản ánh phúc lợi của người bán do nó bằng số tiền người bán nhận được sau khi đã trừ đi chi phí sản xuất của họ. Vì vậy, đây cũng là chỉ tiêu phản ánh phúc lợi kinh tế và hai chỉ tiêu này thường được sử dụng cùng nhau và đó cũng chính là phần việc chúng ta phải cùng nhau xem xét trong phần sau của bài học.

Một phần của tài liệu Tập bài giảng môn EC101 kinh tế học đại cương (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)