Chương VII : ĐO LƯỜNG THUNHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
7.1 MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐO LƯỜNG THUNHẬP
7.1.2 Các phương pháp tính GDP
103
- Cách 1: Tính GDP theo khía cạnh chi tiêu. Đo lường GDP theo phương pháp chi tiêu được thực hiện bằng cách tổng hợp các dữ liệu về chi tiêu cho tiêu dùng của các hộ gia đình hay cá nhân (Private Consumption-C); đầu tư (Investment-I); chi mua hàng hóa và dịch vụ của Chính phủ (Government Expenditure-G) và xuất khẩu ròng (Net Export-NX). Đây là bốn bộ phận cấu thành chính của GDP xét về cách thức sử dụng nguồn lực khan hiếm của xã hội.
Y + + +C I G NX
Phương trình trên là một đồng nhất thức-tức là một phương trình ln đúng do cách định nghĩa các biến số trong phương trình
Y: GDP.
C: Chi cho tiêu dùng cá nhân của các hộ gia đình về hàng hóa và dịch vụ I: Đầu tư phán ánh tổng đầu tư trong nước của khu vực tư nhân bao gồm:
• Chi tiêu của doanh nghiệp về trang thiết bị, máy móc, nhà xưởng. • Thay đổi về hàng tồn kho của các doanh nghiệp.
• Chi mua nhà, xây dựng nhà ở mới của các hộ.
Tổng đầu tư bao gồm 2 bộ phận: đầu tư thay thế là chi tiêu để bù đắp giá trị của bộ phận tư bản hiện vật đã bao mòn, được gọi là khấu hao và đầu tư ròng là khoản chi tiêu để mở rộng quy mô của tư bản hiện vật.
G: chi tiêu cho các cấp chính quyền từ trung ương tới địa phương. Khoản chi này bao
gồm chi cho an ninh, quốc phòng, luật pháp, chiếu sáng đường phố và các nơi cơng cộng….Tuy nhiên, chi tiêu chính phủ khơng tính các khoản chuyển giao thu nhập (trợ cấp cho những người thuộc diện chính sách xã hội như người già, người tàn tật hay chi trợ cấp thất nghiệp) vì đây là khoản chi không thể hiện việc mua sắm hàng hóa và dịch vụ mà chỉ đơn thuần chuyển tiền từ Chính phủ sang các hộ gia đình nhưng khơng tác động đến giá trị sản xuất của nền kinh tế. Trong khi đó, GDP thể hiện thu nhập và chi tiêu cho sản xuất hàng hóa và dịch vụ nên các khoản chuyển giao thu nhập không được coi là một bộ phận cấu thành chi tiêu chính phủ.
NX: xuất khẩu ròng= Giá trị xuất khẩu - nhập khẩu hay bằng khoản chi tiêu của người
nước ngồi cho mua hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra ở trong nước trừ đi khoản chi tiêu của người dân trong nước cho mua hàng hóa và dịch vụ tạo ra ở nước ngoài
(NX>0: xuất siêu; NX<0: nhập siêu, NX=0: cân bằng thương mại).
VD: Theo cách tiếp cận chi tiêu, các giao dịch sau đây được tính như thế nào vào GDP? • Hộ gia đình mua ơ tơ sản xuất trong nước (C)
• Mua một ngơi nhà mới xây (I)
• Hãng Ford Việt nam bán 1 chiếc xe tồn kho từ năm ngối (khơng tính vào GDP năm nay)
• Bạn mua bánh ga-to của Kinh đơ (C)
• Thành phố Hà Nội xây dựng thêm nhiều con đường mới nhân dịp đại lễ (G)
• Chính phủ tăng trợ cấp thất nghiệp (Đây là khoản chuyển giao thu nhập nên khơng tính vào GDP)
104
- Cách 2: tính GDP theo khía cạnh thu nhập được thực hiện bằng cách tổng cộng tất cả các khoản thu nhập mà các doanh nghiệp trả các hộ gia đình cho các dịch vụ tạo ra bởi các yếu tố sản xuất (lao động, vốn, đất đai và các tài sản đầu vào cho thuê khác) mà doanh nghiệp thuê.
