non biểu hiện trong quan hệ với bản thân mình
Một là, một số GVMN chưa thực sự n tâm tại nơi cơng tác của mình.
Trong quan niệm của người Việt Nam, người thầy giáo đại diện cho sự chuẩn mực về đạo đức, lối sống, ứng xử, được cả xã hội tôn vinh và kính trọng. Trong mối quan hệ với xã hội, người giáo viên vẫn được coi là lực lượng tiên phong đi đầu trước sự đổi mới của đất nước; nhưng có một thực tế với tâm lí ngại khó, ngại khổ khi bị phân cơng cơng tác đến những vùng khó khăn, họ tìm đủ mọi cách chạy vạy, xin xỏ để về các thành phố lớn, thành thị trung tâm. Lí tưởng nghề nghiệp, lòng yêu nghề, yêu trẻ phần nào xa rời họ, thay vào đó là lối sống vị kỉ, chỉ nghĩ cho riêng mình, có lợi cho bản thân. Họ thiếu nhiệt tình trong các cơng tác thiện nguyện, chăm sóc những người neo đơn,
gia đình chính sách, đồng bào vùng sâu, vùng xa. Thực tế là chỉ những người trẻ tuổi mới tích cực trong công tác này, một phần do chưa bị tác động nhiều bởi cơ chế thị trường, chưa có vị trí trong chun mơn, phần do bị ép buộc khi tham gia các cơng tác đồn thể. Bởi vậy, dù được tổ chức đi giúp đỡ bà con, vừa khám phá vùng đất mới không xác định gắn bó lâu dài tại đó. Sự đóng góp về chun mơn của các cô tại đây chưa tạo ra bước phát triển đột phá của những vùng đất nghèo khó đó.
Hai là, một số GVMN hiện nay có biểu hiện ngại học tập, thiếu tích cực
trong rèn luyện nghề nghiệp, kết quả hồn thành nhiệm vụ chun mơn được giao còn thấp. Qua khảo sát có 40,8% GVMN xếp nghề dạy học vào danh sách những nghề có thu nhập thấp, nhàm chán bên cạnh các nghề: quản lí văn hóa, thư viện [Phụ lục 2]. Khi được hỏi vẫn còn 57/384 (chiếm 14,84%) muốn thay đổi công việc, ân hận khi đã lựa chọn nghề dạy học [Phụ lục 2].
Ba là, nhận thức của một số GVMN còn chưa thật sâu sắc về vai trò của
đạo đức nghề nghiệp đối với hoạt động GDMN. Từ hạn chế nhận thức vấn đề trên dẫn đến trong giáo dục và chăm sóc trẻ mầm non, trong hoạt động chuyên môn, họ chưa thực hiện đúng các chuẩn mực, nguyên tắc về đạo đức nghề nghiệp. Hành vi, ý thức và quan hệ đạo đức còn bị lệch chuẩn. Cá biệt có người quan niệm trong thời gian công tác tại các trường mầm non chỉ là bước đệm, chỉ lấy việc hồn thành nhiệm vụ chun mơn là chính, cịn tự học, tự giáo dục, rèn luyện nâng cao ĐĐNN là không quan trọng. Khi được hỏi về tầm quan trọng của của việc nâng cao ĐĐNN còn 25% ý kiến cho là bình thường, 1,7% cho là khơng quan trọng [Phụ lục 2].
Trên đây là những vấn đề hết sức cơ bản về cả hai phương diện những kết quả đạt được và chưa được của việc thực hiện các chuẩn mực ĐĐNN của GVMN ở Việt Nam hiện nay. Chúng tồn tại trong mối quan hệ đan xen, tác động biện chứng qua lại lẫn nhau. Trong đó, những kết quả tích cực của việc thực hiện các chuẩn mực ĐĐNN của GVMN đã đạt được là chủ đạo. Tuy
nhiên, trong quá trình thực hiện các chuẩn mực ĐĐNN, một số GVMN vẫn tồn tại những thiếu sót, khuyết điểm về ý thức, hành vi, quan hệ đạo đức. Mặc dù đây chỉ là những hiện tượng mang tính nhỏ lẻ, song nếu các cấp quản lý, trường mầm non không phát hiện kịp thời, thiếu các biện pháp quản lý, giáo dục, chính sách phù hợp thì sẽ ảnh hưởng khơng tốt đến chất lượng, hoạt động nâng cao ĐĐNN của GVMN ở Việt Nam hiện nay.
3.2. NGUYÊN NHÂN CỦA THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ TRONG ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON Ở VIỆT NAM HIỆN NAY