.8 Hiệu quả của lượng cân bằng

Một phần của tài liệu Tập bài giảng môn EC101 kinh tế học đại cương (Trang 80 - 83)

Kết luận hiệu quả và thất bại của thị trường:

Chương này đã giới thiệu những công cụ cơ bản của môn kinh tế phúc lợi là thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất và sử dụng chúng để đánh giá hiệu quả của thị trường tự dó. Chúng ta đã chỉ ra rằng các lực lượng cung cầu phân bổ nguồn lực một cách có hiệu quả. Đúng như lý thuyết về bài tay vơ hình của Adam Smith, mặc dù từng người bán và người mua trên một thị trường chỉ quan tâm tới phúc lợi của riêng mình, nhưng họ được dẫn dắt bởi bàn tay vơ hình tới một trạng thái cân bằng làm tối đa tổng phúc lợi kinh tế. Tuy nhiên, xuyên suốt bài học này chúng ta đã ngầm có một số giả định về phương thức vận hành của thị trường và chỉ khi những giả định này đúng thì kết luận của chúng ta về trạng thái cân bằng của thị trường là có hiệu quả mới có ý nghĩa. Khi những giả định này khơng đúng, kết luận của chúng ta về trạng thái cân bằng của thị trường không cịn đúng nữa. Cụ thể những giả định đó là:

Thứ nhất, phân tích của chúng ta dựa trên giả định thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Song

trong thực tế, cạnh tranh nhiều khi khơng hồn hảo. Trong một số thị trường chỉ có một người bán hoặc một người mua nhất định (hoặc một nhóm nhỏ của họ). Những người bán hay người mua duy nhất này có thể kiểm sốt được giá thị trường. Khả năng tác động tới giá cả được gọi là sức mạnh thị trường. Sức mạnh thị trường có thể làm cho thị trường khơng có hiệu quả vì nó giữ cho giá cả và lượng hàng cách xa trạng thái cân bằng cung cầu.

Hai là, phân tích của chúng ta dựa trên giả định là kết cục của một thị trường chỉ có ý

nghĩa đối với người mua và người bán trên thị trường đó. Song trên thực tế, các quyết định của người mua và người bán đôi khi ảnh hưởng tới những người hồn tồn khơng tham gia vào thị trường. Ơ nhiễm là một ví dụ điển hình về việc kết cục của thị trường ảnh hưởng tới những người không tham gia vào thị trường. Những hiệu ứng như vậy được gọi là ngoại ứng. Vì người mua và người bán thơng thường khơng tính đến những ngoại ứng này khi quyết định sản xuất và tiêu dùng bao nhiêu, nên trạng thái cân bằng trên một thị trường có thể khơng có hiệu quả nếu xét theo quan điểm xã hội với tư cách là một tổng thể.

Sức mạnh thị trường và ngoại ứng là những ví dụ về một hiện tượng phổ biến được gọi là thất bại thị trường.- tức sự bất lực của một số thị trường trong việc phân bổ nguồn lực một cách có hiệu quả. Khi thị trường thất bại, chính sách của nhà nước có thể giải quyết được vấn đề và làm tăng hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, các công cụ mà chúng ta vừa nghiên cứu vẫn có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Trong nhiều thị trường, những giả định mà chúng ta đưa ra trong chương này vẫn hoạt động tốt và kết luận về hiệu quả thị trường được vận dụng trực tiếp. Hai công cụ thặng dư sản xuất và thặng dư tiêu dùng mà chúng ta vừa nghiên cứu sẽ được sử dụng để làm sáng tỏ những ảnh hưởng về phúc lợi mà những chính sách của Chính phủ gây ra trong các chương tiếp theo.

Câu hỏi ôn tập:

1. Thặng dư tiêu dùng là gì? Lấy ví dụ minh hoạ. 2. Thặng dư sản xuất là gì? Lấy ví dụ minh hoạ.

72

3. Hãy lý giải tại sao sự sẵn sàng thanh toán của người mua, thặng dư tiêu dùng và đường cầu có mối quan hệ với nhau.

4. Hãy lý giải tại sao chi phí của người bán, thặng dư sản xuất và đường cung có mối quan hệ với nhau.

5. Trên một đồ thị cung cầu, hãy chỉ ra thặng dư sản xuất và thặng dư tiêu dùng tại điểm cân bằng của thị trường.

6. Trạng thái cân bằng trên một thị trường cạnh tranh có tối đa hố tổng thặng dư hay khơng? Giải thích?

7. Trạng thái cân bằng trên thị trường cạnh tranh tối đa hoá phúc lợi kinh tế dựa trên giả định là khơng có các dạng thất bại thị trường nào? Giải thích tại sao các thất bại thị trường đó có thể gây ra các kết cục thị trường khơng hiệu quả.

Nội dung bài tập: Tính thặng dư sản xuất, thặng dư tiêu dùng và tổng thặng dư của thị

trường tại mức giá cân bằng. Tính thặng dư sản xuất, thặng dư tiêu dùng của thị trường trong trường hợp mức giá cao hoặc thấp hơn giá cân bằng.

Bài 1: Có biểu cầu về một hàng hố như sau:

P (nghìn đồng/tấn) 40 36 32 28 24 20

Lượng (tấn) 0,5 1 1,5 2 2,5 3

a. Xác định phương trình đường cầu.

b. Tại mọi mức giá, lượng cung thị trường là 2 tấn. Xác định giá cân bằng và tổng doanh thu? Tính CS; PS và TS ở trạng thái cân bằng.

c. Chính phủ áp đặt mức giá bán trên thị trường là 25 nghìn đồng/kg. Tính CS và PS tại mức giá này?

