Chương VIII : LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP
8.1 LẠM PHÁT
8.1.8 Điều chỉnh các biến số kinh tế theo lạm phát
• Quy các giá trị tiền tệ về cùng một thời điểm: CPI cũng được sử dụng để tiến hành điều
chỉnh các biến số theo giá trị tính bằng tiền tại các thời điểm khác nhau trong nhiều lĩnh vực kinh tế.
VD: Một người A có thu nhập $80.000 vào 1931. CPI1931= 15,2; CPI2009= 166.
Thu nhập tính theo giá 2009 = thunhập
1931*(CPI
2009/CPI
1931) = 80.000*(166/15,2) = $873.648.
Nếu người B có mức thu nhập là $850000 vào năm 2009 thì mức sống của người A năm 1931 cao hơn người B năm 2009.
• Lãi suất thực tế và lãi suất danh nghĩa:
Lãi suất thể hiện một khoản thanh toán trong tương lai cho một sự chuyển giao tiền trong quá khứ
Ví dụ: Giả sử anh A gửi tiền vào ngân hàng số tiền 10 triệu đồng với lãi suất 10%/năm. Sau một năm, anh A nhận được số tiền lãi và gốc là 11 triệu đồng. Tuy nhiên, giá hàng hóa trong năm đã tăng lên 9,5% nên mỗi đồng bây giờ mua được ít hàng hóa hơn trước. Thực tế lượng hàng hóa mà anh A mua được tăng thêm 0,5%. Nếu lạm phát cao hơn 10% (giả sử 12%) thì sức mua thực tế của anh A giảm 2%.
Lãi suất danh nghĩa (nominal interest-i): lãi suất ngân hàng trả cho người gửi tiền Lãi suất thực tế (real interest-r): là lãi suất trừ đi lạm phát
Lãi suất thực tế (r)= lãi suất danh nghĩa (i) – lạm phát (π)
Như vậy lãi suất thực là khoản chênh lệch giữa lãi suất doanh nghĩa trừ đi tỷ lệ lạm phát. Lãi suất danh nghĩa cho biết số đồng tiền tăng lên như thế nào qua thời gian. Còn lãi suất thực tế cho biết sức mua của tài khoản ngân hàng tăng lên như thế nào theo thời gian. Người gửi tiền có lợi khi lãi suất thực tế dương còn người vay tiền cho lợi khi lãi suất thực tế âm.