Đường giới hạn năng lực sản xuất trong trường hợp chi phí cơ hội tăng dần

Một phần của tài liệu Tập bài giảng môn EC101 kinh tế học đại cương (Trang 26 - 28)

Nhìn vào Hình 2.2 ta thấy sự chuyển dịch từ điểm A sang điểm B và sang điểm C thể hiện nguồn lực được dịch chuyển từ việc sản xuất thịt sang sản xuất khoai, qua mỗi sự chuyển dịch đó làm giảm nguồn lực dành cho việc sản xuất thịt và tăng nguồn lực dành cho việc sản xuất khoai, qua mỗi sự chuyển dịch đó thì lượng khoai tăng thêm đều giảm đi trong khi lượng thịt cần hy sinh lại tăng thêm. Để lý giải tại sao lại như vậy, chúng ta hãy hình dung khi nền kinh tế chuyển gần như toàn bộ nguồn lực cho việc sản xuất khoai (điểm C), lúc này ngay cả những lao động lành nghề và máy móc thích hợp nhất nhất dành cho việc sản xuất thịt cũng được sử dụng cho việc sản xuất khoai, mỗi đơn vị nguồn lực được chuyển sang cho việc sản xuất khoai lúc này sẽ mang lại hiệu quả kém hơn và để có thêm một đơn vị khoai thì phải chuyển nhiều nguồn lực hơn sang hay nói các khách lượng thịt phải từ bỏ sẽ nhiều hơn và đường PPF dốc. Ngược lại, tại điểm này việc từ bỏ một đơn vị khoai sẽ làm tăng đáng kể lượng thịt. Trong trường hợp khi nền kinh tế sử dụng phần lớn nguồn lực của mình để sản xuất thịt (điểm A), lúc này đường giới hạn năng lực sản xuất PPF ít dốc hơn vì trong trường hợp này, những lao động và máy móc thích hợp nhất cho việc sản xuất khoai đã nằm trong lĩnh vực sản xuất thịt và mỗi đơn vị khoai mà nền kinh tế từ bỏ sẽ chỉ đem lại một mức tăng nhỏ trong sản lượng thịt.

2.1.2 Sự dịch chuyển của đường giới hạn năng lực sản xuất

Đường giới hạn năng lực sản xuất (PPF) chỉ ra sự đánh đổi giữa việc sản xuất các hàng hoá khác nhau tại một thời điểm nhất định nhưng sự đánh đổi đó có thể thay đổi theo thời gian. Chẳng hạn quay lại với ví dụ về người trồng trọt của chúng ta ở trên, nếu giờ đây ta giả sử rằng anh ta có 80 giờ để sản xuất khoai và thịt hàng tuần thay vì 40 giờ như trước, hoặc có thể số giờ để sản xuất khoai và thịt hàng tuần không đổi vẫn là 40 giờ nhưng công nghệ sản xuất thay đổi giúp năng lực sản xuất của anh ta được cải thiện (giờ đây anh ta chỉ mất 10 giờ cho 1 kg thịt và 5 giờ để sản xuất 1 kg khoai). Bất cứ trường hợp nào trong hai trường hợp trên xảy ra thì kết cục là đường giới hạn khả năng sản xuất của người trồng trọt cũng sẽ dịch chuyển song song sang phải (hay ra ngồi) như các bạn thấy trên Hình 2.3 bên dưới:

Tỷ lệ đánh đổi của thịt khi sản xuất thêm một đơn vị khoai liên tục tăng lên từ A đến C.

Quy luật chi phí cơ hội tăng dần

15 12 5 5 A B C 10 0 Thịt Khoai 13 16 14

18

Hình 2.3: Sự dịch chuyển của đường giới hạn năng lực sản xuất PPF trong trường hợp nguồn lực sản xuất tăng lên hoặc công nghệ sản xuất của cả hai mặt hàng đều tốt hơn

Một trường hợp khác cũng thế xảy ra là công nghệ sản xuất của các mặt hàng thay đổi những khơng phải theo cùng một tỷ lệ. Ví dụ ở đây chỉ có cơng nghệ sản xuất khoai tốt hơn làm thời gian sản xuất khoải của người trồng trọt giảm xuống còn 5 giờ cho 1 kg trong khi để sản xuất thịt anh ta vẫn phải tiêu tốn 10 giờ cho 1 kg. Kết cục khi đó đường PPF sẽ dịch xoay sang phải (hay ra ngồi) và thoải hơn giống như trên Hình 2.4 bên dưới:

Hình 2.4: Sự dịch chuyển của đường giới hạn năng lực sản xuất PPF trong trường hợp công nghệ sản xuất khoai tốt hơn, thịt không đổi

Trong các trường hợp ngược lại, khi nguồn lực sản xuất giảm thay vì tăng lên hoặc cơng nghệ sản xuất thay đổi theo hướng kém hiệu quả hơn, đường giới hạn năng lực sản xuất PPF sẽ dịch chuyển sáng trái (hay vào trong) và tương tự như với đường thẳng, trường hợp đường giới hạn khả năng sản xuất PPF là đường cong thì logic về sự dịch chuyển cũng giống như với đường thẳng như được thể hiện trong Hình 2.5:

Thịt (kg) Khoai tây (kg) 0 2 4 Người trồng trọt A B 4 8 Thịt (kg) Khoai tây (kg) 0 2 4 Người trồng trọt 8

19

Một phần của tài liệu Tập bài giảng môn EC101 kinh tế học đại cương (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)