VIỆT NAM HIỆN NAY
Nhìn nhận việc nâng cao ĐĐNN cho người giáo viên mầm non gắn liền với chiến lược phát triển ngành giáo dục - đào tạo ở nước ta hiện nay, một số cơng trình chú ý nhiều đến những quan điểm, những giải pháp mang tính định hướng tổng thể, cụ thể như:
Đề tài KX. 04-06 do tác giả Phạm Tất Dong chủ nhiệm (được viết thành sách "Trí thức Việt Nam thực tiễn và triển vọng") [25], sau khi nghiên cứu
một cách tổng thể tầng lớp tri thức Việt Nam, chỉ ra vai trò, nhiệm vụ quan trọng của tri thức giáo dục đại học trong việc đào tạo tri thức mới, bồi dưỡng và phát triển nhân tài cho đất nước. Đề tài hướng tới giải pháp: "Nếu có chính sách đào tạo đúng đắn thì đội ngũ tri thức có nguồn bổ sung phong phú và do đó chất lượng đội ngũ tri thức sẽ phát triển không ngừng" [25, tr.140]. Đồng thời kết luận: "Đầu tư cho việc xây dựng đội ngũ tri thức phải là một xu hướng ưu tiên" [26, tr.161]… Bởi vậy, việc xây dựng chính sách phát triển giáo dục - đào tạo khả thi, chính sách sử dụng và đãi ngộ đối với trí thức đúng đắn là một trong những giải pháp nhằm phát triển nguồn lực con, trong đó có xây dựng đội ngũ GVMN và hệ thống chuẩn mực ĐĐNN cho đội ngũ này nói riêng.
Cuốn sách "Giáo dục nhân cách đào tạo nhân lực" của Phạm Minh Hạc [66]; cuốn “Những vấn đề chiến lược phát triển giáo dục trong thời kì cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Giáo dục mầm non” của tác giả Đặng Bá Lâm
[88]. Đứng dưới góc độ các nhà quản lí, đào tạo nhân lực và giáo dục nhân cách là những biện pháp vừa cấp thiết, vừa lâu dài, có liên quan chặt chẽ với nhau. Vấn đề đào tạo nhân lực cần được xem xét một cách tổng thể, toàn diện bao gồm: đào tạo mọi cấp học, các loại hình đào tạo, đào tạo chuyên sâu, đào tạo nhân tài. Đào tạo phải chú ý cả hình thức, nội dung, số lượng lẫn chất lượng của con người, tức là tất cả những vấn đề liên quan tới thể
chất, tinh thần, sức khỏe, trí tuệ, năng lực, kỹ năng nghề nghiệp chuyên môn. Cùng với đào tạo nhân lực, giáo dục nhân cách giữ một vị trí, vai trị hết sức quan trọng, là mục tiêu, nhiệm vụ cơ bản của giáo dục. Các tác giả khẳng định, làm được việc đó cần thực hiện tốt khẩu hiệu "giáo dục cho mọi người và mọi người làm giáo dục"; coi giáo dục mầm non là bước nền tảng đầu tiên khi giáo dục con người. Toàn dân, toàn Đảng, các cấp, các ngành, các đoàn thể phải dấy lên một cao trào học tập và thực sự làm tốt công tác giáo dục; kết hợp chặt chẽ giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội - tất cả vì một mơi trường giáo dục lành mạnh. Thầy cơ giáo cần làm gương cho học sinh, tự hoàn thiện nhân cách bản thân, nêu cao trách nhiệm trước thế hệ trẻ, trước đất nước. Thực hiện các chính sách riêng cho giáo dục mầm non. Tất cả chung sức thực hiện nhiệm vụ cơ bản, mục tiêu cao nhất của giáo dục là "dạy người", là giáo dục nhân cách, bắt đầu một thời kỳ phát triển mới của nền quốc học nhân dân của đất nước ta.
Cuốn sách "Đạo đức xã hội ở nước ta hiện nay - Vấn đề và giải pháp" của tác giả Nguyễn Duy Quý [136] đã phác họa một cách trung thực, khá toàn diện toàn cảnh bộ mặt đạo đức XHCN ở Việt Nam trên cả hai phương diện tích cực và tiêu cực. Khi sử dụng những số liệu điều tra xã hội học phong phú, có tính thuyết phục, tác giả đã làm rõ thực trạng đạo đức của cán bộ, đảng viên, công chức, thanh niên trong lao động, trong gia đình. Những yếu kém biểu hiện trong quản lý kinh tế và xã hội, việc buông lỏng kiểm tra giám sát các hoạt động sản xuất, kinh doanh, các lĩnh vực công tác tổ chức và cán bộ… đã tạo nên mặt trái của nền KTTT. Do pháp luật không đầy đủ, đồng bộ, kém hiệu lực đã dẫn đến một bộ phận cán bộ, cơng chức thối hóa, biến chất. Giáo dục đạo đức bị xem nhẹ, thậm chí có lúc bỏ trống, đã lấn át và làm xói mịn các giá trị tinh thần, làm hủy hoại nhân cách [136, tr.2]. Để khắc phục được vấn đề trên, theo tác giả cần có các phương hướng và giải
pháp xây dựng đạo đức xã hội theo hướng "…cần phải có một hệ thống các giải pháp mang tính tổng thể, đồng bộ về nhận thức, quan điểm, kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục…" [136, tr.282].
