đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non
Trong lịch sử dân tộc, giá trị truyền thống đã trở thành sức mạnh tinh thần ảnh hưởng đến tư duy, nhân cách, đạo đức của con người Việt Nam. Giá trị ĐĐTT Việt Nam bao gồm: lịng u nước, ý chí tự cường dân tộc; tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng dân tộc; đức tính cần cù; lòng nhân ái; tinh thần hiếu học… ĐĐNN của GVMN chịu ảnh hưởng trực tiếp của giá trị ĐĐTT.
Một là, chủ nghĩa yêu nước là "tiêu điểm của mọi tiêu điểm", "giá trị của
các giá trị", là "tư tưởng chủ yếu, là sợi chỉ đỏ xuyên qua toàn bộ lịch sử dân tộc Việt Nam" [58, tr.94], là "động lực tình cảm lớn nhất của đời sống dân tộc, đồng thời là bậc thang cao nhất trong hệ thống các giá trị đạo đức của dân tộc ta" [83, tr.74].
Với người GVMN, khi kế thừa chủ nghĩa yêu nước sẽ giúp bản thân mỗi cơ giáo ln có lịng tự hào dân tộc, tự tơn dân tộc; thêm u q hương, đất nước mình. Chính lịng tự hào lịch sử dân tộc hơn bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, với chiến thắng những kẻ thù sừng sỏ nhất của thế giới đó đã giúp người GVMN kiên quyết đấu tranh chống lại những thế lực phản động trong và ngoài nước để bảo vệ thành quả cách mạng đã đạt được, bảo vệ Đảng, nhà nước về chế độ XHCN, làm tốt trách nhiệm cơng dân, có ý thức pháp luật. Chấp hành nghiêm túc các quy định của ngành, của trường mầm non. Đây cũng là là nền tảng tinh thần định hướng đúng đắn về thế giới quan và nhân sinh quan cách mạng cho GVMN khi tiếp thu các giá trị đạo đức mới từ bên ngồi, làm phong phú nền văn hóa đạo đức Việt Nam.
Hai là, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng dân tộc. Truyền thống yêu
nước của dân tộc cịn gắn bó chặt chẽ với tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng dân tộc. Do luôn phải chống lại thiên tai, giặc ngoại xâm mà nhân dân ta đã "kết thành một khối thống nhất, cùng hoạt động vì mục tiêu chung" [170, tr.328]. Tư tưởng “Bầu ơi thương lấy bí cùng. Tuy rằng khác giống nhưng
chung một giàn” đã trở thành triết lý sống của con người Việt Nam. Trong công cuộc đổi mới ngày nay, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng dân tộc vẫn ln được giữ gìn, phát huy, coi đây là "một truyền thống cực kì quý báu của Đảng và của nhân dân ta [123, tr.25].
Kế thừa truyền thống đoàn kết, ý thức cố kết cộng đồng dân tộc đã giúp người GVMN nhận thức tốt trách nhiệm của mình, ln có ý thức xây dựng tính tập thể của trường, chăm lo khối đoàn kết của tập thể, cộng đồng dân cư; thường xuyên quan tâm, giúp đỡ với các đồng nghiệp cùng tiến bộ.
Ba là, lòng nhân ái, hiếu học. Lòng nhân ái hiểu theo nghĩa chung nhất là
lòng yêu thương con người, sự khoan dung, độ lượng, hướng tới cái thiện, cái tốt. Đây là cái gốc của đạo đức. Bởi khơng có "lịng nhân ái thì khơng thể có lịng u nước, thương nhân dân được" [28, tr.175], “thương người như thể thương thân” yêu thương học sinh, là động lực giúp người GVMN hết lịng chăm sóc, uốn nắn nhằm hình thành nhân cách tốt đẹp ở trẻ.
Tình yêu thương con người, lòng nhân ái giúp định hướng cho người GVMN xây dựng tốt các mối quan hệ từ gia đình, nhà trường, xã hội theo hướng lấy “học sinh làm trung tâm”. Trong gia đình, đó là sự “hiếu thuận” với cha mẹ, thương yêu những người thân. Trong nhà trường đó là chăm chút từng miếng ăn, giấc ngủ cho trẻ mầm non; coi trẻ như chính đứa con ruột thịt của mình, ln khoan dung, vị tha với trẻ. Với cộng đồng xã hội, người GVMN ln đặt trọng “tình làng nghĩa nước” lên hàng đầu.
