Chương VIII : LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP
8.1 LẠM PHÁT
8.1.7 Tác hại của lạm phát
• Chi phí mịn giày:
Vì lạm phát làm xói mòn giá trị thực tế của số tiền mà chúng ta nắm giữ nên để tránh sự mất giá của đồng tiền mọi người sẽ giữ ít tiền trong ví của mình hơn và một trong những cách để thực hiện điều đó là đến ngân hàng thường xuyên hơn, tức là giữ tài sản dưới dạng tiền gửi ngân hàng. Chi phí bỏ ra để giảm lượng tiền nắm giữ được gọi là chi phí mịn giày của lạm phát. Vì chúng ta phải đến ngân hàng thường xuyên hơn nên giày của chúng ta mòn nhanh hơn, bên cạnh đó chúng ta phải mất đi thời gian và sự tiện lợi để nắm giữ ít tiền hơn – cái mà chúng ta khơng phải trả khi khơng có lạm phát. Chi phí mịn giày tương đối nhỏ đối với các quốc gia có lạm phát vừa phải. Chi phí mịn giày rất lớn đối với các quốc gia siêu lạm phát.
• Chi phí thực đơn:
Hầu hết các doanh nghiệp không thay đổi giá hằng ngày, mà thường thông báo giá và giữ ổn định trong khoảng thời gian vài tuần, vài tháng, năm. Các doanh nghiệp không thường xuyên thay đổi giá cả bởi vì họ phải chịu chi phí cho việc thay đổi giá. Chi phí cho việc thay đổi giá gọi là chi phí thực đơn, một thuật ngữ rút ra từ chi phí in thực đơn mới của các nhà hàng. Chi phí thực đơn bao gồm chi phí quyết định giá mới, chi phí in bảng giá và catalơ mới, chi phí gửi bảng giá và catalơ mới cho đối tác và khách hàng, chi phí quảng cáo giá mới và thậm chí cả chi phí giải thích cho khách hàng tại sao có sự thay đổi giá. Lạm phát làm tăng chi phí thực đơn mà doanh nghiệp phải chịu. Khi lạm phát cao, chi phí doanh nghiệp tăng rất nhanh do sự thay đổi giá nhiều lần trong kỳ.
• Sự biến động của giá tương đối và phân bổ sai các nguồn lực:
Các nền kinh tế thị trường thường dựa vào giá tương đối để phân bổ nguồn lực. Người tiêu dùng quyết định mua một thứ hàng hoá bằng cách so sánh chất lượng và giá cả của các loại
123
hàng hố và dịch vụ khác nhau. Thơng qua những quyết định này, họ quyết định phân bổ các nhân tố sản xuất khan hiếm cho các ngành và doanh nghiệp. Khi lạm phát càng cao thì sự thay đổi tự động trong giá tương đối càng lớn, các quyết định của khách hàng bị biến dạng và thị trường mất khả năng phân bổ nguồn lực một cách có hiệu quả.
• Nhầm lẫn và bất tiện:
Các nhà kế toán phản ánh sai các khoản thu nhập của doanh nghiệp khi giá cả tăng thường xuyên. Vì lạm phát làm cho đồng tiền có giá trị thực tế khơng giống nhau vào các thời điểm khác nhau, nên việc tính tốn lợi nhuận của cơng ty - phần chênh lệch giữa các khoản thu và chi phí - sẽ phức tạp hơn khi nền kinh tế có lạm phát. Do vậy, trong chừng mực nào đó, lạm phát làm cho các nhà đầu tư khó phân biệt giữa các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả và do vậy cản trở thị trường tài chính trong việc phân bổ các khoản tiết kiệm của nền kinh tế cho các loại đầu tư khác nhau.
• Những biến dạng của thuế do lạm phát gây ra:
Các nhà lập pháp thường khơng tính đến lạm phát khi soạn thảo các luật thuế. Các nhà kinh tế đã nghiên cứu các luật thuế và kết luận rằng lạm phát có xu hướng làm tăng gánh nặng thuế đánh vào các khoản thu nhập kiếm được từ tiết kiệm. Thuế thu nhập đánh vào lãi suất danh nghĩa thu được từ những khoản tiết kiệm, mặc dù một phần lãi suất danh nghĩa chỉ đơn thuần bù lạm phát. Để xem xét tác động của lạm phát, chúng ta chú ý đến ví dụ bằng số sau:
Khi lạm phát bằng 0, mức thuế 25% đánh vào thu nhập từ lãi suất làm giảm lãi suất thực tế từ 4 xuống 3 phần trăm. Khi lạm phát bằng 8, mức thuế như vậy làm giảm lãi suất thực tế từ 4 xuống 1 phần trăm. Những tác động của lạm phát làm thay đổi thuế, nên lạm phát càng cao thì càng có xu hướng làm giảm động cơ tiết kiệm của mọi người. Mà tiết kiệm trong nền kinh tế chính là nguồn của đầu tư và đầu tư chính là bộ phận tăng trưởng của nền kinh tế trong dài hạn. Vì vậy, khi lạm phát làm tăng gánh nặng thuế đánh vào các khoản tiết kiệm, nó có xu hướng làm giảm tỷ lệ tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.
• Tái phân bố của cải một cách tùy tiện:
Lạm phát bất ngờ phân phối lại của cải giữa các thành viên trong xã hội không theo công lao và nhu cầu của họ. Sự phân phối này xảy ra vì trong nền kinh tế có rất nhiều khoản vay được tính bằng đơn vị tính tốn là tiền. Khi giá cả thay đổi khơng đốn trước được nó sẽ phân
124
phối lại của cải giữa người đi vay và người cho vay. Nếu lạm phát có thể dự đốn trước được thì người đi vay và người cho vay đã tính đến lạm phát khi đưa ra lãi suất danh nghĩa
Ví dụ: Tại năm t, B gửi tiền ngân hàng với số tiền 20 triệu với lãi suất =10%/năm Sau năm t+1, mức lạm phát tăng lên 50%
Người B nhận lại với số tiền năm t+1 là 20*(1+10/100)=22 triệu. Nhưng số tiền 20 triệu năm t tương đương với 30 triệu năm t+1. Do đó, người cho vay B bị thiệt (lãi suất danh nghĩa nhỏ hơn lạm phát)