Nâng cao đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non gắn liền với chiến lược xây dựng đội ngũ giáo viên mầm non vừa “hồng” vừa

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non ở việt nam hiện nay (qua khảo sát thực tế một số tỉnh phía bắc) (Trang 120 - 124)

với chiến lược xây dựng đội ngũ giáo viên mầm non vừa “hồng” vừa “chuyên” theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Chiến lược giáo dục với tư cách là một chiến lược đạt tới những giá trị nhân cách phù hợp với nền văn minh cao nhất, hoàn toàn hướng vào mục tiêu làm cho CNXH ngày càng nhiều hơn trong đời sống mỗi con người. Một chiến lược giáo dục có giá trị phải là chiến lược được đặt ra một cách đúng đắn, chính xác trong chi phối chiến thuật, chi phối kế hoạch cụ thể để cuối cùng được hiện thực hóa.

Trên thế giới, hầu như tất cả các nước đều đặc biệt coi trọng vai trò của giáo dục, thường coi chiến lược phát triển giáo dục là chìa khóa để mở cửa đi vào các ngành hoạt động. Lãnh tụ của giai cấp công nhân thế giới C.Mác và Ăngghen đã rất đề cao vai trò của giáo dục. Năm 1848 trong tác phẩm "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản" các ông đã đề ra 10 biện pháp phổ biến để tiến hành cách mạng vơ sản, trong đó biện pháp thứ 10 là phát triển "Giáo dục công cộng và không mất tiền cho tất cả các trẻ em" [107, tr.628]. Trong tác phẩm "Tư bản" Mác cũng chỉ ra muốn cho con người "trở thành một sức lao động phát triển và đặc thù, thì cần phải có một trình độ học vấn hay giáo dục nào đó" [106, tr.693]. Điều này cho thấy các nhà mác xít rất đề cao việc phổ cập giáo dục, coi đó là yêu cầu tất yếu của sự phát triển xã hội loài người, mục tiêu và nội dung của giáo dục trước hết xuất phát từ yêu cầu của xã hội, con người ở vị trí trung tâm của hoạt động dạy - học.

Sau khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến chiến lược phát triển giáo dục, theo Người "Giáo dục khơng phát triển thì khơng đủ cán bộ giúp cho kinh tế phát triển" và "Khơng có giáo dục, khơng có cán bộ thì cũng khơng nói gì đến kinh tế, văn hóa" [65, tr.74]. Từ chỗ nhấn mạnh vai trò của giáo dục, Người đặc biệt quan tâm chăm lo bồi dưỡng nhà giáo, vì đây là những người sẽ tham gia vào quá trình đào tạo, “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”. Đánh giá cao sứ mệnh vinh quang của nhà giáo, Người nói: “Khơng có thầy giáo thì khơng có giáo dục” [114, tr.184] và với các thầy cô giáo:

Người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo - là người vẻ vang nhất. Dù tên tuổi không đăng báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anh hùng vơ danh... [117, tr.331].

Chính vì vậy, Người thường nhắc nhở, căn dặn đội ngũ giáo viên “Nhiệm vụ của các cô giáo, thầy giáo rất nặng nề nhưng rất vẻ vang. Muốn làm trịn nhiệm vụ đó thì phải ln ln gương mẫu về mọi mặt, không ngừng bồi dưỡng đạo đức cách mạng, lập trường chính trị; phải ra sức đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ” [117, tr.616]. Trong q trình cơng tác “giáo viên phải chú ý cả tài, cả đức, tài là văn hóa, chun mơn, đức là chính trị. Muốn cho học sinh có đức thì giáo viên phải có đức”, Người đặt ra yêu cầu cho đội ngũ giáo viên: “Thầy giáo, cô giáo phải gương mẫu... Trách nhiệm đó rất là vẻ vang, quan trọng” [115, tr.492]. Đối với Hồ Chí Minh, giáo dục đạo đức khơng thể tách rời giáo dục chuyên môn, nghề nghiệp. Tuy nhiên, trong mỗi loại hoạt động chuyên môn, nghề nghiệp của con người lại có những yêu cầu đạo đức cụ thể nhất định. Những yêu cầu này bị quy định bởi chính tính đặc thù của hoạt động chun mơn, nghề nghiệp, đồng thời, là sự thể hiện đặc thù đạo đức xã hội, đạo đức công dân trong nghề nghiệp đó.

Vì thế, đối với Hồ Chí Minh, giáo dục đạo đức là sự thống nhất giữa giáo dục đạo đức công dân và giáo dục đạo đức nghề nghiệp. Giáo dục đạo

đức công dân hướng đến những chuẩn mực chung như: Trung với nước, hiếu với dân; cần kiệm liêm chính, chí cơng vơ tư; biết đặt lợi ích dân tộc, tập thể lên trên lợi ích cá nhân; khiêm tốn, thật thà, dũng cảm; đoàn kết, nhân ái... Giáo dục đạo đức nghề nghiệp là sự cụ thể hóa giáo dục đạo đức công dân trong từng lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể. Hồ Chí Minh đã cụ thể hóa những yêu cầu, những chuẩn mực đạo đức công dân thành các yêu cầu, các chuẩn mực cụ thể đặc trưng cho ĐĐNN của người giáo viên.

