3.2.1. Nguyên nhân của những thành tựu trong đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non ở Việt Nam hiện nay của giáo viên mầm non ở Việt Nam hiện nay
Thứ nhất, sự chủ động về mặt nhận thức và trách nhiệm của các chủ thể giáo dục về tầm quan trọng của ĐĐNN đối với GVMN.
Giáo dục là một hoạt động quan trọng đối với việc hình thành nhân cách con người. Các chủ thể giáo dục như Đảng, Nhà nước, Sở GD - ĐT, phòng GD - ĐT, nhà trường sư phạm, trường mầm non có chức năng giáo dục giúp cho người GVMN hình thành, hồn thiện nhân cách, có lối sống trong sáng, lành mạnh, lý tưởng cao đẹp. Kết quả của sự giáo dục này tác động trực tiếp đến tính cách, lối ứng xử, hành vi, là hành trang để người giáo viên mang theo suốt cuộc đời. Thơng qua giáo dục, GVMN có nhận thức đúng, tự điều chỉnh các chuẩn mực đạo đức của mình phù hợp với yêu cầu chung của xã hội.
Một là, Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản thực sự
quan tâm đến việc giáo dục ĐĐNN cho GVMN.
Có thể nói, xây dựng ngành giáo dục mầm non và phát triển đội ngũ GVMN vừa "hồng" vừa "chuyên" luôn được Đảng ta quan tâm. Để thực hiện mục đích cao đẹp đó, Đảng và Nhà nước ta coi việc phát triển ngành giáo dục mầm non, xây dựng đội ngũ GVMN là nhiệm vụ và là một phương diện hữu cơ của sự nghiệp xây dựng CNXH, xây dựng con người XHCN. Giáo dục và bồi dưỡng đạo đức nhà giáo cho người GVMN được đặt trong khuôn khổ chung những chính sách và pháp luật liên quan đến chiến lược phát triển
ngành giáo dục mầm non, được thực hiện thông qua quản lý nhà nước đối với ngành GDMN.
Qua các kì Đại hội của Đảng đều khẳng định việc phải chăm lo bồi dưỡng lý tưởng, xây dựng chuẩn mực đạo đức nhà giáo cho đội ngũ những người làm công tác giáo dục là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của việc phát triển giáo dục đào tạo. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã nhấn mạnh công tác giáo dục giá trị đạo đức trong tình hình mới. Cụ thể vấn đề này Chỉ thị 34-CT/TW ngày 30/5/1998 của Đảng đã chỉ ra mục tiêu để tăng cường cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng, rèn luyện đạo đức cách mạng trong đội ngũ giáo viên, học sinh, sinh viên, và công nhân viên ở các trường học phải:
Xây dựng đội ngũ giáo viên thực sự là những chiến sĩ trên mặt trận giáo dục, là tấm gương sáng về đạo đức nhân cách cho học sinh, sinh viên noi theo, bồi dưỡng ý thức tự giác, rèn luyện phẩm chất chính trị và nhân cách [39, tr.202].
Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI (2013) của Đảng tiếp tục quan tâm đến việc giáo dục chính trị, tư tưởng, hồn thiện nhân cách người giáo viên:
Coi trọng cơng tác phát triển đảng, cơng tác chính trị, tư tưởng trong các trường học, trước hết là trong đội ngũ giáo viên... Cấp ủy trong các cơ sở giáo dục - đào tạo phải thực sự đi đầu đổi mới, gương mẫu thực hiện và chịu trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân về việc tổ chức thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục, đào tạo [48, tr.126]. Nghị quyết Trung ương 4 khóa 12 chỉ ra các giải pháp cụ thể của cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên trong đó có một bộ phận GVMN: "Chú trọng xây dựng hệ thống chuẩn mực các mối quan hệ của cán bộ, đảng viên với tổ chức đảng và với nhân dân…có cam kết rèn luyện, giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống" [51, tr.37].
Hai là, Nhà nước cũng ban hành những bộ luật, văn bản dưới luật rất cụ
coi trọng việc giáo dục ĐĐNN cho GVMN. Luật Giáo dục năm 2005 có các điều khoản: điều 15; điều 72; điều 73; Điều 75: quy định chi tiết vai trò, trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn của nhà giáo; những hành vi nhà giáo không được làm trong đó có GVMN; Luật Viên chức năm 2010 quy định tại điều 16, điều 17 chỉ ra nghĩa vụ của viên chức trong hoạt động nghề nghiệp, điều 19 về những điều viên chức không được làm. Tất cả các quy định này đều nhấn mạnh tầm quan trọng của ý thức, hành vi, quan hệ giữa cá nhân (viên chức) trong quan hệ với công việc, đồng nghiệp, tức là một biểu hiện của đạo đức nghề nghiệp.
Nhà nước cũng ban hành các văn bản chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho GVMN như: Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg, Nghị định 06/2018/NĐ-CP ban hành ngày 5/1/2018 nhằm hỗ trợ các giáo viên hợp đồng lao động trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập được hưởng chế độ tương đương như giáo viên là viên chức, hỗ trợ giáo viên vùng khó khăn học tiếng của người dân tộc thiểu số 450.000đồng/tháng. Điều này thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước đối với giáo dục mầm non, tạo sự tin tưởng, yên tâm công tác, chăm lo bồi dưỡng đạo đức của người GVMN.
Bộ GD&ĐT đã phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành đưa ra nhiều chủ trương, biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho người GVMN được rèn luyện phẩm chất đạo đức, trình độ chun mơn của mình. Chuẩn nghề nghiệp GVMN ra đời theo quyết định 02/2008/QĐ-BGDĐT, Thông tư liên tịch 20/2015/TT-BGDĐT-BNV với Điều 3 quy định tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của GVMN. Đây không chỉ là cơ sở đểxây dựng, đổi mới mục tiêu, nội dung đào tạo, bồi dưỡng GVMN ở các cơ sở đào tạo GVMN, mà còn giúp GVMN tự đánh giá năng lực nghề nghiệp, xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chun mơn, nghiệp vụ; hình thành bộ tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại GVMN hàng năm.
Dưới tác động của nền KTTT và tồn cầu hóa đến việc suy thoái về đạo đức của một bộ phận cán bộ đảng viên trong xã hội trong đó có đội ngũ
GVMN, Bộ GD&ĐT đã kịp thời có những Thông tư và Chỉ thị nhằm điều chỉnh hoạt động của ngành, qua đó nâng cao ĐĐNN cho GVMN. Chỉ thị 8077/CT-BGDĐT ngày 21/12/2007 về "Tập trung kiểm tra, chấn chỉnh vi phạm đạo đức nhà giáo" với mục đích "đảm bảo thực hiện các quy định về đạo đức nhà giáo trong toàn ngành, tăng cường công tác xây dựng đội ngũ nhà giáo có bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, có lối sống và phong cách ứng xử chuẩn mực"; mới nhất là Chỉ thị số 1737/CT- BGDĐT ngày 07/05/2018 về việc "Tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo" đã xác định rõ nhiệm vụ của người giáo viên là "phải có ý thức và trách nhiệm giữ gìn hình ảnh, uy tín, danh dự người thầy, luôn "tự soi", "tự sửa"; thường xuyên học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh".
Ba là, sự chủ động của các trường sư phạm và trường mầm non trong
việc nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho người giáo viên mầm non.
Cùng với các chủ thể khác, nhà trường sư phạm có vai trị to lớn đối với việc nâng cao ĐĐNN cho sinh viên mầm non. Nhà trường là cái nôi nuôi dưỡng đạo đức và trí tuệ, là nơi thiết kế nên những mơ hình nhân cách lý tưởng cho sinh viên. Trách nhiệm của nhà trường là phải làm cho các giá trị, chuẩn mực, nguyên tắc đạo đức trở thành nhu cầu, niềm tin, khát khao bên trong của sinh viên, giúp cho hành vi chuyển từ tự phát sang tự giác.
Tại các trường sư phạm hiện nay đã thường xuyên cập nhật, đổi mới nội dung, chương trình, giáo trình, hình thức đào tạo GVMN; gắn yêu cầu kiến thức, nghiệp vụ sư phạm với năng lực, phẩm chất nghề nghiệp cho sinh viên mầm non theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, chuẩn nghề nghiệp giáo viên và yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thơng mới. Lồng ghép các phẩm chất đạo đức nhà giáo vào trong nội dung học phần các mơn học, đặc biệt là các mơn Lí luận Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Giáo dục học mầm non, Tâm lý lứa tuổi mầm non, Vệ sinh và dinh dưỡng cho trẻ... Từ đó, mỗi sinh viên mầm non nhận thấy tầm quan trọng
của việc rèn luyện phẩm chất đạo đức nhà giáo đáp ứng cho công việc giáo dục trẻ mầm non.
