P- Giá 1 đơn vị sản phẩm QD- khi thu nhập chưa tăng QD- khi thu nhập tăng
5 100 200
4 200 300
3 300 400
2 400 500
1 500 600
Từ bảng 3.3., có thể nhận thấy với cùng một mức giá như nhau thì khi thu nhập tăng lượng cầu tăng. Hình 3.3 sau đây mơ tả sự thay đổi đó :
Hình 3.3: Sự dịch chuyển của đường cầu
Nhận xét: Đường cầu dịch chuyển sang bên phải là dịch chuyển tăng, dịch chuyển sang
bên trái là dịch chuyển giảm
33
3.3.1 Các khái niệm cơ bản
a. Cung
Cung là số lượng hàng hố, dịch vụ mà người bán có khả năng và sẵn sàng bán ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định.
Như vậy, cung bao gồm 2 yếu tố cơ bản: Khả năng cung cấp hàng hoá, dịch vụ của người bán và ý muốn sẵn sàng bán hàng hoá dịch vụ..
b. Lượng cung
Lượng cung là lượng hàng hoá, dịch vụ mà người bán có khả năng và sẵn sàng bán ở một mức giá đã cho trong một khoảng thời gian nhất định.
c. Luật cung
Luật cung được phát biểu như sau : Số lượng hàng hoá được cung trong khoảng thời gian đã cho tăng lên khi giá của nó tăng lên với các điều kiện khác khơng đổi.
Khi giá cả hàng hố tăng lên thì lợi nhuận thu được của các nhà sản xuất cao hơn vì vậy họ sẽ sản xuất và cung ứng nhiều hàng hoá hơn dẫn đến cung tăng và ngược lại
3.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến cung
Tương tự như phần phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cầu dù trên thực tế có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cung cá nhân, tuy nhiên trong phần phân tích này sẽ chỉ đề cập đến các yếu tố cơ bản gồm : công nghệ sản xuất ; giá cả của các yếu tố đầu vào ; số lượng người sản xuất ; chính sách thuế và quy định của Chính phủ và kỳ vọng của nhà sản xuất. Với phương pháp phân tích đó là tìm hiểu mối quan hệ định tính giữa cung cá nhân và các yếu tố đó.
a. Công nghệ sản xuất(Te- Technology)
Công nghệ sản xuất là yếu tố quan trọng xác định cung. Khi công nghệ được cải tiến sẽ mở rộng khả năng sản xuất. Do vậy, nhà sản xuất sẽ cung ứng nhiều hàng hóa, dịch vụ hơn tại mỗi mức giá.
b. Giá cả các yếu tố đầu vào(Pi- Price of Imput factor)
Giá cả của các yếu tố đầu vào quyết định chi phí sản xuất của các doanh nghiệp. Giá cả của các yếu tố đầu vào giảm xuống (thí dụ như tiền lương cơng nhân, giá ngun liệu, v.v. trở
nên rẻ hơn, chẳng hạn) sẽ khiến cho các nhà sản xuất có thể sản xuất nhiều sản phẩm tại mỗi
mức giá nhất định. Giá cả các yếu tố đầu vào cao hơn sẽ làm chi phí sản xuất gia tăng. Khi đó, các nhà sản xuất sẽ cảm thấy kém hấp dẫn hơn khi sản xuất vì có thể lợi nhuận sẽ thấp hơn và do vậy sẽ cắt giảm sản lượng
c. Số lượng người sản xuất(Np- Number of Producers)
Số lượng người sản xuất càng nhiều thì cung càng tăng và ngược lại
d. Chính sách thuế và các quy định của chính phủ(Ta- Tax):
Chính sách thuế của chính phủ là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cung của các nhà sản xuất. Khi chính phủ tăng thuế đối với một ngành sản xuất nào đó, các doanh nghiệp trong
34
ngành sẽ bị gánh nặng thêm chi phí trong sản xuất và ngành này sẽ trở nên kém hấp dẫn. Do đó, các doanh nghiệp sẽ cung ứng ít hơn và một số doanh nghiệp có thể rời khỏi ngành.
Ngồi thuế, các quy định, chính sách khác của chính phủ cũng có ảnh hưởng lớn đến cung. Ví dụ: Chính sách chống ô nhiễm để bảo vệ môi trường sẽ làm giá tăng chi phí của một số ngành cơng nghiệp như sản xuất xe gắn máy, xe ô tô, v.v. và làm giảm lợi nhuận của các ngành này. Những chính sách như vậy có thể làm giảm sản lượng của ngành sản xuất xe gắn máy, xe ơ tơ, v.v. Ngược lại, chính sách hỗ trợ ngành mía đường trong thời gian qua ở nước ta, chẳng hạn, đã làm tăng cung của ngành này.
e. Kỳ vọng của nhà sản xuất(Ep- Expactation of Producers)
Kỳ vọng của nhà sản xuất được hiểu là những mong đợi về những thay đổi trong tương lai về giá của các yếu tố đầu vào, chính sách thuế ..... Nếu sự mong đợi thuận lợi cho sản xuất thì cung tăng và ngược lại.
3.3.3 Hàm số cung
Cung là một hàm số phụ thuộc vào rất nhiều biến số: QSx,t = f(Px,t, Te, Pi , Ta , Np , Ep)
Trong đó:
QSx,t- Cung của hàng hoá x, trong khoảng thời gian t
Px,t- Giá cả của hàng hoá x Te - Công nghệ
Pi - Giá các yếu tố đầu vào
Ta- Thuế và các quy định của chính phủ Np- Số lượng người sản xuất
Ep- Kỳ vọng của các nhà sản xuất
Để tiện nghiên cứu trong kinh tế vi mô thường người ta đơn giản hoá hàm số cung là hàm bậc nhất theo giá: Qs= c + dP
3.3.4 Biểu cung
Biểu cung là bảng miêu tả số lượng hàng hoá hoặc dịch vụ mà người bán sẵn sàng và có khả năng bán ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định.
Ví dụ : Giả sử có biểu cung về hàng hố A như sau: