Ở nước ta, nhà trường là mơi trường giáo dục chính quy của học sinh. Với mục tiêu "…đào tạo con người Việt Nam phát triển tồn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" [135], nhà trường được coi là một trong những tổ chức chính thống của xã hội có chức năng giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ.
Thứ nhất, trường sư phạm với vai trò đào tạo theo hướng tăng cường
năng lực thực tiễn cho sản phẩm của nhà trường.
Sinh viên sư phạm mầm non là người được đào tạo để trở thành thầy cô giáo mầm non tương lai - những người đảm nhận vị trí hết sức quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Để trở thành những nhà giáo vừa "hồng", vừa "chuyên", sinh viên sư phạm phải trau dồi tri thức khoa học, đồng thời thường xuyên rèn luyện tu dưỡng đạo đức. Đặc biệt, GVMN trong dạy học và trong giáo dục dùng nhân cách của chính mình để tác động vào học sinh. Dùng nhân cách để giáo dục nhân cách. Sinh viên ngành giáo dục mầm non sẽ là những nhà giáo góp phần thúc đẩy sự nghiệp giáo dục của đất nước phát triển.
Trường sư phạm có trách nhiệm đào tạo ban đầu và đào tạo lại đội ngũ GVMN, do đó chất lượng GVMN thể hiện chất lượng của chính hệ thống sư
phạm này. Đào tạo ban đầu tạo ra chất lượng nền của GVMN để họ bước vào hoạt động nghề nghiệp. Ngoài ra, đào tạo ban đầu còn chi phối chất lượng hoạt động lâu dài của GVMN, chất lượng bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của họ nữa. Để đáp ứng vai trị đó, "đào tạo ban đầu cần cung cấp cho GVMN những tri thức, kĩ năng, đặc biệt những yêu cầu cơ bản về đạo đức, nhân cách người thầy đủ để tổ chức và thực hiện thành cơng nhiệm vụ chăm sóc, ni dưỡng và giáo dục trẻ từ 3 tuổi đến 6 tuổi" [62, tr.11]; đồng thời đào tạo ban đầu tạo điều kiện để GVMN có thể tiếp tục rèn luyện nhằm phát triển và hoàn thiện các phẩm chất đạo đức nhà giáo, tạo cho GVMN nhu cầu học bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn của mình.
Thứ hai, trường mầm non là nơi thực hành ĐĐNN của người GVMN.
Chất lượng giáo dục mầm non phần lớn phụ thuộc vào giáo dục trẻ mầm non. Vì trẻ ở lứa tuổi này rất non nớt, thơ ngây, từng ngày, từng giờ học làm người. Trong trường mầm non, cơ giáo giữ vai trị chủ đạo nghĩa là chủ động tạo ra môi trường giáo dục kích thích làm nảy sinh nhu cầu phát triển mới, tập luyện và giáo dục trẻ vươn lên những tiến bộ mới, từng bước hình thành và phát triển nhân cách ở trẻ.
Nhà trường có vai trị là nơi giúp người giáo viên thực hành và rèn luyện phẩm chất đạo đức nhà giáo của mình. Dựa theo chuẩn nghề nghiệp GVMN, trường MN đánh giá GVMN và yêu cầu cụ thể của thực tế công việc tại cơ sở trên các mặt phẩm chất, kiến thức, kĩ năng, tìm ra những điểm hạn chế về ĐĐNN so với yêu cầu mới của thực tế để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng định kỳ thường xuyên hoặc bồi dưỡng thông qua hướng dẫn GVMN thực hiện cơng việc chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục trẻ hàng ngày.