Thuế đánh vào đất đai

Một phần của tài liệu Tập bài giảng môn EC101 kinh tế học đại cương (Trang 101 - 103)

Hình 6 .1 Thị trường với giá trần

Hình 6.15 Thuế đánh vào đất đai

Có một khoản thuế lý tưởng khơng? Henry George, nhà kinh tế và triết học xã hội Mỹ trong thế kỷ 19 đã đã lập luận rằng chính phủ nên tạo ra tồn bộ nguồn thu của mình từ một khoản thuế đánh vào đất đai. Theo ông, loại thuế này vừa cơng bằng, vừa có tác dụng tái phân

93

phối lại của cải một cách hiệu quả. Để hiểu được luận điểm của George về loại thuế này, chúng ta cùng xem xét cung và cầu trên thị trường đất đai cho th thơng qua Hình 6.15 trên.

Bây giờ chúng ta sẽ xem xét hiệu quả của chính sách này: Với tình trạng dân số tăng nhanh và tiến bộ công nghệ làm tăng thu nhập, nên nhu cầu về đất đai tăng lên theo thời gian. Nhưng lượng cung về đất đai lại cố định, nên cung về đất đai hồn tồn khơng co giãn với giá cả và đường cung có dạng thẳng đứng. Mức tăng nhanh chóng của cầu cùng mức cung hồn tồn khơng co giãn đã dẫn tới tình trạng gia tăng các mức địa tơ và các chủ đất ngày càng có lợi. Bây giờ khi Chính phủ áp dụng một số khoản thuế đánh vào đất đai và như chúng ta đã phân tích trong nội dung trước: gánh nặng thuế sẽ nghiêng về phía thị trường ít co giãn theo

giá hơn. Do cung trên thị trường đất đai ở đây hồn tồn khơng co giãn theo giá nên khoản thuế

đánh vào đất đai sẽ làm cho gánh nặng thuế hoàn toàn do các chủ đất chịu. Cũng theo những phân tích ở trên, độ lớn của khoản mất khơng do thuế gây ra hồn tồn phụ thuộc vào hệ số co giãn của cung và cầu. Khoản thuế đánh vào đất đai cũng là một tình huống cực đoan. Vì cung hồn tồn khơng co giãn với giá cả nên thuế đánh vào đất đai không làm thay đổi sự phân bổ của thị trường, khơng có tình trạng khoản mất khơng và nguồn thu từ thuế của Chính phủ đúng bằng đúng mức thặng dư sản xuất bị mất của chủ đất.

Trên phương diện ý thuyết, khoản thuế đánh vào đất đai sẽ cho các kết quả tích cực nhưng trong thực tế mọi chuyện lại hồn toàn khác. Để một khoản thuế đánh vào đất đai khơng làm biến dạng các kích thích kinh tế, nó phải là một khoản thuế đánh vào đất nguyên khai, nhưng giá trị của đất đai thường có nguồn gốc từ các biện pháp cải tạo đất. Không giống như cung về đất đai nguyên khai, mức cung về các biện pháp cải tạo đất có hệ số co giãn lớn hơn 0 và đường cung có dạng dốc lên bình thường. Khi một khoản thuế đánh vào các biện pháp cải tạo đất, nó sẽ làm biến dạng các kích thích. Người bán sẽ phản ứng với kích thích bằng cách sử dụng ít nguồn lực hơn cho việc cải tạo đất của mình.

6.3.3 Mối quan hệ giữa thuế, chi phí xã hội và nguồn thu từ thuế

Hiếm khi thuế ổn định trong một thời gian dài. Các nhà hoạch định chính sách ở các chính quyền ln muốn tìm cách tăng hoặc giảm các khoản thuế. Ở đây chúng ta sẽ xem xét điều gì xảy ra đối với khoản mất không và nguồn thu từ thuế khi quy mô thuế thay đổi.

a. Mối quan hệ giữa thuế suất và khoản mất khơng

Hình 6.16 chỉ ra ảnh hưởng của các mức thuế thấp; trung bình và cao lần lượt được áp dụng cho một thị trường khi đường cung và đường cầu của thị trường không thay đổi. Khoản

mất không (DWL) – tính bằng mức giảm sút của tổng thặng dư khi thuế làm cho quy mô của

thị trường giảm xuống dưới mức tối ưu, bằng diện tích của tam giác nằm giữa đường cung và đường cầu. Đối với mức thuế thấp như trong đồ thị đầu tiên ở bên trái phần diện tích của tam giác minh họa khoản mất không (AEB) khá nhỏ. Nhưng khi mức thuế được tăng lên trong đồ thị thứ hai ở giữa và đồ thị ngồi cùng bên phải khoản mất khơng (AEC) ngày càng lớn.

94

Một phần của tài liệu Tập bài giảng môn EC101 kinh tế học đại cương (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)