Cuốn sách "Văn hóa đạo đức ở nước ta hiện nay - Vấn đề và giải pháp" của tác giả Lê Q Đức, Hồng Chí Bảo (chủ biên) [55] đã nghiên cứu tác động của nền KTTT tới biến đổi các giá trị chuẩn mực văn hóa đạo đức, trên bình diện tích cực được biểu hiện là "tính năng động và tích cực cơng dân được phát huy, sở trường và năng lực cá nhân được khuyến khích. Khơng khí dân chủ trong xã hội tăng lên" [55, tr.87]; hình thành lối sống lao động, hay đó là đặc trưng lao động và thái độ lao động của lối sống. Con người được coi có đạo đức, có tinh thần yêu nước phải là người có năng lực để lao động tự giác, làm việc hết mình vì trách nhiệm với mình và với xã hội. Đồng thời với bình diện tiêu cực phải nói tới:
Ảnh hưởng tiêu cực của chủ nghĩa cá nhân và sự suy thối nhân tính trong quan niệm sống và lối sống đang có chiều hướng gia tăng trong xã hội ở các tầng lớp, các đối tượng khác nhau… Việc đề cao lợi ích, trước hết là lợi ích là lợi ích vật chất cũng như ý thức về cá nhân với những nhu cầu riêng, cá tính riêng được kích thích phát triển [55, tr.101].
Từ thực trạng trên, tác giả xây dựng các giải pháp cơ bản để giải quyết vấn đề tồn tại trên: Xây dựng mơ hình xã hội - kinh tế là cơ sở vật chất của nền kinh tế, xóa bỏ cơ chế “xin - cho”, xác định nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế; giải quyết các vấn đề xã hội như đảm bảo nguyên tắc cơng bằng xã hội, giải quyết chính sách tiền lương, tác giả coi đây là vấn đề “nhạy cảm” vì khơng xử lý tốt vấn đề này sẽ dễ nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực, cần có chế độ đãi ngộ riêng cho những nhà chuyên môn giỏi, nhà khoa học đầu ngành; chấn hưng nền giáo dục - đào tạo, coi đầu tư cho con
người là đầu tư “thông minh và bền vững nhất”, tăng ngân sách đầu tư cho hai lĩnh vực giáo dục - đào tạo và y tế để từng bước hiện đại hóa các cơ sở giáo dục, y tế, trả lương tương đối cao cho thầy giáo, thầy thuốc.
Cuốn sách: “Xây dựng đạo đức mới trong nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa” của tác giả Trịnh Duy Hưng [81], đã phân tích sâu
sắc tác động của nền KTTT đối với đạo đức và các chuẩn mực đạo đức cơ bản. Theo tác giả, để khắc phục những tác động tiêu cực, phát huy những mặt tích cực của nền KTTT đối với nền đạo đức xã hội hiện nay cần phải tiến hành đồng bộ các biện pháp: Một là, đẩy mạnh hơn nữa việc xây dựng và
hoàn thiện nền KTTT định hướng XHCN nhằm xác lập cơ sở kinh tế vững chắc và nhân văn cho việc sự phát triển của đạo đức. Hai là, đẩy mạnh dân chủ hóa xã hội gắn liền với giữ nghiêm kỉ cương xã hội làm cơ sở cho nền đạo đức mới. Ba là, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục đạo đức trong phạm vi toàn xã hội, chú trọng xây dựng chương trình, phương pháp, hình thức giáo dục đạo đức cho cả thầy giáo và học sinh [81, tr.218].
Cuốn sách: "Vấn đề giáo viên - Những nghiên cứu lí luận và thực tiễn" của tác giả Trần Bá Hồnh [75]. Dưới góc độ của một nhà sư phạm, tác giả đã phân tích vai trị của người giáo viên trước thềm thế kỉ XXI đó là "lực lượng cốt cán biến các mục tiêu giáo dục thành hiện thực, giữ vai trò quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục", vị trí ngành sư phạm trong hệ thống giáo dục quốc dân, làm rõ được đặc điểm lao động của người giáo viên khác với các ngành khác về mục tiêu, đối tượng, chất lượng giáo dục. Trên tính đặc thù đó, nhân tố cơ bản cần có ở mỗi thầy cô giáo: thế giới quan cách mạng, lòng say mê nghề nghiệp, lịng u thương học sinh vơ bờ bến; đó chính là sức mạnh nội tâm, là phẩm chất đạo đức cao quý, đặc trưng cho nhân cách nhà giáo. Đặc biệt, trên cơ sở so sánh kinh nghiệm đào tạo giáo viên các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Philippin…tác giả suy nghĩ về định
hướng chiến lược phát triển khoa học giáo dục, đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên.