Tinh thần hiếu học, cần cù sáng tạo trong lao động, học tập - là những phẩm chất tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, nhân tố quan trọng tạo nên bản sắc văn hóa giàu sức sống trí tuệ. Kế thừa truyền thống dân tộc, người GVMN luôn coi trọng việc học, học suốt đời, học "đạo làm người", học ở đồng nghiệp, học mọi lúc, mọi nơi. Sẵn sàng chịu đựng mọi gian khổ, khắc phục khó khăn để vươn lên nắm bắt tri thức mới của nhân loại, đồng thời không ngừng ứng dụng sáng tạo các tri thức đã học được vào trong công việc, trong
cuộc sống của chính mình. Đây cũng là nhân tố giúp GVMN từng bước hoàn thiện năng lực bản thân, bồi đắp lý tưởng nghề nghiệp nhằm phục vụ cho sự nghiệp giáo dục mầm non của đất nước ngày càng tiến bộ hơn.
Tiểu kết chương 2
Giáo viên mầm non là những người làm nhiệm vụ giáo dục, chăm sóc, ni dưỡng trẻ mầm non trong các trường mầm non. Đây là một nghề có tính đặc thù ở thời gian lao động mang tính liên tục, vượt ra ngồi khn khổ của tám giờ hành chính; mơi trường giáo dục là sự tích hợp của môi trường sư phạm và mơi trường gia đình, với sản phẩm lao động là nhân cách, trình độ của người học.
Đạo đức nghề nghiệp của GVMN là hệ thống các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức mà GVMN cần có trong hoạt động giáo dục và chăm sóc trẻ mầm non. Đạo đức nghề nghiệp là mục tiêu, động lực giúp GVMN quyết tâm thực hiện chiến lược "trồng người" trong giáo dục; góp phần nâng cao trình độ của chính đội ngũ này; ngăn chặn sự xuống cấp về đạo đức của một số GVMN hiện nay.
Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non là những nguyên tắc, quy tắc đạo đức cần có của người giáo viên mầm non; là khuôn mẫu để đánh giá, điều chỉnh hành vi đạo đức của đội ngũ này trong giáo dục trẻ mầm non.
Nội dung các chuẩn mực ĐĐNN của người GVMN thể hiện trong mối quan hệ với trẻ mầm non, GVMN vừa là "nhà sư phạm" mẫu mực, vừa như "người mẹ thứ hai" hết lịng chăm sóc trẻ, đồng thời lại là "người bác sĩ" tận tâm, "người cấp dưỡng" cần cù, tận tụy lo lắng cho sức khỏe, bữa ăn của trẻ. Với đồng nghiệp ln đồn kết, thái độ hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm trong cơng việc, hồn thành trách nhiệm của mình, tích cực góp phần vào cơng việc chung của tập thể. Với chính bản thân mình, ĐĐNN của GVMN phải
ln phấn đấu vươn lên, hoàn thiện về phẩm chất đạo đức, nhân cách người giáo viên.
Đạo đức nghề nghiệp của người GVMN hiện nay chịu tác động của nhiều nhân tố. Đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước tạo điều kiện kinh tế, môi trường xã hội, nâng cao vị thế giáo dục, cải thiện đời sống vật chất cho đội ngũ này. Ý thức tự giác không ngừng trau dồi, rèn luyện, học tập của bản thân người giáo viên. Hoạt động của trường sư phạm - cái nôi đào tạo người GVMN, trường mầm non - nơi thực hành chuyên môn, bồi dưỡng đạo đức nhà giáo. Tác động của nền KTTT vừa tạo ra những điều kiện thuận lợi, đồng thời là khó khăn cho ĐĐNN của đội ngũ này. Tác động của dư luận xã hội, những giá trị ĐĐTT dân tộc cũng giúp cho GVMN nâng cao trách nhiệm nhà giáo, hoàn thiện đạo đức nghề đáp ứng nhu cầu mà xã hội và nhân dân đặt ra.
Chương 3
ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON Ở VIỆT NAM HIỆN NAY - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN CƠ BẢN