Tầm quan trọng của đạo đức nghề nghiệp đối với giáo viên mầm non

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non ở việt nam hiện nay (qua khảo sát thực tế một số tỉnh phía bắc) (Trang 45 - 51)

thái độ của GVMN nhằm hình thành nhân cách tốt đẹp cho trẻ mầm non.

2.1.3. Tầm quan trọng của đạo đức nghề nghiệp đối với giáo viên mầm non mầm non

Thứ nhất, đạo đức nghề nghiệp có vai trò quan trọng trong việc phát triển, hoàn thiện nhân cách của giáo viên mầm non.

Nhân cách bao gồm hai mặt thống nhất biện chứng với nhau là phẩm chất và năng lực, trong đó “đức” được coi là nền tảng của nhân cách hay là hạt nhân cơ bản của nhân cách, “tài” là các năng lực thích ứng với xã hội của con người, hiệu quả trong một lĩnh vực nào đó của họ. Đạo đức là thành phần cơ bản của nhân cách, phản ánh bộ mặt nhân cách của một cá nhân với tư cách là chủ thể hoạt động trong các quan hệ xã hội. Đạo đức được biểu hiện ở đời sống tinh thần lành mạnh, trong sáng; ở hành động góp phần giải quyết hợp lý, có hiệu quả những mâu thuẫn của cuộc sống. Ở đây, những quan hệ đạo đức được hình thành trên cơ sở con người nhận thức được các yêu cầu đạo đức xã hội và tự nguyện, tự giác thực hiện các yêu cầu đó trong cuộc sống. Điều đó thể hiện tính tích cực xã hội, thơi thúc con người học tập rèn luyện để không ngừng nâng cao phẩm chất, năng lực của mình và hồn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Giáo viên mầm non - người "chiến sĩ trên mặt trận tri thức, khoa học và văn hóa" muốn thực hiện được nhiệm vụ giáo dục của mình cần trau dồi cả "đức" và "tài" hay phẩm chất và năng lực, “chính trị là đạo đức, chuyên mơn là tài. Có tài mà khơng có đức thì hỏng" [115, tr.492]. Phẩm chất là yếu tố nền tảng có ý nghĩa định hướng, định vị cho mỗi người và là một trong những điều kiện chủ quan để phát triển và sử dụng tốt năng lực. Năng lực là yếu tố quan trọng, hữu dụng đối với xã hội, thể hiện tính tích cực xã hội của mỗi cá nhân. Tùy sở trường mà năng lực được thể hiện ở mặt này hay mặt khác. Đối

tượng chăm sóc và giáo dục của GVMN là trẻ em từ 3 tuổi đến 6 tuổi, trẻ chưa tự chăm sóc bản thân mình, phụ thuộc vào sự chăm sóc và giáo dục của cô giáo và nhà trường. Trẻ chưa nhận thức được các hành vi của mình. Trong giai đoạn này, cách hành xử của trẻ dựa trên bản năng, tức là trẻ làm theo những gì bản thân muốn làm, chưa hình thành tư duy lơgic. Do đó, GVMN phải có tính kiên nhẫn trước những hành động non trẻ đó, tỉ mỉ chỉ bảo tận tình, và có những định hướng suy nghĩ đúng đắn cho trẻ. Nếu cô giáo thiếu tôn trọng, thường quát mắng, định kiến với trẻ sẽ làm tổn thương trẻ về mặt tinh thần. Từ đó sự mạnh dạn, hồn nhiên, những xúc cảm tình cảm tích cực sẽ mất dần đi, thay vào đó là cảm giác sợ sệt, mặc cảm, thiếu niềm tin ở chính bản thân. Ở đây, nếu GVMN khơng có một sự phát triển nhất định về nhân cách đạo đức thì họ dễ vi phạm đạo đức nghề giáo, vi phạm lý tưởng mục tiêu “tất cả vì học sinh thân yêu” của mình. Như vậy, cùng một lúc, người GVMN phải hội đủ cả đạo đức và năng lực chun mơn. Chỉ có như vậy, đội ngũ này mới làm tốt được cơng việc và nhiệm vụ của mình, đặt những viên gạch đầu tiên nhằm hình thành nhân cách tốt đẹp cho trẻ. Đúng như L.N.Tônxtôi đã nhận định: “Tất cả những cái gì mà đứa trẻ sẽ có sau này khi trở thành người lớn đều thu nhận được từ trong thời thơ ấu” [165, tr.235].

