Tác động của dư luận xã hội đến đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non ở việt nam hiện nay (qua khảo sát thực tế một số tỉnh phía bắc) (Trang 71 - 73)

viên mầm non

Dư luận xã hội là một hiện tượng tinh thần trong đời sống xã hội, nó có thể thu hút sự đồng tình của đơng đảo quần chúng nhân dân về một vấn đề nào đó trong xã hội, hoặc quay lưng, lên án nếu vấn đề đó khơng phù hợp với các chuẩn mực xã hội.

Có nhiều định nghĩa khác nhau về dư luận xã hội, nhưng trong đó định nghĩa được nhiều nhà tư tưởng đồng tình nhất, coi dư luận xã hội là tập hợp

các ý kiến, thái độ có tính chất phán xét, đánh giá của các nhóm xã hội hay của xã hội nói chung trước những vấn đề mang tính thời sự, có liên quan tới lợi ích chung, thu hút được sự quan tâm của nhiều người và được thể hiện trong các nhận định hoặc hành động thực tiễn của họ.

Để hiểu một cách sâu sắc hơn về dư luận xã hội với tư cách một hiện tượng thuộc lĩnh vực tinh thần của đời sống xã hội, ta thấy, về hình thức biểu

hiện, dư luận xã hội có thể được biểu hiện dưới cả ba hình thức là phán xét

mô tả, phán xét chế định và phán xét đánh giá; về đối tượng, chỉ những sự kiện, hiện tượng xã hội thu hút được sự quan tâm, chú ý của nhiều người, có liên quan đến lợi ích của họ mới có khả năng trở thành đối tượng của dư luận xã hội; về chủ thể, dư luận xã hội bao gồm mọi luồng ý kiến, luồng ý kiến của đa số cũng như luồng ý kiến của thiểu số. Ở đây, đối tượng phán xét của dư luận xã hội là các chuẩn mực ĐĐNN cần có của GVMN.

Về mặt tích cực: dư luận xã hội là sản phẩm đặc biệt của quá trình giao tiếp xã hội. Trên cơ sở phán xét, đánh giá, đồng tình hay lên án các hoạt động sư phạm của GVMN trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non; dư luận xã hội nêu ra các chuẩn mực ĐĐNN cần có của người GVMN, những việc nên hay khơng nên, góp phần chuyển giao những phẩm chất đạo đức tốt đẹp trong truyền thống dân tộc để hoàn chỉnh hiện tại. Thông qua dư luận xã hội, GVMN sẽ tự điều chỉnh được các hành vi đạo

đức của mình phù hợp với chuẩn mực xã hội; phát huy mặt mạnh, tự hoàn thiện, hạn chế những khuyết điểm của bản thân. Bằng việc phê phán gay gắt những hành vi lệch chuẩn ĐĐNN của GVMN, hoặc phát hiện ngăn chặn kịp thời những trường hợp GVMN vi phạm ĐĐNN, dư luận xã hội đã định hướng cho cộng đồng dân cư tham gia đấu tranh phòng chống các biểu hiện tiêu cực trong giáo dục, đào thải khỏi ngành những GVMN không đạt chuẩn về ĐĐNN.

Mặt khác, đặc điểm cơ bản của dư luận xã hội là tính lan truyền. Dư luận xã hội là sản phẩm của tư duy phán xét, là sự thể hiện quan điểm, thái độ của các cá nhân trước các hoạt động sư phạm của GVMN. Dư luận xã hội lan truyền càng rộng thì càng có xu hướng thống nhất về nội dung các phán xét, đánh giá, càng làm cho mọi người trong xã hội nhận thức sâu sắc hơn những giá trị đạo đức, các chuẩn mực đạo đức nhà giáo của GVMN. Vì vậy, với vai trò phổ biến, tuyên truyền của dư luận xã hội còn giúp các tầng lớp dân cư thấy rõ được tầm quan trọng của việc hoàn thiện, trau dồi đạo đức người thầy trong giáo dục trẻ mầm non.

Bên cạnh đó, khi dư luận xã hội tham gia vào đánh giá, phán xét một hành vi vi phạm ĐĐNN của GVMN có tính kiểm soát cao; đặc biệt việc sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng xã hội, Internet… tính trung thực và độ tin cậy chưa cao, khi chưa sự kiểm chứng của các cơ quan có trách nhiệm nên rất dễ lái vấn đề theo hướng chủ quan của người đưa tin, phản ánh sai lệch vấn đề, gây hiểu lầm cho cộng đồng dân cư, tạo áp lực lớn về tinh thần, tạo sự căng thẳng mệt mỏi cho quá trình rèn luyện ĐĐNN của bản thân đội ngũ GVMN.

Bởi vậy, việc phát huy vai trị tích cực của dư luận xã hội, hạn chế mặt trái của vấn đề này có vai trị dẫn dắt, định hướng người GVMN n tâm cơng tác, thiết tha với sự nghiệp “trồng người”, hướng tới xây dựng các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cần có của chính lực lượng này.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non ở việt nam hiện nay (qua khảo sát thực tế một số tỉnh phía bắc) (Trang 71 - 73)