Các chuẩn mực đạo đức của giáo viên mầm non trong quan hệ với đồng nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non ở việt nam hiện nay (qua khảo sát thực tế một số tỉnh phía bắc) (Trang 57 - 58)

với đồng nghiệp

Trong quan hệ với đồng nghiệp, giáo viên mầm non phải luôn chân thành, giúp đỡ lẫn nhau, ý thức tập thể đoàn kết phấn đấu vì lợi ích chung. Đây là một trong những yêu cầu, phương diện biểu hiện của đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ này.

Khi nói đến phẩm chất đạo đức này của nhà giáo, Chủ tịch Hồ Chí Minh ln nhấn mạnh: trong môi trường sư phạm, vai trị của sự đồn kết có giá trị cao. Đồn kết sẽ tạo ra bầu khơng khí vui vẻ, thoải mái, kích thích sự khám phá sáng tạo trong giảng dạy và nghiên cứu, đồng thời tạo ra môi trường thi đua lành mạnh, phát huy được khả năng của cá nhân và sức mạnh của cộng đồng, cống hiến cho sự nghiệp giáo dục. Chính vì vậy, Người ln giáo dục tinh thần đồn kết trong đội ngũ thày giáo, cơ giáo; coi đây là phẩm chất đạo đức quan trọng của người thầy.

Trong Điều 5, chương II của “Chuẩn nghề nghề nghiệp giáo viên mầm non” cũng quy định GVMN phải đoàn kết với mọi thành viên trong trường, không phân biệt chức vụ, địa vị cơng tác; có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp trong các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ. Người đồng nghiệp đầu tiên mà GVMN cần phải đồn kết nhằm xây dựng bầu khơng khí thân thiện, hịa nhã chính là người chị, người bạn, người cùng chia sẻ nhiệm vụ chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non trong lớp dạy của mình. Mối quan hệ này có tốt đẹp hay khơng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường giáo dục, đến nhân cách của trẻ mầm non mà người giáo viên chủ nhiệm. Giáo viên mầm non cần thẳng thắn trao đổi, ln có ý thức cầu thị học hỏi những kinh nghiệm giảng dạy, học tập với các đồng nghiệp chủ nhiệm chung để xây dựng phương pháp giáo dục tốt nhất phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí trẻ mầm non trong lớp dạy của mình. Tơn trọng kĩ năng, kinh nghiệm và những đóng góp của đồng nghiệp đi trước; có thiện chí, giải quyết, hỗ trợ về mọi vấn đề trong quá trình làm việc chung. Coi trọng việc chia sẻ thông tin với đồng nghiệp. Trong q trình đó đạo đức người giáo viên được hình thành và củng cố vững chắc. Đó cịn là một giá trị, một động lực giúp họ vươn lên

hồn thiện bản thân mình hơn, xứng đáng với nghề nghiệp được xã hội tôn vinh “nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”.

Mỗi GVMN cần phải thấy mình có trách nhiệm chung phấn đấu vì những giá trị trong nghề nghiệp. Đó là lịng nhân ái, lương tâm trong sáng, tinh thần tương trợ, tính khiêm tốn, sự nhã nhặn, quan tâm lẫn nhau... Xây dựng quan hệ bình đẳng, trung thực với đồng nghiệp, không phân biệt đối xử về vị trí cơng tác giữa các thành viên, không đố kị, kèn cựa địa vị, không để những định kiến làm ảnh hưởng đến công việc chung; luôn ân cần giúp nhau xây dựng tập thể trường vững mạnh, tiên tiến. Không tự đề cao mình, hạ thấp đồng nghiệp trước phụ huynh học sinh. Đoàn kết phải thực sự, chân thành "thực sự trăm phần trăm, chứ khơng phải đồn kết miệng", "đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ", mạnh dạn phê bình và thật thà phê bình [63, tr.1]. Tinh thần đồn kết của người GVMN được thể hiện qua việc trao đổi về chuyên môn, kinh nghiệm giảng dạy, phối hợp trong quản lí, giáo dục học trị, giúp đỡ nhau trong cuộc sống hàng ngày.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non ở việt nam hiện nay (qua khảo sát thực tế một số tỉnh phía bắc) (Trang 57 - 58)