Tiền lương tối thiểu ảnh hưởng tới thị trường lao động

Một phần của tài liệu Tập bài giảng môn EC101 kinh tế học đại cương (Trang 88 - 90)

Hình 6 .1 Thị trường với giá trần

Hình 6.5 Tiền lương tối thiểu ảnh hưởng tới thị trường lao động

Để hiểu biết đầy đủ về chính sách tiền lương tối thiểu, vấn đề quan trọng là cần nhớ rằng nền kinh tế không chỉ bao gồm một thị trường lao động duy nhất mà bao gồm nhiều thị trường lao động cho các loại lao động khác nhau và sự ảnh hưởng của luật tiền lương tối thiểu phụ thuộc vào hàm lượng tri thức, kỹ năng và kinh nghiệm của người lao động. Những người có kỹ năng và nhiều kinh nghiệm, thuộc đối tượng lao động có hàm lượng tri thức cao không bị ảnh hưởng bởi luật tiền lương tối thiểu bởi tiền lương cân bằng họ nhận được vốn đã cao hơn mức tiền lương tối thiểu. Vì vậy, đối với những lao động có hàm lượng tri thức cao, giàu kỹ năng và kinh nghiệm, luật tiền lương tối thiểu khơng có tính ràng buộc (đồ thị bên trái của Hình 6.5).

Tiền lương tối thiểu sẽ có tác động mạnh tới thị trường lao động chất lượng thấp, lao động phổ thông hoặc thị trường lao động thanh niên. Tiền lương cân bằng cho nhóm đối tượng này có xu hướng thấp bởi họ thường là những người lao động thiếu kỹ năng và kinh nghiệm hoặc thậm chí họ thường chấp nhận mức lương thấp để đổi lấy việc được đào tạo qua cơng việc ví dụ như làm thực tập, cộng tác viên hay học việc… vậy tiền lương tối thiểu thường có tính ràng

buộc nhiều hơn đối với đối tượng này. Đồ thị bên phải trong Hình 6.5 mơ tả thị trường lao động

có chất lượng thấp với tiền lương tối thiểu PF cao hơn mức lương cân bằng P* mà người lao động nhận được. Khi luật tiền lương tối thiểu được áp dụng, ngoài việc làm thay đổi cầu về lao động nó cịn làm thay đổi cả cung về lao động. Do tiền lương tối thiểu làm tăng số tiền lương mà những người lao động này nhận được nên nó khuyến khích thêm nhiều thanh niên bỏ học đi lao động, những người nông dân rời bỏ nông thôn để lên thành phố làm thuê… kết cục của thị trường thường là tình trạng thất nghiệp, chính sách tiền lương tối thiểu với mục tiêu là nâng cao thu nhập của người nghèo nhưng nó lại làm cho một số người mất việc làm, khuyến khích thanh niên bỏ học và làm cho người lao động khơng có kỹ năng mất đi cơ hội được đào tạo qua cơng việc.

80

Nhìn chung, các nhà kinh tế thường phản đối việc áp dụng các chính sách kiểm sốt giá như giá trần và giá sàn đối với các thị trường. Đối với các nhà kinh tế, giá cả không phải là kết quả của một quá trình lộn xộn, tự phát. Họ cho rằng giá cả là kết quả của hàng triệu quyết định do các doanh nghiệp và người tiêu dùng ẩn sau đường cung và đường cầu đưa ra. Nhiệm vụ quan trọng của giá cả là làm cân bằng cung và cầu, qua đó quyết định lượng hàng hố được sản xuất và trao đổi và nguồn lực được phân bổ. Khi các nhà quản lý thực thi các chính sách kiểm soát giá cả, họ đã làm mờ đi các tín hiệu của thị trường có tác dụng định hướng quá trình phẩn bổ nguồn lực của xã hội. Trên thực tế, các nhà quản lý đơi khi thực thi các chính sách kiểm sốt giá bởi họ cho rằng kết cục của thị trường là thiếu công bằng, các chính sách đó thường hướng đến bảo vệ cho những người nghèo. Ví dụ, luật kiểm sốt tiền th nhà cố gắng làm cho ai cũng thuê được nhà hay luật tiền lương tối thiểu tìm cách giúp đỡ để mọi người có thu nhập tốt hơn. Thế nhưng, các chính sách kiểm sốt giá thường làm tổn hại đến những người mà nó muốn trợ giúp như luật về tiền lương tối thiểu có thể làm tăng thu nhập cho một vài cá nhân, nhưng nó sẽ khiến nhiều người mất việc làm.

6.2 TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ

Chính phủ và các cấp chính quyền địa phương đều sử dụng thuế, phí và lệ phí để tạo nguồn thu cho các dự án cơng cộng như đường xá, trường học, quốc phịng an ninh mà chủ yếu trong đó là thuế. Trong phần nội dung này, chúng ta sẽ nghiên cứu vấn đề thuế ảnh hưởng tới nền kinh tế như thế nào bằng cách sử dụng các công cụ cung cầu. Những nội dung phân tích dưới đây về chính sách thuế sẽ nhằm trả lời những câu hỏi là: Khi chính phủ đánh thuế vào hàng hố, ai là người thực sự chịu gánh nặng thuế khoá này? Người mua hàng? Hay người bán hàng? Hoặc nếu cả người mua và người bán cùng nhau chia sẻ gánh nặng thuế, thì điều gì quyết định cách phân chia?

6.2.1 Thuế đánh vào người bán

Chúng ta xét trường hợp thứ nhất, thuế đánh vào những người bán trên một thị trường. Các bạn chú ý rằng ở đây chúng ta xét một loại thuế là thuế trên mỗi đơn vị sản phẩm. Nghĩa là trường hợp này chính phủ đánh thuế vào những người bán trên thị trường và thuế đánh theo mỗi sản phẩm bán ra, cứ bán ra mỗi một sản phẩm thì những người bán trên thị trường phải nộp cho chính phủ một số tiền thuế t nhất định trên mỗi đơn vị hàng hố (ví dụ t = $0,5/sản phẩm). Vậy thì chính sách thuế này sẽ tác động tới thị trường như thế nào, chúng ta sẽ cùng phân tích bằng cách sử dụng đồ thị đường cung đường cầu như các bạn thấy trên Hình 6.6. Chúng ta sẽ tuân theo ba bước trong phân tích cung cầu: (1) xác định xem liệu chính sách thuế này sẽ tác động tới đường cung hay đường cầu; (2) xác định xem các đường này dịch chuyển theo hướng nào; (3) xác định xem sự dịch chuyển này tác động tới giá và lượng cân bằng trên thị trường như thế nào.

81

Một phần của tài liệu Tập bài giảng môn EC101 kinh tế học đại cương (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)