Chương VI : CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ
6.2 TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ
Chính phủ và các cấp chính quyền địa phương đều sử dụng thuế, phí và lệ phí để tạo nguồn thu cho các dự án cơng cộng như đường xá, trường học, quốc phịng an ninh mà chủ yếu trong đó là thuế. Trong phần nội dung này, chúng ta sẽ nghiên cứu vấn đề thuế ảnh hưởng tới nền kinh tế như thế nào bằng cách sử dụng các cơng cụ cung cầu. Những nội dung phân tích dưới đây về chính sách thuế sẽ nhằm trả lời những câu hỏi là: Khi chính phủ đánh thuế vào hàng hoá, ai là người thực sự chịu gánh nặng thuế khoá này? Người mua hàng? Hay người bán hàng? Hoặc nếu cả người mua và người bán cùng nhau chia sẻ gánh nặng thuế, thì điều gì quyết định cách phân chia?
6.2.1 Thuế đánh vào người bán
Chúng ta xét trường hợp thứ nhất, thuế đánh vào những người bán trên một thị trường. Các bạn chú ý rằng ở đây chúng ta xét một loại thuế là thuế trên mỗi đơn vị sản phẩm. Nghĩa là trường hợp này chính phủ đánh thuế vào những người bán trên thị trường và thuế đánh theo mỗi sản phẩm bán ra, cứ bán ra mỗi một sản phẩm thì những người bán trên thị trường phải nộp cho chính phủ một số tiền thuế t nhất định trên mỗi đơn vị hàng hố (ví dụ t = $0,5/sản phẩm). Vậy thì chính sách thuế này sẽ tác động tới thị trường như thế nào, chúng ta sẽ cùng phân tích bằng cách sử dụng đồ thị đường cung đường cầu như các bạn thấy trên Hình 6.6. Chúng ta sẽ tuân theo ba bước trong phân tích cung cầu: (1) xác định xem liệu chính sách thuế này sẽ tác động tới đường cung hay đường cầu; (2) xác định xem các đường này dịch chuyển theo hướng nào; (3) xác định xem sự dịch chuyển này tác động tới giá và lượng cân bằng trên thị trường như thế nào.
81
Hình 6.6: Thuế đánh vào người bán
Ở đây chúng ta có đường cầu ban đầu của thị trường (D) dốc xuống và đường cung ban đầu (S1) dốc lên, giả sử thị trường đã điều chỉnh về trạng thái cân bằng ban đầu trước thuế, chúng ta có giá cân bằng trên thị trường trước khi chính phủ đánh thuế là P1, và lượng cân bằng là Q1. Do trường hợp này thuế không đánh trực tiếp vào người mua nên lượng cầu không đổi ở các mức giá và đường cầu D không dịch chuyển. Trường hợp này thuế sẽ tác động tới đường cung. Do thuế đánh vào người bán làm cho chi phí sản xuất cao hơn ở mọi mức giá và đường cung sẽ dịch sang trái (hay lên trên) từ S1 tới S2. Trường hợp này chúng ta sẽ xác định được chính xác quy mơ của sự dịch chuyển. Đường cung sẽ dịch lên trên một lượng đúng bằng mức thuế t/ đơn vị sản phẩm. Lý do là bởi vì với những người bán trên thị trường bây giờ dù giá họ nhận được từ người mua là bao nhiêu đi chăng nữa thì mức giá họ nhận cuối cùng trên mỗi đơn vị hàng hoá cùng phải bằng mức họ nhận từ người mua trừ đi phần thuế t phải nơp. Vì vậy, ở các mức lượng cung để người bán vẫn muốn bán thì giá bây giờ phải cao hơn một lượng bằng chính mức thuế t.
