Sự dịch chuyển của đường PPF trong trường hợp là đường cong

Một phần của tài liệu Tập bài giảng môn EC101 kinh tế học đại cương (Trang 28 - 29)

2.2 LỢI ÍCH TỪ THƯƠNG MẠI 2.2.1 Chun mơn hố và trao đổi 2.2.1 Chun mơn hố và trao đổi

Quay trở lại với ví dụ về hai người trồng trọt và chăn ni ở trên. Giờ đây, thay vì giả định rằng mỗi người sẽ sản xuất và tiêu dùng một cách độc lập, khơng có sự trao đổi và hỗ trợ nhau trong sản xuất, chúng ta hãy thử xem nếu hai người này tập trung chun mơn hóa vào thứ mình làm tốt hơn và trao đổi với nhau thì điều gi sẽ sảy ra?

Giả sử sau nhiều tháng tự túc mỗi người chia đơi số thời gian 40 giờ hàng tuần của mình ra để sản xuất cả khoai và thịt thì bỗng một hơm Người chăn nuôi nảy ra một ý tưởng và anh ta đến trao đổi với Người trồng trọt. Cụ thể người chăn ni nói: “Anh bạn của tơi ơi, tơi biết

cách làm cho cuộc sống của chúng ta trở lên sung túc hơn. Tôi nghĩ anh đừng sản xuất thịt nữa, anh hãy chuyên tâm mà sản xuất khoai tây đi. Theo như tính tốn của tơi nếu anh dành trọn 40 giờ 1 tuần để trồng khoai tây anh sẽ có 4 kg khoai. Nếu anh đưa cho tôi 1 kg khoai tây trong số 4 kg anh làm ra đó, tơi sẽ đưa lại cho anh 3 kg thịt. Như vậy anh sẽ có 3 kg thịt và 3 kg khoai tây để tiêu dùng thay vì 2 kg khoai tây và 1 kg thịt như hiện nay. Về phía tơi, nếu sử dụng 24 giờ một tuần để chăn nuôi và 16 giờ một tuần để trồng khoai tây, tơi sẽ có 24 kg thịt và 2 kg khoai tây. Sau khi đưa cho anh 3 kg thịt để đổi lấy 1 kg khoai tây, tơi sẽ có 21 kg thịt và 3 kg khoai tây để tiêu dùng, tơi cũng sẽ có cả hai loại thực phẩm nhiều hơn hiện nay để tiêu dùng”.

Cụ thể, kết cục về sản lượng khoai và thịt mà mỗi người sẽ sản xuất và tiêu dùng trong trường hợp làm theo kế hoạch của người chăn ni (có trao đổi), so sánh với trường hợp mỗi người chia đơi số thời gian 40 giờ hàng tuần của mình để tự sản xuất cả khoai và thịt mà khơng có trao đổi được trình bày trong bảng sau:

Bảng 2.2 Chun mơn hố và trao đổi

Kết cục khi khơng có trao đổi

Kết cục khi có trao đổi Mối lợi từ trao đổi

Cái họ sản xuất và tiêu dùng

Cái họ sản xuất

Cái họ trao đổi Cái họ tiêu dùng

Mức tăng tiêu dùng

Năng lực sản xuất thịt tăng, khoai không tăng

Năng lực sản xuất cả 2 ngành cùng tăng

Thịt Thịt

20 Người trồng trọt 1 kg thịt 2 kg khoai 0 kg thịt 4kg khoai Nhận 3 kg thịt cho 1 kg khoai 3kg thịt 3kg khoai 2 kg thịt 1 kg khoai Người chăn nuôi 20 kg thịt 2,5 kg khoai 24 kg thịt 2 kg khoai Trả 3kg thịt để nhận 1kg khoai 21 kg thịt 3 kg khoai 1 kg thịt 0.5 kg khoai

Để thấy rõ hơn mối lợi từ sự trao đổi ở đậy, chúng ta quay lại biểu diễn kết hợp sản lượng khoai và thịt mà mỗi người trồng trọt và chăn nuôi sẽ tiêu dùng trong trường hợp làm theo kế hoạch của người chăn nuôi lên đồ thị đường giới hạn khả năng sản xuất PPF. Hình 2.6 minh hoạ cho chúng ta thấy lúc này các kết hợp sản lượng mà người trồng trọt tiêu dùng cuối cùng (A’) và người chăn nuôi tiêu dùng cuối cùng (B’) là những kết hợp nằm ngoài đường giới hạn khả năng sản xuất PPF của họ. Đây là những điểm mà như chúng ta đã nói ở trước đây, người sản xuất sẽ khơng đủ nguồn lực sản xuất và trong trường hợp khơng có trao đổi thì cũng khơng thể tiêu dùng ở những kết hợp sản lượng như vậy bởi trong trường hợp nếu khơng có trao đổi thì đường giới hạn khả năng sản xuất cũng chính là đường giới hạn khả năng tiêu dùng. Như vậy, chúng ta thấy một điểm rõ ràng rằng sự trao đổi ở đây đã làm cho cả hai người trồng trọt và chăn ni đều thu được lợi ích, thể hiện qua việc mỗi người đều đường tiêu dùng nhiều khoai và thịt hơn mà lại tiêu dùng ở những điểm nằm ngoài đường giới hạn khả năng sản xuất của họ mặc dù khơng có ai phải làm thêm giờ hay có cơng nghệ sản xuất tiên tiến hơn.

Một phần của tài liệu Tập bài giảng môn EC101 kinh tế học đại cương (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)