Bài 2: Hàm cung và hàm cầu của hàng hố X có phương trình như sau: QD = 150 – 5P và QS = 5P – 10

a. Tính giá và lượng cân bằng của thị trường.

b. Nếu chính phủ quy định giá bán là P =18 thì điều gì xảy ra trên thị trường?

c. So sánh thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất khi thị trường không bị điều tiết và khi bị áp đặt giá?

Tài liệu tham khảo:

[1] Vũ Kim Dũng; Nguyễn Văn Cơng (2012), Giáo trình kinh tế học, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân, chương 4 và 7.

[4] Tập bài giảng Kinh tế học đại cương, Tập thể giảng viên Bộ môn Kinh tế học, Khoa Kinh tế-Quản lý biên soạn (lưu hành nội bộ), chương 7.

73

Chương VI: CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ

(5 tiết lý thuyết, 4 tiết bài tập)

Mục tiêu chương: Chương này sẽ cho chúng ta cái nhìn ban đầu về chính sách. Ở đây,

chúng ta phân tích các loại chính sách khác nhau của chính phủ hồn tồn bằng các công cụ cung cầu, thặng dư hay hệ số co giãn. Chúng ta sẽ bắt đầu bằng việc xem xét các chính sách kiểm sốt giá cả trực tiếp với việc phân tích một số ví dụ như luật kiểm sốt tiền th nhà, lt tiền lương tối thiểu. Một vấn đề nữa mà chúng ta sẽ cùng nhau nghiên cứu trong chương này là những ảnh hưởng của thuế. Các nhà hoạch định chính sách sử dụng thuế vừa để tác động vào các kết cục của thị trường, vừa để tạo nguồn thu cho các mục tiêu cơng cộng. Việc xem xét tính hiệu quả của thuế là khá phức tạp. Ví dụ như khi chính phủ đánh thuế vào tiền lương mà các doanh nghiệp trả cho người lao động thì liệu doanh nghiệp hay người lao động phải trả khoản thuế này. Chúng ta sẽ sử dụng công cụ cung cầu để làm rõ câu hỏi này.

6.1 CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SỐT GIÁ CỦA CHÍNH PHỦ 6.1.1 Giá trần 6.1.1 Giá trần

a, Khái niệm

Biện pháp giá trần là quy định của chính phủ về mức giá bán tối đa với một hàng hóa hay dịch vụ.

Biện pháp giá trần này thường được áp dụng với mục đích bảo vệ lợi ích người tiêu dùng trong một số trường hợp như sau:

(1) Khi giá cả một hàng hóa nào đó đang ở mức cao và gây bất lợi cho người tiêu dùng, ảnh hưởng tiêu cực tới người tiêu dùng. Ví dụ: Việc áp đặt giá trần cho thị trường sữa bột trẻ em ở Việt Nam…

(2) Khi trên thị trường đang có sự thiếu hụt về một mặt hàng nào đó và có nguy cơ dẫn đến sự tăng giá đột biến của mặt hàng này.Ví dụ: Khi lũ lụt tàn phá hoa màu và làm giá lương thực thực phẩm tăng cao hoặc với một số mặt hàng mang tính xã hội như giá thuê nhà cho người nghèo và sinh viên…

b. Tác động của giá trần tới kết quả hoạt động của thị trường

Để phân tích những tác động của một chính sách giá trần đối với thị trường, chúng ta sẽ sử dụng các công cụ thân quen là đường cung và đường cầu như ở Hình 6.1:

Khi Chính phủ áp đặt một mức giá trần cho một thị trường cạnh tranh, sẽ có hai kết cục có thể xảy ra. Đồ thị bên trái của Hình 6.1 biểu diễn cho chúng ta trường hợp đầu tiên: Chính phủ quy định mức giá trần là Pc, trong trường hợp này, giá trần được coi là khơng có tính chất

ràng buộc do giá cân bằng của thị trường là P* thấp hơn giá trần. Các lực lượng thị trường sẽ

đẩy giá hàng hoá trên thị trường về mức giá cân bằng P* một cách tự nhiên và giá trần sẽ không gây ra ảnh hưởng gì. Đồ thị thứ hai của Hình 6.1 chỉ ra một trường hợp khác thú vị hơn rất nhiều. Trong trường hợp này, mức giá trần mà chính phủ áp là Pc thấp hơn mức giá cân bằng của thị trường là P*. Trường hợp này giá trần được gọi là có tính chất ràng buộc. Các lực lượng cung cầu có xu hướng đẩy mức giá về giá cân bằng (P*) nhưng khi mức giá chạm đến mức giá

74

trần (Pc), nó khơng thể tăng thêm nữa hay nói cách khác là giá một đơn vị hàng hố được bán trên thị trường lúc này bằng với mức giá trần Pc. Tại mức giá này, lượng cầu về hàng hoá (QD) lớn hơn lượng cung về hàng hoá (QS) và thị trường xảy ra tình trạng dư cầu (hay thiếu hụt)

hàng hoá, dẫn đến một số người mua lúc này mặc dù muốn mua hàng hoá ở mức giá cao hơn nhưng cũng không mua được.

Một phần của tài liệu Tập bài giảng môn EC101 kinh tế học đại cương (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)