Y = w + i + r + + Dp + Te
w: tiền cơng trả cho lao động là tồn bộ các khoản thanh toán doanh nghiệp trả cho các dịch vụ lao động. Nó bao gồm tiền cơng và tiền lương rịng mà cơng nhân nhận được hàng tháng, thuế thu nhập bị giữ lại, các khoản phúc lợi phụ như an sinh xã hội và các khoản đóng góp vào quỹ hưu trí.
r - rent: thu nhập từ tiền cho thuê tài sản là khoản tiền thanh toán cho việc sử dụng đất đai và các yếu tố đầu vào cho thuê khác.
i -interest: tiền lãi rịng là tồn bộ các khoản lãi tính trên các khoản vốn hộ gia đình cho vay trừ đi lãi thanh tốn cho các khoản vốn mà hộ gia đình vay nơ, chẳng hạn như tiền lãi tính theo số dư nợ trên thẻ tín dụng
- profit: lợi nhuận doanh nghiệp là toàn bộ lợi nhuận doanh nghiệp kiếm được. Một phần của những khoản lợi nhuận này được trả cho các hộ gia đình ở dạng cổ tức và một phần được doanh nghiệp giữ lại dưới dạng lợi nhuận không phân phối dành để tiếp tục đầu tư
Dp-depreciation: khấu hao TS cố định
Te- indirect tax: Thuế gián thu là khoản thuế mà người tiêu dùng thanh toán khi mua hàng hóa và dịch vụ. Nó khác thuế trực thu là thuế đánh vào thu nhập. Các khoản thuế doanh thu và thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào các mặt hàng như rượu, thuốc lá và các loại mỹ phẩm là thuế gián thu
- Cách 3: Tính GDP theo phương pháp giá trị gia tăng: dùng để đo lường đóng góp của từng ngành vào GDP.
Y = VA
Giá trị gia tăng (VA) là giá trị sản lượng của doanh nghiệp trừ đi giá trị của hàng hoá trung gian mua từ doanh nghiệp khác. Nói cách khác, VA là tổng thu nhập (bao gồm cả lợi nhuận) trả cho các yếu tố sản xuất được doanh nghiệp sử dụng để tạo ra sản lượng. Giá trị của hàng hoá trung gian gồm những chi phí vật chất và dịch vụ mua ngồi đóng vai trị là đầu vào được sử dụng hết 1 lần trong quá trình sản xuất
Chú ý: Khấu hao tài sản khơng được tính vào giá trị của hàng hố trung gian (do khơng hao mịn hết trong q trình sản xuất)
Ví dụ: Hãng sản xuất thép (kiêm cả việc khai thác quặng sắt để luyện thép) sản xuất ra số lượng thép trị giá $4000 và bán ¼ dưới dạng hàng hóa trung gian cho hãng sản xuất máy móc và ¾ cho hãng sản xuất ơ tơ. Hãng sản xuất máy móc lại sử dụng số lượng thép đã mua đó để chế tạo ra máy móc và bán cho hãng sản xuất ơ tơ với giá $2000. Ngồi ra, hãng sản xuất ơ tơ còn mua lốp xe từ hãng sản xuất lốp xe với giá trị $500 (hãng sản xuất lốp xe sở hữu cả cây cao su cung cấp mủ để sản xuất lốp xe). Hãng sản xuất ô tô sản xuất ra số lượng ô tô trị giá $5000 và bán hết cho người tiêu dùng. Hỏi chuỗi hoạt động này đóng góp vào GDP một lượng là bao nhiêu? (tính theo pp GTGT)
105 Lời Giải VA hãng thép= 4000-0=$4000 VA hãng sản xuất máy móc= 2000-1/4*4000=$1000 VA hãng sản xuất lốp xe=500-0=$500 VA hãng sản xuất ô tô=$5000 – (3/4*4000+500) =$1500
Như vậy chuỗi hoạt động này đóng góp vào GDP một lượng là $7000