Trong bài nói chuyện tại Đại hội giáo dục phổ thơng tồn miền Bắc ngày 24/3/1956, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã đề cập sự cao quý của nghề dạy học và trách nhiệm của người thầy:

Nghề của anh chị em gắn liền với cái cao quý nhất của Tổ quốc. Tất nhiên nghề nào cũng quý cả nhưng nghề của anh chị em là nghề đáng yêu nhất. Yêu nghề có thiết tha, liên tục mới quyết tâm vũ trang cho mình về kiến thức đạo đức để làm trịn nhiệm vụ đào tạo con người mới cho Tổ quốc, cho chế độ [53, tr.14].

Chỉ khi nào người giáo viên tự hào về nghề của mình, trân trọng, thiết tha muốn gắn bó cả đời mình với nghề dạy học và dạy người thì khi đó mới tự ý thức và trách nhiệm với nghề.

Chính đạo đức nghề nghiệp là động lực giúp cho người GVMN hăng say học tập, nâng cao trình độ chun mơn, tri thức khoa học; khơng ngừng đổi mới chất lượng giờ giảng, không ngừng sáng tạo làm đồ dùng dạy học giúp trẻ dễ quan sát, nhớ lâu bài học. Bởi vậy, việc phân chia “đức”, “tài” chỉ có ý nghĩa tương đối. Chúng ta sẽ khơng thể hình dung được một cơ giáo mầm non chuẩn mực, khuôn phép về đạo đức mà lại khơng có chun mơn vững vàng; ngược lại, một người GVMN đạt được nhiều danh hiệu thi đua cao quý, nhiều sáng kiến kinh nghiệm trong giảng dạy mà lại là người kém phát triển về đạo đức nhà giáo. Chỉ có tồn tâm, tồn ý, khơng ngừng học tập trau dồi nghề nghiệp, cô giáo mầm non mới thể hiện được đạo đức của mình trong cơng việc. Khi người GVMN tự thấy bổn phận trách nhiệm của mình tất yếu phải ra sức học tập, rèn luyện về đạo đức, phẩm chất, nhân cách, ra sức chống cái dốt, cái lười để nó khơng có cơ hội “ẩn nấp” trong suy nghĩ, hành động của bản thân.

Để làm được điều đó, mỗi nhà giáo một mặt phải biết học tập những giá trị đạo đức truyền thống (ĐĐTT) tốt đẹp làm chuẩn mực cho các tác động sư phạm của mình, mặt khác phải có những tính cách và phẩm chất đạo đức cần thiết, phù hợp với các hoạt động sư phạm. Và chính trong q trình chủ động, tích cực tiếp nhận tự giáo dục, rèn luyện như vậy mà nhân cách người GVMN được hình thành, phát triển, được kiểm chứng, được khẳng định trên thực tế. Theo nghĩa đó, ĐĐNN của GVMN là yếu tố cơ bản hình thành và củng cố nền tảng nhân cách người thầy.

Thứ hai, đạo đức nghề nghiệp là mục tiêu, động lực để giáo viên mầm non vượt qua khó khăn, quyết tâm thực hiện chiến lược "trồng người" trong giáo dục.

Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, ĐĐNN chịu sự ảnh hưởng và tác động của tồn tại xã hội, đồng thời đến lượt nó cũng tác động mạnh mẽ thúc đẩy kinh tế phát triển. Sau hơn 30 năm đổi mới, chuyển sang nền KTTT định hướng XHCN, thực hiện CNH, HĐH, đất nước ta đã có bước phát triển vượt bậc. Từ chỗ khủng hoảng kinh tế - xã hội vào cuối những năm 70, đầu

những năm 80 của thế kỉ trước, đến nay, nước ta đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước phát triển trung bình. Thu nhập bình quân đầu người tăng lên đáng kể, điều kiện sống của nhân dân được sự cải thiện rõ rệt về mọi mặt. Chính sự tiến bộ đó đã đặt ra u cầu rất cao về chất lượng chăm sóc và giáo dục mầm non cũng phải được được nâng lên. Cơng tác xã hội hóa giáo dục mầm non đã dành được sự quan tâm của nhiều tổ chức xã hội. Hàng loạt trường mẫu giáo chất lượng cao ra đời nhằm đáp ứng những địi hỏi cao đó. Tại các trường mẫu giáo cơng, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện đại, thông minh, khu vui chơi của trẻ cũng được quan tâm trang bị đồng bộ. Điều này là một yêu cầu bắt buộc người GVMN luôn không ngừng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, thường xuyên bồi dưỡng trách nhiệm và lý tưởng nghề nghiệp, ĐĐNN để đáp ứng với nhu cầu trên.

Với chủ trương coi giáo dục đào tạo là “quốc sách hàng đầu”, Đảng và Nhà nước ta đã dành nhiều sự ưu đãi cho giáo dục mầm non, Nghị định số 244/2005/QĐ-TTG và Nghị định số 54/2011/ND-CP ra đời nhằm mục đích cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người GVMN. Từ đó, đã giúp cho đội ngũ này yên tâm công tác, dành tất cả sự nhiệt huyết và đam mê của mình cho sự nghiệp giáo dục, không ngừng trau dồi và rèn luyện phẩm chất đạo đức của bản thân, tham gia tích cực đào tạo ra nhiều thế hệ trẻ cho đất nước - những công dân tốt với niềm khao khát, sức sáng tạo, cống hiến làm giàu cho nước nhà.

Bên cạnh sự quan tâm đó, ngành GDMN cịn gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện mục tiêu của mình. Cơ sở vật chất chưa được trang bị đồng bộ, vẫn chủ yếu tập trung ở thành phố, vùng đơng dân; ở miền núi, hải đảo cịn thiếu thốn. Đời sống vật chất của một số GVMN ở nhiều địa phương còn thiệt thòi hơn so với các ngành khác. Sự quan tâm của phụ huynh học sinh đến cơng tác giáo dục và chăm sóc trẻ nhiều nơi cịn lơ là. Đặc biệt, sau hàng loạt vụ bạo hành trẻ em được phản ánh trên các phương tiện thơng tin đại chúng thì dư luận xã hội cịn chưa thực sự tin tưởng hồn tồn vào người

giáo viên. Họ hồ nghi, lo sợ, lựa chọn những trường mầm non điểm, trường quốc tế (dù phải nộp học phí cao) cho con, em mình. Đây là những lực cản lớn đến cơng tác giáo dục và chăm sóc trẻ mầm non. Làm thế nào để tạo sự tin tưởng của xã hội và phụ huynh học sinh. Đó là chỉ bằng hoạt động thực tế và hơn hết cả bằng tấm gương về nhân cách, về đạo đức nghề nghiệp của người GVMN.

Giáo dục đạo đức nghề nghiệp giúp GVMN nhận ra giá trị và ý nghĩa của nghề dạy học mang tính nhân văn sâu sắc, những giá trị nhân đạo hóa con người. Trên cơ sở đó, GVMN sẽ lựa chọn những phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, hình thành niềm tin, lý tưởng nghề nghiệp, định hướng mọi suy nghĩ và hành động của bản thân mình theo tiêu chí tốt đẹp; khắc phục các quan điểm, hành vi, suy nghĩ lệch chuẩn của bản thân; kiên quyết đấu tranh loại bỏ những suy thoái, biến chất về ĐĐNN của GVMN khác; xây dựng những chuẩn mực đạo đức tốt đẹp, văn minh nơi cơng tác.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng: "Có đạo đức cách mạng thì gặp thuận lợi và thành công cũng vẫn giữ vững tinh thần gian khổ, chất phác, khiêm tốn", lo hoàn thành nhiệm vụ "trồng người", không công thần, không quan liêu, khơng kiêu ngạo, hủ hóa" [115, tr.284]. Để có đạo đức nghề nó địi hỏi mỗi người GVMN phải tự tu dưỡng, tự rèn luyện nghiêm túc, bền bỉ, lâu dài. Khi khó khăn, thậm chí thất bại thì khơng mềm lịng, nản chí mà vẫn hăng say cơng việc nghề nghiệp của mình, ln lạc quan tin tưởng vào tiền đồ tươi sáng của dân tộc, của nền giáo dục mầm non nước nhà.