Vận dụng tốt nguyên tắc lí luận gắn liền với thực tiễn của chủ nghĩa Mác - Lênin, cũng như thấy được vai trò của thực tiễn trong việc bổ sung, hồn chỉnh lí luận; các trường sư phạm đã phối hợp với các đơn vị trong trường như: Đoàn thanh niên, Hội sinh viên... tổ chức tọa đàm theo chủ đề, xây dựng các hoạt động ngoại khóa, thường xuyên đưa sinh viên mầm non xuống thực hành tại các trường mầm non (mỗi năm 2 tháng) để rèn kĩ năng sư phạm, kĩ năng ứng xử, giải quyết tình huống sư phạm, qua đó bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp, lòng yêu nghề, yêu trẻ mầm non cho các em.
Thứ hai, sự tích cực chủ động, tự giác của bản thân người GVMN trong việc hình thành các phẩm chất ĐĐNN.
Đứng trước yêu cầu phát triển của đất nước, sự kì vọng của nhân dân vào ngành giáo dục mầm non, GVMN không chỉ chịu sự tác động một chiều từ các chủ thể giáo dục mà họ ln phát huy tính chủ động trong kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức người thầy giáo trong lịch sử dân tộc, tự giác rèn luyện chuyên môn, lối sống đúng với chuẩn mực đạo đức của người giáo viên nhân dân.
Một là, đa số GVMN đều nhận thức được tầm quan trọng của nghề nghiệp,
yêu nghề và yêu trẻ.
Có thể khẳng định rằng, nghề GVMN vẫn có sức hấp dẫn so với nhiều ngành nghề khác trong điều kiện nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta hiện nay. Người giáo viên đã và đang công tác trong ngành vẫn luôn cảm nhận được giá trị cao quý của nghề nghiệp, có ý thức trân trọng, giữ gìn truyền thống "tôn sư trọng đạo" tốt đẹp vốn có của dân tộc. Mỗi người GVMN luôn ghi nhớ lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Làm mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ. Muốn làm được thế thì trước hết phải yêu trẻ....Dạy trẻ cũng như trồng cây non. Trồng cây non được tốt thì sau này cây lên tốt. Dạy trẻ nhỏ tốt thì sau này các cháu thành người tốt" [115, tr.509]. Họ đã nhận thức được tính chất đặc thù và yêu cầu nghề nghiệp đòi hỏi phải có các phẩm chất đạo
đức cần thiết. Qua phát phiếu khảo sát 384 GVMN với câu hỏi: “Những lí do để lựa chọn nghề giáo viên mầm non?”
1. Do yêu thích trẻ em: 73,1%
2. Nghề phù hợp với bản thân: 45,5%
3. Do có năng khiếu với nghề GVMN: 36,4%
4. Được tăng lương và có biên chế: 32,6% [Phụ lục 2].
Từ kết quả khảo sát trên ta thấy, lòng yêu thương trẻ em được người GVMN đặt ở vị trí thứ nhất trong những lí do lựa chọn nghề, điều đó cho thấy họ đã có sự định hướng nghề nghiệp đúng đắn, biết tự đánh giá chính xác những năng lực của bản thân có thể đáp ứng tốt với yêu cầu nghề nghiệp.
Đội ngũ GVMN trên khắp mọi miền của Tổ quốc luôn tự hào về nghề nghiệp của mình. Có tới 88,73% [Phụ lục 2] các cơ giáo đều khẳng định nghề giáo là một nghề rất cao q, vẫn được đặt ở vị trí, vai trị hàng đầu trong bậc thang so sánh của xã hội ta. Những giáo viên được hỏi đều trả lời trong bất cứ điều kiện kinh tế, xã hội nào thì vẫn quyết tâm giữ gìn hai phẩm chất quan trọng nhất của người thầy là: yêu nghề và yêu trẻ. Chính niềm tin sư phạm sâu sắc này là động lực giúp các cô hoàn thành nhiệm vụ trong những điều kiện hết sức khó khăn. Nhiều cơ giáo đã là tấm gương sáng để các đồng nghiệp noi theo về tinh thần tự học, tự nâng cao trình độ.