Sau khi đường cung dịch chuyển chúng ta sẽ xác định được điểm cân bằng mới là giao điểm giữa đường cung mới S2 và đường cầu D. Thị trường sẽ nhanh chóng điều chỉnh về điểm cân bằng mới này và xác lập mức giá và lượng cân bằng mới. Điểm đầu tiên chúng ta thấy ở đây là lượng cân bằng mới của thị trường là Q2 giảm so với lượng cân bằng ban đầu Q1, hay nói cách khác chính sách thuế làm giảm quy mơ thị trường. Mức giá tại điểm cân bằng mới này (Pm) sẽ là mức giá mà những người mua và người bán trao đổi trên thị trường sau thuế cho nên nó chính là mức giá mà những người mua phải trả cho người bán sau thuế. Tuy nhiên, mức giá mà những người bán nhận cuối cùng phải bằng mức họ nhận từ người mua trừ đi phần thuế t phải nộp. Chúng ta biết từ mọi điểm trên đường cung mới (S2) dóng thẳng xuống đường cung ban đầu (S1) khoảng cách sẽ đúng bằng mức thuế phải nộp, từ đó ta xác định được mức giá mà những người bán nhận cuối cùng sau thuế (Pb), bằng mức giá họ nhận từ người mua trừ đi phần thuế phải nộp.
Như vậy sau thuế cuối cùng những người mua phải trả một mức giá cao hơn so với trước thuế tính trên mỗi đơn vị hàng hố chính là khoảng chênh lệch giữa Pm và P1. Những người bán thì phải nhận một mức giá thấp hơn so với trước thuế tính trên mỗi đơn vị hàng hố chính
S1
D
Cân bằng trước thuế Cân bằng sau thuế P người mua trả (gồm cả thuế) P chưa có thuế P người bán nhận (đã trừ thuế) 2 1
Đường cung dịch chuyển lên trên 1 khoảng đúng bằng mức thuế S2 Pm P1 Pb Thuế
82
là khoảng chênh lệch giữa P1 và Pb. Lưu ý: tổng của hai khoảng chênh lệch này chính là khoản thuế t trên mỗi đơn vị hàng hoá. Như vậy, ta thấy mặc dù thuế đánh vào người bán nhưng thực tế khoản thuế t/sản phẩm này đã được cả người mua và người bán cùng chia sẻ: Phần gánh
nặng thuế mà người mua chịu trên mỗi sản phẩm chính là khoảng chênh lệch giữa Pm và P1. Phần gánh nặng thuế mà người bán chịu trên mỗi sản phẩm chính là khoảng chênh lệch giữa P1 và Pb. Những phân tích trên đây đưa chúng ta tới hai kết luận tổng quát:
1. Thuế cản trở hoạt động của thị trường. Khi một mặt hàng bị đánh thuế, lượng bán ra của nó giảm khi thị trường đạ trạng thái cân bằng mới.
2. Người mua và người bán cùng chia sẻ gánh nặng thuế. Ở trạng thái cân bằng mới, giá mà người mua phải trả cao hơn và giá người bán nhận trên mỗi đơn vị hàng hoá thấp hơn so với trước thuế.
6.2.2 Thuế đánh vào người mua
Chúng ta xét trường hợp thứ hai, thuế đánh vào những người mua trên một thị trường. Trường hợp này chúng ta vẫn có một khoản thuế xuất t trên mỗi đơn vị hàng hoá, tuy nhiên những người phải nộp khoản thuế t này bây giờ là những người mua trên thị trường. Nghĩa là trường hợp này những người mua trên thị trường cứ mua mỗi đơn vị hàng hố sẽ phải nộp cho chính phủ một số tiền thuế t nhất định. Liệu chính sách thuế đánh vào những người mua này sẽ tác động tới thị trường như thế nào? Tương tự chúng ta sẽ cùng nhau phân tích bằng cách sử dụng một đồ thị đường cung đường cầu như ở Hình 6.7 bên dưới:
Hình 6.7: Thuế đánh vào người mua
Ở đây chúng ta có đường cầu ban đầu D1 và đường cung ban đầu S của thị trường, giả sử thị trường đã điều chỉnh về trạng thái cân bằng ban đầu là giao điểm giữa hai đường này, chúng ta có giá cân bằng trên thị trường trước khi chính phủ đánh thuế là P1, và lượng cân bằng là Q1. Do trường hợp này thuế không đánh trực tiếp vào người bán nên ở các mức giá người bán vẫn có động cơ cung ứng lượng hàng hoá như cũ nên lượng cung không đổi ở các mức giá và đường cung S không dịch chuyển. Trường hợp này thuế sẽ tác động tới đường cầu. Do những người mua bây giờ phải trả thêm một khoản thuế t cho mỗi đơn vị hàng hoá mà họ mua nên thuế sẽ làm cầu giảm và đường cầu thị trường sẽ dịch sáng trái từ D1 tới D2. Lại một lần nữa, chúng ta sẽ xác định được chính xác quy mơ của sự dịch chuyển. Đường cầu sẽ dịch sáng trái
S
D1
Cân bằng trước thuế
Cân bằng sau thuế P người mua trả (gồm cả thuế) P khi chưa có thuế P người bán nhận (đã trừ thuế) Q2 Q1 D2 Đường cầu dịch chuyển xuống dưới 1 khoảng đúng bằng mức thuế P1 Pm Pb Thuế
83
(hay xuống dưới) một lượng đúng bằng mức thuế t/đơn vị sản phẩm. Lý do là bởi vì với những người mua trên thị trường bây giờ mỗi đơn vị hàng hoá mà họ mua ngồi mức giá trả cho người bán họ cịn phải trả thêm một khoản thuế t/đơn vị sản phẩm. Vì vậy, ở các mức lượng cầu để người mua vẫn muốn mua một lượng như trước thì giá trên mỗi đơn vị hàng hoá bây giờ phải thấp xuống một lượng đúng bằng mức thuế t phải nộp.
