GDP và phúc lợi kinh tế

Một phần của tài liệu Tập bài giảng môn EC101 kinh tế học đại cương (Trang 117)

Chương VII : ĐO LƯỜNG THUNHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

7.1 MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐO LƯỜNG THUNHẬP

7.1.5 GDP và phúc lợi kinh tế

GDP được coi là tiêu thức tốt nhất phản ánh phúc lợi kinh tế của một xã hội. Tuy nhiên, GDP bình quân đầu người mới được xem cho biết mức độ hưởng thụ phúc lợi kinh tế trung bình của một thành viên trong nền kinh tế. GDP bình quân đầu người cao giúp mọi người dễ dàng hơn để có được:

+ Cuộc sống vật chất và tinh thần đa dạng và đầy đủ hơn. + Được chăm sóc sức khoẻ tốt hơn.

+ Được giáo dục tốt hơn.

Điều đó cho thấy rằng GDP khơng trực tiếp phản ánh những cái làm cho cuộc sống của chúng ta có giá trị hơn, nhưng nó lại cho biết khả năng của chúng ta trong việc đạt được điều đó.

Một số hạn chế của GDP:

Tuy nhiên GDP khơng phải là một chỉ tiêu hồn hảo vì nó khơng tính đến: + Thời gian nghỉ ngơi.

+ GDP sử dụng giá thị trường để đánh giá giá trị hàng hóa và dịch vụ nên nó bỏ qua các hoạt động xảy ra ngoài thị trường như sản phẩm được tạo ra và tiêu dùng trong gia đình, các cơng việc tình nguyện…

+ Chất lượng mơi trường. + Công bằng xã hội + Sức khỏe và tuổi thọ

+ Không đề cập tới việc phân phối thu nhập.

Ví dụ: Một nền kinh tế có 100 người với mức thu nhập I=$100=> GDPt=$10000. GDP bình quân =$100

Một nền kinh tế khác có 10 người với mức thu nhập I=$1000, 90 người cịn lại có mức thu nhập=$0=> GDPt=$10000, GDP bình qn =$100. Ví dụ này cho thấy việc mất cân bằng trong phân phối thu nhập tại các nền kinh tế quy mô lớn trên thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ…nơi có sự phân hóa giàu nghèo rất sâu sắc

Một phần của tài liệu Tập bài giảng môn EC101 kinh tế học đại cương (Trang 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)