Giáo viên mầm non đã chủ động tham gia các khóa học ngoại ngữ theo chuẩn, các lớp ứng dụng công nghệ thông tin, lớp bồi dưỡng giáo dục hòa nhập, chủ động cập nhật kiến thức mới, thực tiễn xã hội, tự tin vươn lên trong thời kì mới. Đây cũng là lực lượng tích cực đấu tranh bài trừ những hủ tục lạc hậu, văn hóa phẩm độc hại, hành xử hung bạo, thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm với cộng đồng, qua đó góp phần định hướng giá trị chân - thiện - mỹ cho con người.
Hai là, GVMN luôn đề cao tinh thần vượt khó, hăng say rèn luyện, tự
giác trong học tập và nghiên cứu khoa học.
Đội ngũ GVMN hiện nay ngày càng nhận thức rõ vai trò của tri thức khoa học, đã chủ động tích cực học tập, nghiên cứu khoa học, tích lũy tri thức
đóng góp cho cơng cuộc đổi mới đất nước. Qua khảo sát điều tra cho thấy 79,6% GVMN có quan điểm học để lấy kiến thức; 72,1% học để đóng góp và cống hiến cho xã hội; 66,8% học để có nghề tốt và thu nhập cao [Phụ lục 2]. Số lượng GVMN được khen thưởng, đạt danh hiệu nhà giáo ưu tú ngày càng nhiều như: năm học 2014 - 2015 có 35 cá nhân, tập thể trường mầm non được UBND tỉnh Quảng Ninh khen thưởng [144]; có 4 GVMN của thành phố Hà Nội được trao tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú [145]. Như vậy, thấy phần lớn các GVMN đã xác định động cơ học tập đúng đắn, đều khẳng định học tập là con đường tốt nhất để rèn luyện chuyên môn và đạo đức tiến bộ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội hiện nay. Nhiều tấm gương vượt lên số phận, say mê học tập và nghiên cứu khóa học đã trở thành niềm khích lệ cho các thế hệ GVMN trẻ sau này như: cô Hoàng Thị Thắm trường mầm non Hoa Sữa, Hoành Bồ, Quảng Ninh đã chống chọi 7 năm với căn bệnh ung thư vẫn hồn thành chương trình đại học mầm non, nhiều năm liền là chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, được Bộ GD&ĐT trao tặng huy chương vì sự nghiệp giáo dục.
Thứ ba, các trường mầm non đã chủ động đổi mới nội dung, hình thức nhằm nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho giáo viên mầm non.
Một là, việc lồng ghép giáo dục ĐĐNN thông qua những phong trào chính trị - xã hội thực tiễn.
Những năm gần đây công tác giáo dục đạo đức, tư tưởng chính trị nói chung và ĐĐNN nói riêng ln được Đảng ta quan tâm, lồng ghép vào các phong trào chính trị - xã hội nhằm trang bị cho đội ngũ giáo viên những nội dung về lẽ sống, chuẩn mực đạo đức của người thầy. Tuy nhiên để những tri thứ đó trở thành niềm tin, tình cảm, ý chí, hành động địi hỏi chính đội ngũ này phải bám sát thực tế và sự kết hợp của nhiều hoạt động khác. Không phải ngẫu nhiên V.I.Lênin cho rằng:
Cơ sở của đạo đức cộng sản là cuộc đấu tranh để củng cố và hồn thành cơng cuộc xây dựng chủ nghĩa cộng sản. Đó chính là lời giải đáp về vấn đề phải học tập chủ nghĩa cộng sản như thế nào. Chúng ta không tin vào việc rèn luyện, giáo dục và học tập nếu những việc
đó chỉ đóng khung trong nhà trường và tách rời cuộc sống sơi nổi [91, tr.320].
Với lí do đó mà việc tổ chức thường xuyên các chương trình, các phong trào hoạt động một cách có kế hoạch, hợp lí nhằm nâng cao ĐĐNN cho GVMN được xem là việc làm quan trọng, cần thiết và có ý nghĩa to lớn trong điều kiện xã hội đang có sự biến đổi thang giá trị đạo đức như hiện nay. Điều quan trọng là thông qua các phong trào này, người GVMN biết "nội tâm hóa" các hệ giá trị,