Phát huy tính tự giáo dục, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non ở việt nam hiện nay (qua khảo sát thực tế một số tỉnh phía bắc) (Trang 139 - 142)

nghiệp của giáo viên mầm non

Giáo dục là q trình hai mặt, một mặt đó là tác động từ bên ngoài vào đối tượng giáo dục; mặt khác thông qua sự tác động này làm cho đối tượng tự biến đổi bản thân mình, tự hồn thiện mình lên qua giáo dục. Tự giáo dục là một yếu tố tồn tại cơ bản của quá trình giáo dục, tuy là mặt thứ hai của quá trình giáo dục nhưng tự giáo dục dường như có ý nghĩa quyết định đến kết quả của toàn bộ sự nghiệp giáo dục, thể hiện trình độ cao của sự phát triển nhân cách, đạo đức con người. Có thể nói, khơng thể có một nhân cách tốt đẹp, đạo đức trong sáng nếu xem nhẹ tự giáo dục.

Quá trình tự giáo dục đạo đức nghề nghiệp của người GVMN có một vị trí đặc biệt khơng thể thay thế. Nếu nhìn nhận tồn bộ q trình giáo dục đạo đức cho người giáo viên theo nghĩa rộng như một lộ trình thì tự giáo dục là giai đoạn kết thúc; hiệu quả của giai đoạn này đánh dấu hiệu quả của toàn bộ q trình. Bởi lẽ, giáo dục dù tồn diện và được đẩy mạnh đến đâu cũng chỉ vạch ra được đường hướng, thúc đẩy việc nhận thức và chuyển hóa những yêu cầu xã hội thành sức mạnh cá nhân, nghĩa là chuyển hóa thành tri thức, lí tưởng, niềm tin, động cơ và năng lực thực tiễn của người được giáo dục. Việc chủ động hay không chủ động, tích cực hay khơng tích cực và khả năng tự chuyển hóa của người được giáo dục lại phụ thuộc vào chính những năng lực hiện có của họ. Ðiều đó cho thấy, tự giáo dục là q trình tự thân vận động, địi hỏi chủ thể của nó tức là người GVMN phải có một nghị lực, ý chí quyết tâm cao, có khát vọng chiến thắng bản thân, vượt lên trên những hạn chế của bản thân, phấn đấu cho sự tiến bộ.

Nhà giáo dục học Nhật Bản T.Makiguchi đã nói: "Cuộc sống con người là một quá trình tạo ra giá trị"; đồng thời "qua quá trình sáng tạo, nhân phẩm cũng được hình thành", "giáo dục con người hướng tới mục tiêu đó" [147,

tr.132]. Để tự giáo dục đạo đức của người giáo viên có đạt kết quả cao, bản thân họ phải nhận thức được tầm quan trọng các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp trong các mối quan hệ; phải có lí tưởng sống cao đẹp, vì sự nghiệp “trồng người”, có khát vọng và trách nhiệm phục vụ nghề giáo; biết khép mình vào kỉ luật, để sống, học tập và lao động, công tác theo những nguyên tắc, những chuẩn mực, những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của cộng đồng, xã hội.

Mỗi người phải không ngừng sáng tạo, nâng cao hiệu quả của tự giáo dục; như V.I.Lênin nhấn mạnh: Trong giáo dục cộng sản phải làm cho mỗi người "biết tự tạo ra những quan điểm cộng sản", "tự giáo dục hình thành những người cộng sản" [92, tr.366]. Nói cụ thể hơn, quá trình tự giáo dục đạo đức của người GVMN cũng chính là q trình họ chủ động và tích cực học hỏi, rèn luyện và vươn lên, kiên quyết đấu tranh, loại bỏ với những hành vi, ý thức tiêu cực, ủng hộ mạnh mẽ những mặt tích cực. Địi hỏi người GVMN phải có niềm tin, ý chí và quyết tâm để vượt lên chiến thắng chính mình, nếu khơng sẽ khơng thể vượt qua những cám dỗ tầm thường. Điều này sẽ đảm bảo cho họ luôn chủ động trong mọi cơng việc của mình, tin tưởng vào kết quả của bản thân. Qua đó cịn tạo cho họ xác lập được vị thế trong xã hội, tự tin với bản thân và những cơng việc được giao phó để tiếp tục sáng tạo, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm trước tập thể.

Sinh thời, khi nhấn mạnh vai trị phải khơng ngừng nâng cao hiểu biết, cố Tổng bí thư Lê Duẩn đã khẳng định: "Phải có tri thức khoa học thì mới làm chủ được xã hội và thiên nhiên, mới hoàn thành được sự nghiệp cải tạo XHCN và xây dựng CNXH" [27, tr.70]. Nhà tương lai học hiện đại người Mỹ Alvin Toffler cũng kết luận rằng "tri thức là sự giàu có", "tri thức có tính chất lấy khơng bao giờ hết" [154, tr.41]. Điều này cho thấy, mỗi người giáo viên vần chủ động chiếm lĩnh những đỉnh cao tri thức, nâng cao trình độ chuyên môn. tự ý thức, nghiên cứu học tập.

