sách của Nhà nước đối với đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non
Đường lối đúng đắn của Đảng, chủ trương, chính sách của Nhà nước có tác dụng định hướng cho công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp, định hướng cho việc tự giáo dục của bản thân giáo viên mầm non. Xác định giáo dục đào tạo là một trong những lĩnh vực then chốt, có vai trị to lớn trong sự phát triển bền vững của quốc gia, Đảng và Nhà nước ta luôn nêu cao vai trò của giáo dục và đào tạo, khẳng định giáo dục là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực đưa đất nước thốt khỏi đói nghèo, lạc hậu, vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) khẳng định: "Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh. Giáo viên phải có đủ đức, tài" [37, tr.38]. Điều này có nghĩa Đảng và Nhà nước ta luôn tôn vinh nghề dạy học và vị trí cao cả của người thầy, coi người thầy giáo là chiến sỹ cách mạng trên mặt trận tư tưởng - văn hóa. Đó là người truyền thụ cho thế hệ trẻ lý tưởng và đạo đức cách mạng, bồi đắp cho các em nhân cách văn hóa đậm đà bản săc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, dạy cho học sinh có tri thức và kỹ năng lao động nghề nghiệp.
Chỉ thị 40-CT/TW, ngày 15-6-2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “Về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục” cũng nêu rõ: “Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước...” [4, tr.347].
Mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, trình độ
của nhà giáo; thơng qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Những quan điểm này đã đánh dấu một mốc quan trọng trong lịch sử giáo dục nước nhà, chuẩn bị hành trang cho nhân dân ta, đặc biệt là cho thế hệ trẻ, vững bước vào thế kỉ XXI.
Bước vào thời kì đổi mới, Đảng chỉ rõ định hướng phát triển giáo dục và đào tạo không chỉ tạo ra những con người có chuyên mơn tốt, mà cịn phải "có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc" [15, tr.40]. Bởi vậy, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001- 2010 nêu ra nhiệm vụ trong đào tạo giáo viên - cỗ máy cái của nền giáo dục nước nhà - phải quan tâm cả hai mặt trình độ chun mơn và phẩm chất đạo đức, chăm lo giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ này, “phát triển đội ngũ giáo viên, coi trọng chất lượng và đạo đức sư phạm, cải thiện chế độ đãi ngộ... Có cơ chế, chính sách đảm bảo đủ cho các vùng, miền núi cao, hải đảo…” [50, tr.272].
Ngày 11-01-2005, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005-2010” và Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg, ngày 08-9-2006 về “Chống tiêu cực và khắc phục
bệnh thành tích trong giáo dục”. Đồng thời căn cứ vào Quyết định số
3859/QĐ-BGDĐT, ngày 28-7-2006, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động cuộc vận động “Nói khơng với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích
trong giáo dục”, coi đây là khâu đột phá trong năm học 2006 - 2007 để lập
lại trật tự, kỉ cương trong dạy và học, làm tiền đề triển khai những giải pháp khác, khắc phục các yếu kém trong ngành, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.
Để đáp ứng yêu cầu phát triển đội ngũ nhà giáo có đầy đủ phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực nghề nghiệp. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ban hành
Quyết định số 16/2008/QĐ-BGĐT ngày 16-4-2008 về “Quy định về đạo đức
nhà giáo” gồm 4 tiêu chí lớn:
- Phẩm chất chính trị (Điều 3); - Đạo đức nghề nghiệp (Điều 4); - Lối sống, tác phong (Điều 5);
- Giữ gìn, bảo vệ truyền thống đạo đức nhà giáo (Điều 6).
Các văn bản, chỉ thị, nghị quyết trên mang tính chất ngành nghề sâu sắc, phù hợp với yêu cầu khách quan của sự nghiệp giáo dục và đào tạo, với tâm tư, nguyện vọng của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nên đã nhanh chóng phát triển rộng khắp trong đội ngũ nhà giáo và có sức lan tỏa sang các lĩnh vực khác của đời sống xã hội.
Nhấn mạnh vai trò của người GVMN trong giáo dục trẻ mầm non. Đảng và Nhà nước, Bộ GD&ĐT cũng dành sự quan tâm đặc biệt, đòi hỏi yêu cầu cao về đạo đức nghề nghiệp với đội ngũ này. Quy định số 02/2008/QĐ- BGĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ngày 22-1-2008 về “Chuẩn nghề nghiệp
giáo viên mầm non”, trong đó nêu rõ 3 tiêu chí về ĐĐNN như:
- Giáo viên mầm non phải có đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của nhà giáo, có ý thức phấn đấu vươn lên trong nghề nghiệp…
- Khơng có biểu hiện tiêu cực trong cuộc sống, trong chăm sóc, giáo dục trẻ. Khơng vi phạm các quy định về các hành vi nhà giáo không được làm.
- Trung thực trong cơng tác, đồn kết trong quan hệ với đồng nghiệp, được phụ huynh và nhân dân địa phương tin tưởng.
Văn kiện Đại hội XII của Đảng tiếp tục hướng tới mục tiêu: “Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo” và thực hiện “chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo” [52, tr.117].
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo về mọi mặt, đặc biệt là đạo đức nhà giáo nói chung, ĐĐNN của GVMN nói riêng là
vấn đề được Đảng và Nhà nước, các cấp, các ngành hết sức quan tâm. Những quy định về ĐĐNN này là động lực để người GVMN nỗ lực tự rèn luyện phù hợp với cơng tác chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non; đồng thời là cơ sở để đánh giá, xếp loại, giám sát GVMN, nhằm xây dựng đội ngũ nhà giáo có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất và lương tâm nghề nghiệp trong sáng, không ngừng nâng cao chuyên mơn, nghiệp vụ và phương pháp sư phạm, có lối sống và cách ứng xử chuẩn mực, thực sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.