Quán triệt và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về những yêu cầu, chuẩn mực đạo đức nhà giáo, trong giáo dục và bồi dưỡng ĐĐNN cho GVMN ở nước ta hiện nay cần đẩy mạnh hơn nữa việc giáo dục những nội dung cụ thể được xác định trong 10 điều đã quy định tại Quyết định số 16/2008/QĐ- BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về “Đạo đức

nhà giáo”; giáo dục những chuẩn mực đạo đức nhà giáo trong truyền thống

của dân tộc, không ngừng tiếp thu những giá trị chuẩn mực mới trong thế giới, hướng tới xây dựng người GVMN vừa có “đức”, có “tài” hay vừa “hồng”, vừa “chuyên”.

Trước hết, phải giáo dục cho GVMN có phẩm chất yêu thương học sinh, có lịng vị tha, nhân ái, luôn tôn trọng và yêu mến con người, say sưa với sự nghiệp “trồng người”, có tình cảm dân tộc sâu sắc và lịng tự trọng cao. Tình cảm yêu thương, quý mến học sinh phải luôn gắn liền, kết hợp nhuần nhuyễn với sự khiêm tốn, giản dị trong sinh hoạt, trung thực, thẳng thắn, cầu thị. Đây được coi là giá trị đạo đức cao nhất của người GVMN. Luôn thể hiện sự chuẩn mực, tính mơ phạm trong tác phong, lối sống, trong giải quyết các mối quan hệ với mọi người, với công việc, với bản thân mình, nhất là với người học. Trong các mối quan hệ đó cần đặc biệt chú trọng giải quyết mối quan hệ với người học dựa trên nguyên tắc sư phạm và thực hiện “Cần, kiệm, liêm, chính”, “Chí cơng vơ tư”, phải hết lịng vì học sinh thân u “dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt” [118, tr.403].

Giáo viên mầm non phải ln thể hiện sự cần cù, chịu khó, tận dụng tối đa thời gian để học tập, rèn luyện; không ngừng tu dưỡng phẩm chất đạo đức nhà giáo. Thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ: việc gì có lợi cho trẻ mầm non, cho GDMN thì kiên quyết làm và làm trước. Việc gì khơng tốt cho trẻ, cho ngành giáo dục thì kiên quyết bỏ, việc ác dù nhỏ mấy cũng tránh. Xây dựng ý thức kỉ luật, chấp hành, tuân thủ pháp luật của nhà nước, nội quy của ngành giáo dục, của trường mầm non.

Đi đôi với việc rèn luyện đạo đức, phẩm chất nhà giáo; GVMN còn không ngừng học tập nâng cao trình độ chun mơn. Đây là vấn đề quan trọng thứ hai trong nhân cách, đạo đức người giáo viên. Bản thân người giáo viên phải luôn coi trọng bồi dưỡng ý chí, khát vọng, chí hướng vươn lên hồn thiện văn hóa sư phạm, thuần thục kĩ năng, điêu luyện về tay nghề. Kĩ năng ứng xử, văn hóa giao tiếp với trẻ mầm non, sử dụng linh hoạt các phương pháp sư phạm. Phải “cầu tiến bộ luôn luôn, không lúc nào ngừng nghiên cứu, tự luyện, sửa chữa những khuyết điểm” [110, tr.34]. Nâng cao khả năng tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa, giáo dục nhân loại và hội nhập nhanh với nền giáo dục hiện đại của thế giới, có tinh thần đổi mới và kiên định trong điều kiện hội nhập quốc tế. “Cán bộ và giáo viên phải tiến bộ cho kịp thời đại thì mới làm được nhiệm vụ. Chớ tự túc, tự mãn, cho là giỏi rồi thì dừng lại... dừng lại là lùi bước, là lạc hậu, mình tự đào thải trước. Cho nên phải cố gắng học tập để cải tạo mình” [115, tr.489].

Để hình thành người giáo viên mầm non có “đức”, có “tài”, theo Chủ tịch Hồ Chí Mình cần kết hợp các nguyên tắc nhất quán, xuyên suốt quá trình giáo dục, đó là: ngun tắc nói đi đơi với làm, phải nêu gương về đạo đức. Ở đây là sự thống nhất giữa lời nói với việc làm, giữa việc xây dựng các chuẩn mực đạo đức nhà giáo cần hướng tới với quyết tâm thực hiện bằng hành vi đạo đức trong công tác, tránh việc “miệng thì nói dân chủ, nhưng làm việc theo lối quan chủ” [113, tr.176], gương mẫu trong đời sống hàng ngày, trong công việc. Nguyên tắc nguyên tắc xây đi đôi với chống. Nguyên tắc này đòi

hỏi, cùng với việc xây dựng những chuẩn mực ĐĐNN mới phải đồng thời đấu tranh chống lại cái phản giá trị, cái xấu, cái sai; phải coi đây là “cuộc chiến khổng lồ” diễn ra trong ý thức của mỗi giáo viên. Cuối cùng là nguyên tắc rèn

luyện, tu dưỡng đạo đức suốt đời. Mỗi GVMN đều phải rèn luyện, tu dưỡng

suốt đời, bởi lẽ nhân cách khơng phải hình thành một lần là xong. Về điều này, C.Mác từng có nhận xét rất đáng chú ý là, nhà giáo dục cũng cần phải được giáo dục. Điều này có nghĩa phải làm cho mỗi GVMN tự nhận thấy việc trau dồi ĐĐNN là một việc “sung sướng vẻ vang nhất trên đời”, phải coi đây là việc làm thường xuyên gắn liền với các mục tiêu của giáo dục mầm non, đây vừa là trách nhiệm, vừa là nghĩa vụ của đội ngũ này.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non ở việt nam hiện nay (qua khảo sát thực tế một số tỉnh phía bắc) (Trang 120 - 124)