Tác động của nền kinh tế thị trường đến đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non ở việt nam hiện nay (qua khảo sát thực tế một số tỉnh phía bắc) (Trang 68 - 71)

của giáo viên mầm non

Kinh tế thị trường là thành tựu chung của nền văn minh nhân loại, xuất hiện như một yêu cầu khách quan khi mà nền kinh tế hàng hóa phát triển đến giai đoạn cao. Kinh tế thị trường càng phát triển, xu hướng hình thành những mối liên hệ chặt chẽ, tác động qua lại và phụ thuộc lẫn nhau trên tất cả các mặt ở phạm vi toàn cầu của đời sống xã hội càng chặt chẽ với nhau. Đó là nền tảng của sự liên kết kinh tế cùng với sự hình thành các tổ chức, các định chế quốc tế nhằm quản lý và điểu chỉnh các hoạt động mang tính tồn cầu [138, tr.17].

Bởi vậy, chính nền KTTT có vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế, thúc đẩy tiến bộ lịch sử, trong đó nó có tác động mạnh mẽ tới đội ngũ giáo viên và đặc biệt đến ĐĐNN của GVMN, điều này được thể hiện như:

Thứ nhất, ở Việt Nam, nền KTTT đang diễn ra hết sức nhanh chóng và

mạnh mẽ, đem lại hiệu quả to lớn về mọi mặt của đời sống xã hội. Các q trình này đã góp phần giải phóng tiềm năng kinh tế như tài nguyên, vốn, khoa học công nghệ, nguồn lực con người…làm tăng năng suất lao động, tạo ra lượng của cải dồi dào mang lại hiệu quả cao cho xã hội, tạo điều kiện vật chất để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo điều kiện để con người phát triển toàn diện và gia tăng hạnh phúc cho mọi người. Sự thay đổi trong đời sống kinh tế, văn hóa tinh thần theo

hướng ngày càng tốt đẹp hơn, trình độ nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân được nâng lên. Điều này có tác động trực tiếp đến tư duy, quan niệm, cải thiện đời sống vật chất của GVMN. Giáo viên mầm non luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, có niềm tin, lý tưởng nghề nghiệp, lối sống trong sáng, lành mạnh, có trách nhiệm với công việc được giao, hết mực thương yêu học sinh.

Chính sự tiếp cận nhanh chóng và hiệu quả những thành tựu khoa học công nghệ, thông tin giúp cho người GVMN trở nên năng động, nhạy bén, có sự thay đổi tích cực, cởi mở, nhạy bén. Từ đó địi hỏi mỗi người giáo viên phải đẩy mạnh xây dựng đạo đức mới, đạo đức nhà giáo, họ khơng ngừng tự đổi mới, hồn thiện bản thân, có ý thức, quyết tâm nắm bắt khoa học giáo dục để làm tốt công tác "dạy chữ”, “dạy người", mỗi nhà giáo không chỉ là "nhà sư phạm" mà cịn là "nhà mơ phạm".

Thứ hai, sự phát triển khoa học - công nghệ, kinh tế trong điều kiện của

KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay đã đem đến cho các cô giáo mầm non những phương tiện dạy học hiện đại như: máy chiếu, máy tính, camera...hỗ trợ cho quá trình giảng dạy, đem lại kết quả ngày càng cao, tạo điều kiện cho những giáo viên tâm huyết có điều kiện khám phá những lĩnh vực mới, chuyên sâu trong tri thức khoa học. Người GVMN đã biết khai thác, tìm kiếm tư liệu giảng dạy rất dễ dàng từ Internet. Sử dụng thành thạo các phần mềm hỗ trợ giảng dạy. Từ đó kiến thức và kĩ năng sư phạm, khả năng giải quyết các tình huống sư phạm của GVMN được nâng lên rõ rệt. Việc sử dụng các phương tiện giám sát cũng là hình thức ln nhắc nhở GVMN đặt cao chuẩn mực đạo đức nghề với tinh thần “cô giáo như mẹ hiền” trong công tác dạy và dỗ trẻ mầm non.

Bên cạnh những mặt tích cực khơng thể phủ nhận do quá trình đổi mới đem lại, nền KTTT cũng xuất hiện những biểu hiện tiêu cực, tạo nên sự biến đổi mạnh mẽ trong đời sống đạo đức xã hội. Nền KTTT đó "là một thứ tự do

mậu dịch khơng có lương tâm", nó làm cho quan hệ giữa con người "chìm ngập trong băng giá của sự tính tốn vị kỷ". Bởi vì "ngồi lợi ích trần trụi và lối "tiền trao cháo múc" [103, tr.600] thì nền KTTT cũng “lạnh lùng đến vơ tình, sẽ chẳng cịn có mối liên hệ nào khác". Chính điều này đã làm trỗi dậy và tiếp sức cho những ham muốn cá nhân, vị kỷ trước lợi ích vật chất, một chất men kích thích cho nền KTTT lấy lợi nhuận làm thước đo hiệu quả sản xuất kinh doanh, đã làm cho khơng ít người chạy theo lợi nhuận, thúc đẩy việc hình thành, phát triển chủ nghĩa thực dụng, cá nhân vị kỷ, ca ngợi quyền lực vạn năng của đồng tiền, tuyệt đối hóa lợi ích vật chất, ít quan tâm đến lợi ích tinh thần. Vì tiền con người sẵn sàng vi phạm các quy tắc, chuẩn mực đạo đức xã hội: lừa đảo, buôn lậu, làm hàng giả... Những biểu hiện tiêu cực đó ảnh hưởng khơng nhỏ tới GVMN, làm cho một bộ phận GVMN có lối sống chạy theo giá trị của đồng tiền, sẵn sàng bán rẻ nhân cách, lương tâm nhà giáo, thậm chí chà đạp lên nhân phẩm của người khác, “thiếu tu dưỡng bản thân, phai nhạt lý tưởng, mất cảnh giác, giảm sút ý chí, kém ý thức tổ chức kỉ luật, sa đọa về đạo đức và lối sống” [36, tr.137], "đã giẫm nát mọi giá trị đạo đức của dân tộc và nhân loại" [136, tr.17], hình thành lối sống vị kỉ, bàn quan; vô cảm trước nỗi đau của học sinh và những hoàn cảnh bất hạnh trong cộng đồng xã hội; tình trạng bạo lực học đường có xu hướng tăng lên. Tinh thần yêu nghề, đạo đức nghề nghiệp cần có đang dần bị mất đi. Điều này đi ngược trở lại với mục tiêu, lý tưởng nghề nghiệp của giáo dục mầm non.

Như vậy, vấn đề xây dựng ĐĐNN của GVMN đang diễn ra rất phức tạp, là cuộc đấu tranh gay gắt giữa hai cách sống: một bên sống có lý tưởng, trung thực, có ý thức chăm lo sự nghiệp giáo dục với một bên là lối sống thực dụng, dối trá, ích kỉ, cơ hội, hám lợi. Có thấy được các yếu tố này, chúng ta mới có cách xem xét đúng đắn từ đó đề ra các phương hướng, giải pháp khắc phục những mặt tiêu cực tác động đến ĐĐNN của GVMN, phát huy mặt tích cực của nó trong cơng tác giáo dục đạo đức cho đội ngũ này.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non ở việt nam hiện nay (qua khảo sát thực tế một số tỉnh phía bắc) (Trang 68 - 71)