Thứ ba, đạo đức nghề nghiệp có tác dụng giáo dục, nêu gương, xây dựng các giá trị đạo đức mới cho người giáo viên mầm non.

Đầu thế kỉ XX, V.I.Lênin đã đánh giá rất cao sức mạnh của những tấm gương trong việc hình thành hình thức mới của các mối liên hệ xã hội giữa con người với con người. Người xem đó là phương hướng chủ yếu bảo đảm cho sự toàn thắng của đạo đức cộng sản.

Đề cao vai trị này, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng rất nhấn mạnh đến đạo “làm gương”, Người đã nhiều lần khẳng định: “Lấy gương người tốt, việc tốt để hàng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới” [118, tr.558]. Trong giáo dục trẻ em, phương pháp nêu gương có vai trị rất quan trọng, bởi vì “trẻ em hay bắt chước, cho nên thầy giáo, cán bộ phụ trách…phải gương mẫu từ lời nói đến việc làm” [118, tr.77], “học trò tốt hay xấu là do thầy giáo, cô giáo tốt hay xấu” [69, tr.239]. Nhân cách học sinh phản ánh trực tiếp kết quả của quá trình giáo dục của nhà trường, gia đình và xã hội. Người GVMN có đạo đức nghề nghiệp sẽ ln tự soi mình vào, nhắc nhở bản thân, phát huy mặt mạnh, khắc phục mặt yếu, kém; có ứng xử và hành vi phù hợp với chuẩn mực nghề giáo, thống nhất giữa “lời nói với việc làm”, là tấm gương sáng về nhân cách, đạo đức cho trẻ mầm non học tập theo.

Chính đạo đức nghề nghiệp là “bộ lọc” giúp mỗi GVMN lựa chọn, tiếp thu những giá trị tiến bộ, loại bỏ những mặt phản giá trị trong đời sống hàng ngày. Tác động của tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế đã tác động đến các mối quan hệ quốc tế và hội nhập kinh tế giữa các nước, trong đó có Việt Nam. Q trình đó đã làm xuất hiện và thúc đẩy quá trình tác động, xâm nhập lẫn nhau giữa các giá trị, chuẩn mực đạo đức truyền thống và hiện đại, giữa tính dân tộc và tính quốc tế. Những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc có nguy cơ bị lấn át bởi các giá trị ngoại lai. Xu hướng thích nhạc Rap, Rốc đang thịnh hành hơn là nhu cầu thưởng thức hát chèo, hát quan họ, cải lương. Người GVMN cũng chịu nhiều tác động đó. Bởi vậy, giáo dục đạo đức nghề nghiệp giúp người GVMN giữ vững lập trường tư tưởng chính trị, bồi đắp lý tưởng cách mạng, tin tưởng tuyệt đối vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) của dân tộc, khẳng định đó là con đường bách chiến, bách thắng. Xây dựng các phẩm chất đạo đức tốt đẹp của nhà giáo: cần,

kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư, từng bước bồi dưỡng lối sống lành mạnh có văn hóa phù hợp với chuẩn mực đạo đức con người Việt Nam.

2.2. NỘI DUNG NHỮNG CHUẨN MỰC VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non ở việt nam hiện nay (qua khảo sát thực tế một số tỉnh phía bắc) (Trang 45 - 51)