Cùng với quá trình tự học về trình độ chun mơn, tự giáo dục về đạo đức cá nhân theo các chuẩn mực xã hội, về ĐĐNN cũng là một yêu cầu đặc biệt cần thiết của người GVMN, phải thường xuyên, suốt đời. Theo Hồ Chí Minh, ở trong mỗi con người ai cũng có điểm mạnh, điểm yếu. Hai mặt này luôn mâu thuẫn và đấu tranh gay gắt với nhau. Cuộc đấu tranh đó là “trường kỳ và gian khổ”. Do không chú ý điều này nên có người ở trong hồn cảnh này thì tốt, nhưng sang hồn cảnh khác khơng tiếp tục phấn đấu, rèn luyện lại rơi vào chủ nghĩa cá nhân, thối hóa, biến chất. Bởi vậy, Người căn dặn đối với người cách mạng nói chung, người GVMN nói riêng, việc tu dưỡng ĐĐNN phải thường xuyên suốt đời, kiên trì, bền bỉ, khơng được chủ quan, tự mãn, thông qua hoạt động thực tiễn, trong công việc, trong các mối quan hệ của mình. Việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức phải được thực hiện rộng rãi trong tất cả các mối quan hệ xã hội của người giáo viên.

Công tác giáo viên và mẫu giáo có khác nhau nhưng cùng chung một mục đích đào tạo “những người công dân tốt, cán bộ tốt cho Tổ quốc” [115, tr.509]. Bởi vậy, GVMN phải tu dưỡng tính gương mẫu về đạo đức, về hành vi, về những điều mình dạy cho trẻ mầm non. Mỗi người GVMN phải luôn tâm niệm rằng: “dạy các cháu thì nói với các cháu chỉ một phần, cái chính là phải làm cho các cháu nhìn thấy, cho nên những tấm gương thực tế là rất quan trọng. Muốn dạy trẻ em thành người tốt thì trước hết các cơ, các chú phải là người tốt” [115, tr.331]. Khi mỗi người giáo viên ý thức về sự gương mẫu của mình tức là đang tự hồn thiện mình. Xây dựng tình thân ái với học sinh; đồng thời dạy dỗ trẻ tình nhân ái, biết yêu thương với những người xung quanh, biết đoàn kết, chia sẻ với bạn bè, thầy cô.

Để khuyến khích nâng cao tính tự giáo dục, tu dưỡng, rèn luyện ĐĐNN cho GVMN cần tập trung vào một số vấn đề sau:

Một là, xây dựng kế hoạch và nghiêm túc thực hiện tinh thần tự giác rèn

luyện, học tập các chuẩn mực ĐĐNN khoa học, hợp lý; kết hợp đúng đắn giữa học và hành. Phải hiểu được động cơ, mục đích, thái độ đúng đắn trong

rèn luyện ĐĐNN, phát huy cao độ tính tự chủ, tự giác, độc lập, vượt qua khó khăn gian khổ. Học các chuẩn mực ĐĐNN, bồi dưỡng và thực hành các chuẩn mực này trong dạy học và chăm sóc trẻ mầm non. Nhiệm vụ học tập, rèn luyện của đội ngũ này chỉ hoàn thành khi họ biết chuyển kế hoạch đã xác định thành những việc làm cụ thể. Bởi lẽ hiệu quả của việc rèn luyện này phụ thuộc vào chính người giáo viên.

Hai là, gắn việc tự giác rèn luyện, phát huy tính sáng tạo với việc thực

hành và giải quyết những vấn đề do thực tiễn giảng dạy của người GVMN đặt ra. Quá trình tự giác học tập, rèn luyện chỉ thực sự đạt hiệu quả khi người GVMN biết kết hợp lý luận gắn liền với thực tiễn. Đây là quá trình biến những điều đã học, nhận thức thành hiện thực, là sự tiến hành trong thực tiễn các hoạt động theo những cách thức đã chọn lựa, điều này thể hiện đặc sắc nét "cái tôi" của mỗi người GVMN. Chỉ có gắn liền với việc giải quyết các tình huống sư phạm trong giáo dục trẻ thì người GVMN mới thêm hiểu và nhớ sâu sắc các chuẩn mực ĐĐNN cần có trong dạy học. Từ đó giúp họ định hướng được yêu cầu tất yếu của công tác rèn luyện, tự giáo dục đạo đức của bản thân mình, tức là "phải có sự kết hợp giữa nhận thức và thực tiễn" [89, tr.233]. Bởi

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non ở việt nam hiện nay (qua khảo sát thực tế một số tỉnh phía bắc) (Trang 139 - 142)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)