Sau khi đường cầu dịch chuyển chúng ta sẽ xác định được điểm cân bằng mới là giao điểm giữa đường cầu mới D2 và đường cung S. Thị trường sẽ nhanh chóng điều chỉnh về điểm cân bằng mới này và xác lập mức giá và lượng cân bằng mới. Điểm đầu tiên chúng ta thấy ở đây là lượng cân bằng mới Q2 giảm so với lượng cân bằng ban đầu Q1, hay thuế đánh vào người mua dã làm giảm quy mô thị trường. Điều này giống với trường hợp thuế đánh vào người bán đã phân tích ở trên. Mức giá tại điểm cân bằng mới này sẽ là mức giá mà những người mua và người bán trao đổi trên thị trường sau thuế trên một đơn vị hàng hố cho nên nó chính là mức giá mà những người bán nhận được từ người mua sau thuế trên mỗi đơn vị sản phẩm (Pb). Tuy nhiên, mức giá mà những người mua phải trả cuối cùng trên một đơn vị sản phẩm còn phải cộng thêm khoản thuế t nữa do những người mua bây giờ phải nộp thuế. Chúng ta biết từ mọi điểm trên đường cầu mới D2 dóng thẳng lên đường cầu ban đầu D1 khoảng cách sẽ đúng bằng mức thuế t/đơn vị hàng hố, từ đó ta xác định được mức giá mà những người mua phải trả cuối cùng tính cả thuế, bằng mức giá họ trả cho người bán cộng với phần thuế phải nộp t là Pm.
Như vậy, lại một lần nữa chúng ta thấy rằng sau thuế cuối cùng những người mua phải trả một mức giá cao hơn so với trước thuế tính trên mỗi đơn vị hàng hố chính là khoảng chênh lệch giữa Pm và P1. Những người bán thì phải nhận một mức giá thấp hơn so với trước thuế tính trên mỗi đơn vị hàng hố chính là khoảng chênh lệch giữa P1 và Pb. Lưu ý: tổng của hai khoảng chênh lệch này chính là khoản thuế t trên mỗi đơn vị hàng hoá. Như vậy, ta thấy mặc dù thuế đánh vào người mua nhưng thực tế khoản thuế t này lại một lần nữa đã được cả hai bên cùng gánh chịu: Phần gánh nặng thuế mà người mua chịu trên mỗi sản phẩm chính là khoảng
chênh lệch giữa Pm và P1. Phần gánh nặng thuế mà người bán chịu trên mỗi sản phẩm chính
là khoảng chênh lệch giữa P1 và Pb.
So sánh kết cục của thị trường trên Hình 6.6 và 6.7 trong hai trường hợp chính phủ đánh thuế vào người bán cũng như người mua chúng ta đi đến một kết luận đáng ngạc nhiên: Thuế
đánh vào người bán và thuế đánh vào người mua tương đương nhau. Trong cả hai trường hợp,
thuế đều đặt một cái nêm thuế vào giữa giá người mua phải trả và giá người bán nhận cuối cùng sau thuế. Ở cả hai trường hợp, sau thuế giá người mua phải trả đều cao hơn và giá người bán nhận sau thuế đều thấp hơn so với trước thuế. Cả người mua và người bán cùng chia sẻ gánh nặng thuế. Điểm khác biệt duy nhất giữa thuế đánh vào người mua và thuế đánh vào người bán là ở người trực tiếp nộp thuế cho chính phủ.
