Gánh nặng thuế được phân chia như thế nào

Một phần của tài liệu Tập bài giảng môn EC101 kinh tế học đại cương (Trang 93 - 95)

Hình 6 .1 Thị trường với giá trần

Hình 6.8 Gánh nặng thuế được phân chia như thế nào

Như quan sát trên hai đồ thị cung cầu ở Hình 6.8, chúng ta sẽ thấy sự phân chia gánh nặng thuế sẽ phụ thuộc vào hệ số co giãn giá của cung và cầu: Đồ thị bên trái trên Hình 6.8 minh họa cho ảnh hưởng của thuế trên một thị trường có cung rất co giãn và cầu tương đối ít co giãn với giá cả. Trong trường hợp này người bán phản ứng mạnh với sự thay đổi của giá cả trong khi người mua phản ứng ít đối với sự thay đổi của giá cả. Khi có một loại thuế được áp dụng trên một thị trường như vậy, giá người bán nhận được giảm đi ít trong khi giá người mua phải trả thêm tăng đáng kể. Do vậy, với trường hợp này, gánh nặng thuế người bán phải chịu nhỏ hơn gánh nặng thuế người mua phải chịu. Đồ thị bên phải minh họa cho trường hợp ngược lại khi thị trường có cung ít co giãn trong khi cầu co giãn mạnh với giá cả. Ngược lại với trường hợp trước, thị trường này người mua sẽ phản ứng mạnh khi giá thay đổi và người bán ít phản ứng khi giá thị trường thay đổi và mức giá người mua phải trả thêm khi có thuế là không nhiều nhưng mức giá mà người bán nhận được lại giảm đi đáng kể. Nói cách khác, gánh nặng thuế mà người mua phải chịu nhỏ hơn gánh nặng thuế mà người bán phải chịu trong trường hợp này. Chúng ta có kết luận chung về cách phân chia gánh nặng thuế là: gánh nặng thuế sẽ nghiêng về

bên thị trường ít co giãn hơn.

Tại sao lại như vậy? để trả lời câu hỏi này các bạn hãy nhớ lại những nghiên cứu về hệ số co giãn của chúng ta trong chương trước, chúng ta đã biết hệ số co giãn giá của cung hay cầu (EDP và ESP) phản ánh mức độ phản ứng của lượng cung hay lượng cầu trước những thay đổi của giá cả. Hay nói cách khác, hệ số co giãn giá của cung hay cầu cũng phản ánh sự sẵn sàng rời bỏ thị trường của người mua hay người bán khi các điều kiện của thị trường trở nên bất lợi. Cầu không co giãn hàm ý người mua khơng có các phương án tốt để thay thế cho việc tiêu dùng

85

hàng hóa này. Cung ít co giãn hàm ý người bán khơng có các phương án tốt thay thế cho việc sản xuất hàng hóa này. Khi hàng hóa bị đánh thuế, bên thị trường có ít phương án lựa chọn hơn khơng thể dễ dàng rời bỏ thị trường và do đó phải chịu gánh nặng thuế nhiều hơn.

6.3 CHI PHÍ XÃ HỘI CỦA VIỆC ĐÁNH THUẾ

Phần nội dung phía trên đã cho chúng ta thấy những cái nhìn ban đầu về chính sách thuế. Chúng ta đã thấy khi chính phủ thuế đánh vào hàng hóa và dịch vụ ảnh hưởng tới giá và lượng hàng hóa bán ra như thế nào cũng như các lực lượng cung cầu phân chia gánh nặng của một khoản thuế cho người mua và người bán như thế nào. Trong phần tiếp theo này, chúng ta sẽ cùng nhau mở rộng phân tích về thuế và tìm hiểu xem thuế tác động như thế nào tới phúc lợi của những người tham gia vào một thị trường.

Mới nhìn qua, những ảnh hưởng của thuế đối với phúc lợi có vẻ khá rõ ràng. Chúng phủ thực thi chính sách thuế để tạo nguồn thu cho ngân sách thì nguồn thu đó phải có nguồn gốc ở túi của ai đó. Như chúng ta đã thấy ở phần nội dung trước, cả người bán và người mua đều chịu thiệt hại khi hàng hoá bị đánh thuế và cùng chia sẻ gánh nặng thuế. Số tiền thuế chính phủ thu được sẽ được sử dụng để đầu tư vào các cơng trình cơng cộng, cung cấp các dịch vụ công, vận hành một bộ máy chính quyền để đảm bảo an ninh trật tự, thực thi pháp luật và bảo vệ quyền công dân…Vậy thì, đứng trên phương diện xã hội, các khoản thuế mà chính phủ thu được là phúc lợi kinh tế bởi cuối cùng thì những khoản tiền thuế đó cũng là để phục vụ cho xã hội. Tuy nhiên, để hiểu toàn diện tác động của thuế đối với phúc lợi kinh tế, chúng ta cần phải so sánh mức phúc lợi bị giảm của người bán và người mua với lượng thu nhập mà chính phủ nhận được. Các công cụ như thặng dư sản xuất và thặng dư tiêu dùng cho phép chúng ta thực hiện sự so sánh đó.

6.3.1 Chi phí xã hội của việc đánh thuế

Chúng ta hãy nhớ lại rằng việc thuế đánh vào người mua hay người bán trên một thị trường hàng hóa là có tác động như nhau. Khi thuế đánh vào người mua, đường cầu sẽ dịch chuyển sang trái và khi thuế đánh vào người bán đường cung sẽ dịch chuyển sang trái hay lên trên một lượng như nhau và bằng mức thuế. Với cả 2 trường hợp, khi thuế được áp dụng, giá mà người mua phải trả tăng lên và người bán nhận được đều giảm đi, người mua và người bán cùng nhau chia sẻ gánh nặng thuế cho dù nó được đánh trực tiếp vào ai. Thuế sẽ tạo ra một cái

nêm giá giữa giá người mua phải trả và giá người bán nhận được đồng thời lượng hàng hóa bán

ra trên thị trường cũng giảm xuống. Nói cách khác, thuế đánh vào một hàng hóa làm cho thị trường hàng hóa đó bị thu hẹp lại. Kết cục trên thị trường là giống nhau dù chính phủ đánh thuế vào người mua hay người bán trên thị trường.

86

Một phần của tài liệu Tập bài giảng môn EC101 kinh tế học đại cương (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)