Khi đề xuất các giải pháp cụ thể để nâng cao đạo đức người giáo viên, các tác giả Nguyễn Thị Thu Hà với bài viết "Những giải pháp chủ yếu để
nâng cao đạo đức nhà giáo theo tư tưởng Hồ Chí Minh" [61]; bài viết "Xây dựng đội ngũ nhà giáo vì sự phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay" của Lê Thị Thu Huyền [80]; bài viết "Kinh tế thị trường và đạo đức người thầy hiện nay" của Nguyễn Thanh Bình [10]; tác giả Nguyễn Văn Tỵ
với bài "Nâng cao đạo đức nghề nghiệp của nhà giáo trong tình hình hiện
nay" [166]; bài viết "Rèn luyện nhân cách nhà giáo theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay" của tác giả Nguyễn Văn Công [22]. Các
bài viết trên đều cho rằng để nâng cao đạo đức nhà giáo cần thực hiện một cách đồng bộ, toàn diện các giải pháp: những điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi cho sự hình thành và phát triển đạo đức người thầy trong điều kiện hiện nay; kế thừa và đổi mới các chuẩn mực đạo đức người thầy truyền thống đáp ứng yêu cầu của KTTT định hướng XHCN và cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) trong đó lấy đạo đức mới, đạo đức Hồ Chí Minh là nền tảng, kim chỉ nam, phương châm của mọi hành vi đạo đức; đẩy mạnh việc nghiên cứu và xây dựng hệ chuẩn mực đạo đức người thầy mới đáp ứng các yêu cầu CNH, HĐH; tạo dư luận xã hội tốt, ủng hộ những giá trị truyền thống tốt đẹp của người thầy, cần chú trọng làm tốt việc nêu gương "người tốt, việc tốt"; tích cực xây dựng lập trường, bản lĩnh chính trị; có xu hướng nghề nghiệp rõ ràng; nêu cao tinh thần trách nhiệm, dạy thực chất, học thực chất, kiểm tra đánh giá kết quả thực chất.
Tác giả Phạm Thị Loan trong bài "Tư tưởng Hồ Chí Minh về đội ngũ
giáo viên và vận dụng trong công tác xây dựng đội ngũ giáo viên mầm non"
[97]. Từ việc nghiên cứu tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ giáo viên: tầm quan trọng của người giáo viên trong hệ thống giáo dục
quốc dân; mối quan hệ giữa đức và tài, tinh thần đoàn kết, phát huy dân chủ là yêu cầu cốt lõi trong nhân cách của đội ngũ này. Quán triệt lời dạy đó, theo tác giả cần xây dựng chuẩn mực đạo đức GVMN theo các nội dung: trung với nước, hiếu với dân; yêu thương con người; cần, kiệm, liêm, chính…Yêu cầu đặt ra cho đội ngũ này phải hiểu vai trò giáo dục mầm non; nắm chắc được định hướng đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp chăm sóc - giáo dục trẻ; thực hiện đổi mới công tác bồi dưỡng hè, bồi dưỡng thường xuyên; củng cố, nâng cao chất lượng đào tạo trong các trường sư phạm, các khoa đào tạo GVMN; xây dựng và hồn thiện chế độ chính sách đãi ngộ phù hợp với năng lực công tác của đội ngũ này.
Đề cập các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao ĐĐNN cho GVMN có Nghị định số 244/2005/QĐ-TTG và Nghị định số 54/2011/ND-CP về chế độ phụ cấp ưu đãi, chế độ thâm niên cho nhà giáo, hướng tới xây dựng đời sống vật chất ổn định cho người giáo viên mầm non. Đặc biệt Quyết định số 1677/QĐ- TTg ngày 03/12/2018 của Thủ tướng chính phủ về “Đề án phát triển Giáo dục
mầm non giai đoạn 2018 - 2025”. Trong đề án mục tiêu xây dựng cơ sở vật chất,
nâng cao trình độ chuyên môn, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức là vấn đề được quan tâm hàng đầu đối với giáo viên mầm non. Đó cũng chính là động lực mạnh mẽ góp phần thúc đẩy việc nâng cao ĐĐNN của GVMN đạt kết quả cao, xứng đáng là đội ngũ vừa “hồng”, vừa “chuyên” đáp ứng yêu cầu sự nghiệp giáo dục và đào tạo.
Qua nghiên cứu, cho thấy chưa có một cơng trình khoa học chun sâu nào nghiên cứu về những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho giáo viên mầm non. Tuy nhiên, những cơng trình nêu trên sẽ là những tư liệu khoa học quý giá để tác giả luận án đề ra phương hướng và xây dựng những giải pháp nhằm nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho giáo viên mầm non ở Việt Nam hiện nay.