6.2.3 Hệ số co giãn và ảnh hưởng của thuế
Chúng ta đã biết khi một hàng hóa bị đánh thuế, cả người mua và người bán cùng nhau chia sẻ gánh nặng thuế. Nhưng thực sự thì gánh nặng thuế được phân chia như thế nào? Rất ít khi nó được chia đều cho hai bên. Để xem xét gánh nặng thuế khoá của thuế được phân chia
84
như thế nào, chúng ta cùng quan sát Hình 6.8 với hai trường hợp. Lưu ý rằng ở cả hai trường hợp trong Hình 6.8 chỉ vẽ đường cung và đường cầu ban đầu và minh họa thêm một chiếc nêm thuế vào giữa số tiền người mua phải trả và người bán nhận được. Chúng ta không vẽ đường cung hay đường cầu mới bởi vì việc đường cung hay đường cầu dịch chuyển là do thuế đánh trực tiếp vào người mua hay là người bán và như chúng ta đã biết, điều này không ảnh hưởng đến việc phân chia gánh nặng thuế.
Hình 6.8: Gánh nặng thuế được phân chia như thế nào
Như quan sát trên hai đồ thị cung cầu ở Hình 6.8, chúng ta sẽ thấy sự phân chia gánh nặng thuế sẽ phụ thuộc vào hệ số co giãn giá của cung và cầu: Đồ thị bên trái trên Hình 6.8 minh họa cho ảnh hưởng của thuế trên một thị trường có cung rất co giãn và cầu tương đối ít co giãn với giá cả. Trong trường hợp này người bán phản ứng mạnh với sự thay đổi của giá cả trong khi người mua phản ứng ít đối với sự thay đổi của giá cả. Khi có một loại thuế được áp dụng trên một thị trường như vậy, giá người bán nhận được giảm đi ít trong khi giá người mua phải trả thêm tăng đáng kể. Do vậy, với trường hợp này, gánh nặng thuế người bán phải chịu nhỏ hơn gánh nặng thuế người mua phải chịu. Đồ thị bên phải minh họa cho trường hợp ngược lại khi thị trường có cung ít co giãn trong khi cầu co giãn mạnh với giá cả. Ngược lại với trường hợp trước, thị trường này người mua sẽ phản ứng mạnh khi giá thay đổi và người bán ít phản ứng khi giá thị trường thay đổi và mức giá người mua phải trả thêm khi có thuế là không nhiều nhưng mức giá mà người bán nhận được lại giảm đi đáng kể. Nói cách khác, gánh nặng thuế mà người mua phải chịu nhỏ hơn gánh nặng thuế mà người bán phải chịu trong trường hợp này. Chúng ta có kết luận chung về cách phân chia gánh nặng thuế là: gánh nặng thuế sẽ nghiêng về
bên thị trường ít co giãn hơn.
Tại sao lại như vậy? để trả lời câu hỏi này các bạn hãy nhớ lại những nghiên cứu về hệ số co giãn của chúng ta trong chương trước, chúng ta đã biết hệ số co giãn giá của cung hay cầu (EDP và ESP) phản ánh mức độ phản ứng của lượng cung hay lượng cầu trước những thay đổi của giá cả. Hay nói cách khác, hệ số co giãn giá của cung hay cầu cũng phản ánh sự sẵn sàng rời bỏ thị trường của người mua hay người bán khi các điều kiện của thị trường trở nên bất lợi. Cầu không co giãn hàm ý người mua khơng có các phương án tốt để thay thế cho việc tiêu dùng
85
hàng hóa này. Cung ít co giãn hàm ý người bán khơng có các phương án tốt thay thế cho việc sản xuất hàng hóa này. Khi hàng hóa bị đánh thuế, bên thị trường có ít phương án lựa chọn hơn khơng thể dễ dàng rời bỏ thị trường và do đó phải chịu gánh nặng thuế nhiều hơn.