Phân loại thất nghiệp

Một phần của tài liệu Tập bài giảng môn EC101 kinh tế học đại cương (Trang 134 - 135)

Chương VIII : LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP

8.2 THẤT NGHIỆP

8.2.2 Phân loại thất nghiệp

Nếu phân loại theo nguyên nhân thì thất nghiệp được chia thành 2 loại lớn, đó là thất nghiệp tự nhiên và thất nghiệp chu kỳ.

- Thất nghiệp tự nhiên:

Thất nghiệp tự nhiên (hay còn được gọi là “natural unemployment”) là mức thất nghiệp thông thường của mọi nền kinh tế. Loại thất nghiệp này sẽ không mất đi mà gần như luôn tồn tại trong xã hội, ngay cả khi thị trường lao động bình ổn nó cũng không hề biến mất. Thất nghiệp tự nhiên bao gồm các loại như:

+ Thất nghiệp tạm thời: Xuất hiện khi người lao động thay đổi việc làm và bị thất nghiệp trong thời gian ngắn (từ lúc họ rời cơng việc cũ cho đến khi họ tìm được cơng việc mới). Đây là tình trạng thất nghiệp do người lao động cần có thời gian để tìm kiếm việc làm phù hợp với sở thích và kỹ năng của mình; sự chuyển dịch giữa các ngành nghề khiến người lao động cần có thời gian để tìm kiếm hoặc do khoảng cách về địa lý và thơng tin khiến người mất việc làm cần có thời gian để tìm kiếm việc làm trong những khu vực mới. Chính sách của Chính phủ có thể tác động đến thất nghiệp tạm thời theo nhiều cách khác nhau: thành lập văn phòng giới thiệu việc làm; đăng quảng cáo trên các phương tiện truyền thông, mở các trung tâm giới thiệu việc làm hay trợ cấp thất nghiệp. Trợ cấp thất nghiệp giúp người lao động đối phó với thất nghiệp vì nó góp phần làm giảm tổn thất và tính dễ tổn thương cho người lao động thất nghiệp và gia đình của họ.

126

+ Thất nghiệp cơ cấu: Nó là dạng thất nghiệp dài hạn, xuất hiện do sự suy giảm của 1 số ngành hoặc do quy trình sản xuất có những thay đổi khiến người lao động khơng thể thích nghi được. Họ buộc phải tìm đến các ngành nghề khác hoặc địa phương khác để tìm việc.

+ Thất nghiệp cổ điển: là dạng thất nghiệp liên quan tới loại việc làm mà tiền công thực tế trả cho người làm cơng việc đó cao hơn mức tiền cơng thực tế bình quân của thị trường lao động chung, khiến cho lượng cung về lao động đối với công việc này cao hơn lượng cầu. Dạng thất nghiệp này còn được gọi là thất nghiệp tiền công thực tế. Ba nguyên nhân có thể làm cho tiền lương thực tế cao hơn hơn mức cân bằng của thị trường: luật tiền lương tối thiểu, hoạt động cơng đồn và tiền lương hiệu quả.

- Thất nghiệp chu kỳ:

Thất nghiệp chu kỳ chỉ những biến động của thất nghiệp theo thời gian xung quanh mức thất nghiệp tự nhiên và nó gắn liền với những biến động kinh tế ngắn hạn. Khi nền kinh tế mở rộng, thất nghiệp chu kỳ biến mất; ngược lại khi nền kinh tế suy thoái; doanh nghiệp thu hẹp sản xuất và sa thải bớt công nhân nên thất nghiệp chu kỳ rất cao.

Phân loại theo tính chất thất nghiệp được chia thành những loại sau:

- Thất nghiệp tự nguyện: là tình trạng thất nghiệp do người lao động từ chối một việc

làm nào đó mà họ chưa thực sự ưng ý để tìm việc hài lịng hơn hoặc vì lý do cá nhân nào đó (di chuyển, sinh con…). Thất nghiệp loại này thường tạm thời.

- Thât nghiệp không tự nguyện: Thất nghiệp mà ở mức tiền công nào đó người lao động chấp nhận nhưng vẫn khơng được làm việc do kinh tế suy thoái, cung lớn hơn cầu về lao động hoặc do lao động có kỹ năng thấp.

Một phần của tài liệu Tập bài giảng môn EC101 kinh tế học đại cương (Trang 134 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)