Về các chuẩn mực đạo đức của giáo viên mầm non biểu hiện trong quan hệ với phụ huynh học sinh, cộng đồng và xã hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non ở việt nam hiện nay (qua khảo sát thực tế một số tỉnh phía bắc) (Trang 93 - 94)

trong quan hệ với phụ huynh học sinh, cộng đồng và xã hội

Khi tham gia sinh hoạt cộng đồng, có những cơ giáo cịn thờ ơ, khơng tự giác nhận thức trách nhiệm của mình đối với địa phương nơi cư trú. Họ tỏ ra thái độ miễn cưỡng trước yêu cầu của cộng đồng, hưởng ứng qua loa, đại khái, dồn trách nhiệm cho người khác. Sống trong sự nể trọng của mọi người, họ có thái độ kênh kiệu, xem thường người khác, có những hành vi thiếu văn hóa, đạo đức trong nói năng, đối nhân xử thế. Họ không chủ động gần gũi, động viên, thăm hỏi, chia sẻ những mất mát hi sinh của những gia đình chính sách xã hội, những mảnh đời neo đơn. Thậm chí, một số lãnh đạo quản lý trường mầm non còn bao che, dung túng những vi phạm đạo đức của giáo viên, nhưng lại thiếu độ lượng trước những vi phạm của trẻ, phụ huynh. Thái độ đó đã khơng tạo dựng được niềm tin của quần chúng nhân dân vào người GVMN. Những biểu hiện của lối sống này đã làm mất đi sự kính trọng và tin yêu của nhân dân, học sinh dành cho đội ngũ GVMN.

Hiện nay, ở nhiều nơi đặc biệt là ở các thành phố lớn hiện tượng một số ít GVMN có lối sống bng thả, không trong sáng, thiếu lành mạnh trong các mối quan hệ cá nhân gây ảnh hưởng xấu tới hình ảnh nhà giáo mẫu mực trong truyền thống của dân tộc ta.

Mặt khác, khi nắm giữ vị trí là cán bộ quản lý trong trường mầm non nhưng một số hiệu trưởng đã tìm cách tham ơ, tham nhũng từ việc thu các khoản phí khơng minh bạch như: việc Hiệu trưởng trường mầm non giả

chữ ký cha mẹ học sinh thu sai, thu trái quy định… làm giàu cho cá nhân. Đây là những sự việc vi phạm đạo đức đặc biệt nghiêm trọng của lãnh đạo nhiều trường mầm non. Những mất mát về kinh tế do thiếu trách nhiệm của các cô giáo mầm non nắm giữ cương vị là người đứng đầu một ngôi trường giáo dục và chăm sóc trẻ mầm non biểu hiện sự xuống cấp về ĐĐNN của đội ngũ này.

Một cuộc hội thảo "Phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục" được tổ chức tại Hà Nội năm 2010 với sự tham gia của các chuyên gia giáo dục đến từ nhiều nước trên thế giới đã đưa ra các quan điểm đáng chú ý về thực trạng này. Giáo sư Ables, chuyên gia Thụy Điển đã phát biểu: "Ngành giáo dục giống như một cơ thể ốm yếu, bệnh tham nhũng trong giáo dục giống như là một căn bệnh ung thư". Cũng trên diễn đàn này, Bộ trưởng giáo dục Phạm Vũ Luận đã phát biểu: "Giáo dục khác với các lĩnh vực khác, vừa bị chi phối bởi dư luận xã hội, vừa bị chi phối bởi đạo đức, mà đạo đức là kết quả của cả quá trình giáo dục từ gia đình, nhà trường, đến xã hội, nó hình thành rất lâu" [84]. Tổng kết các hành vi tham nhũng từ năm 2006 đến 2010 có 8 trường hợp vi phạm điển hình. Điều này cho thấy đây là căn bệnh trầm kha, gây nhiều hệ lụy cho cả xã hội trong bối cảnh hiện nay ở nước ta.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non ở việt nam hiện nay (qua khảo sát thực tế một số tỉnh phía bắc) (Trang 93 - 94)